[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.


Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.


Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở văn Miếu-Quốc Tử GIám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.


Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng.

Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.



Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.


Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính đi phu...) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.


Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.


Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần


Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu VN tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Việc canh phòng và cảnh giác về vấn đề biên cương rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại.



Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ.


Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương gọi là chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có giặc ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.


Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh thuỷ binh tượng binh kị binh. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc.


Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nam tiến

Vua Chiêm Thành là Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựađến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long.


Quân đội nhà Lê thời Thánh Tông đã được xây dựng rất hùng mạnh. Tháng 10/1470 năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh và thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành.


Tháng 3/1471,kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận.


Vua Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan.


Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua nhà Minh sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu.


Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sát nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. THáng 6/1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.


 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
651
Động cơ
375,177 Mã lực
Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê (1428-1527), được thành lập sau khi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh.


Tiếp nối nhà Lê sơ và sự là nhà Mạc (1527-1593) và sự phục hưng của nhà Lê không lâu sau, gọi là Lê Trung hưng (1533-1789).


Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các vua Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục thi cử, quân sự...



Nước Đại Việt chưa bao giờ cường thịnh bằng thời này.

Iem thấy cụ hình như lấy lộn cái bản đồ rồi thì phải, đây là bản đồ của những người phương tây đầu tiên sang Việt Nam thì phải ( khu vực Sài Gòn, Châu Đốc - An Giang, Phú Tiên vẫn để là của Cam, chưa sát nhập vào Việt Nam). Em dự là bản đồ thời chúa Nguyễn Phúc Lan.
Nhà Lê giỏi lắm cũng chỉ ăn được 1 ít mép cái Cochinchina trong này thôi.
Còn cường thịnh thì em chưa biết dựa theo tiêu chí gì, nhưng nếu theo kiểu bá quyền thì thời Minh Mạng hoành tráng hơn: nước to hơn ( gấp đôi), đi đô hộ thằng khác ( Cam), sát nhập tạm thời một thằng khác ( Nam Lào).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bồn Man, lãnh thổ gồm miền tây Nghệ An, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Sơn La ngày nay, trước đây đã xin nội thuộc Đại Việt, đổi thành châu Quy Hợp dưới quyền các tù trưởng họ Cầm, sau đó đổi thành phủ Trấn Ninh, và đặt quan phủ huyện để trị vì.



Nay Cầm Công, với sự giúp đỡ của người Lão Qua, bèn đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân chống giữ với quan quân.


Quân Đại Việt tiến đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công cũng tử trận.


Sau đó, Thánh Tông phong người họ Cầm Công và Cầm Đông làm Tuyên Úy Đại Sứ và đặt lại quan cai trị như trước, đặt vùng đất mới này là xứ Trấn Ninh.


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Iem thấy cụ hình như lấy lộn cái bản đồ rồi thì phải, đây là bản đồ của những người phương tây đầu tiên sang Việt Nam thì phải ( khu vực Sài Gòn, Châu Đốc - An Giang, Phú Tiên vẫn để là của Cam, chưa sát nhập vào Việt Nam). Em dự là bản đồ thời chúa Nguyễn Phúc Lan.
Nhà Lê giỏi lắm cũng chỉ ăn được 1 ít mép cái Cochinchina trong này thôi.
Còn cường thịnh thì em chưa biết dựa theo tiêu chí gì, nhưng nếu theo kiểu bá quyền thì thời Minh Mạng hoành tráng hơn: nước to hơn ( gấp đôi), đi đô hộ thằng khác ( Cam), sát nhập tạm thời một thằng khác ( Nam Lào).
Vâng, bản đồ này cuối thế kỷ 18, có cả đàng trong và đàng ngoài. Em sẽ sửa lại ạ. Cảm ơn cụ.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trở lại với các đời vua hậu Lê

Vua Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi.



Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.


Lê Thái Tổ được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông.


Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư nhận xét về Lê Thái Tổ:
Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Rẽ ngang một chút về Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh-Hải Dương). Ông là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.


Thi đỗ Thái Học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ.



Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc KN Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu hậu Lê.



Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi viên.



Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.



Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước vụ án Lệ Chi Viên

Sau khi thành lập, triều đình bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn phe cánh, dẫn đến một loạt vụ án phản nghịch liên quan đến các công thần. Đầu năm 1429, Trần Nguyên Hãn tự tử sau khi Lê Thái Tổ ban chiếu bắt giam ông nhân việc một số quan lại Bá dâng sớ tố cáo Hãn mưu phản.



Hai năm sau, Lê Lợi tiếp tục sai giết Phạm Viết Xảo khi bọn Lê Quốc Khí tố cáo ông ngầm làm phản. Những người mà bọn Lê Quốc Khí không bằng lòng đều bị vu cho là bè đảng của Nguyên Hãn và Văn Xảo, bị xử tử và tù giam rất nhiều.


Không rõ Nguyễn Trãi có bị vu cáo như vậy không, nhưng theo phỏng đoán của một số sử gia thì thời gian này Nguyễn Trãi đã bị bắt và hạ ngục.

Dựa vào thơ văn của ông như bài Oán thán kể lại tâm sự của Nguyễn Trãi khi bị tù đày vào hồi ông khoảng năm mươi tuổi (tức năm 1429) hoặc những lời trần tình xúc động trong bài biểu mà ông dâng lên vua Lê Thái Tông để tạ ơn được ban chức Gián nghị đại phu, rất có thể Nguyễn Trãi đã bị nghi ngờ có liên quan đến Trần Nguyên Hãn nên bị bắt, sau lại được tha.

Lê Thái Tổ tha cho Nguyễn Trãi, nhưng tước bỏ quốc tính của ông và không trọng dụng ông nữa.

Suốt thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi không được làm một việc chính sự quan trọng nào cả, ngoại trừ việc thảo các chiếu biểu thay vua theo đúng chức phận của một vị quan Học sĩ ở Hàn Lâm viện. Cuộc sống riêng của Nguyễn Trãi ở Thăng Long cũng rất nghèo túng, thiếu thốn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Thái Tông được chỉ định nối ngôi vua chỉ hơn một tháng trước khi Lê Thái Tổ qua đời.

Trần Huy Liệu phỏng đoán rằng, trước khi chết, Lê Lợi đã suy nghĩ lại và dặn dò Thái tử Nguyên Long phải đặt Nguyễn Trãi vào một chức vị khác trong triều đình.

Ngày 21 tháng 2 năm 1434, Lê Thái Tông bổ nhiệm 156 quan viên lớn nhỏ, trong số đó có Nguyễn Trãi. Sau đó, ông lại được tiến cử vào dạy học cho Lê Thái Tông ở toà Kinh Diên.


Sau những bất đồng với quan lại triều thần, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn vào cuối năm 1437.

Những năm Nguyễn Trãi về ở ẩn cũng là những năm mà Lê Thánh Tông, tuy chỉ là một vị vua thiếu niên, nhưng đã nắm lấy quyền hành cũng như thẳng tay trừng trị nhiều quân thần. Nhà vua cũng có những động thái tỏ ý trọng dụng lại vị lão thần Nguyễn Trãi.

Năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan. Nguyễn TRãi rất vui mừng và có nhiều thành công.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lệ Chi Viên

Tháng 9/1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông. Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua. Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng.


Ngáy/9/1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông KInh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua.



Ngày 7/9/1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9/9/1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.


Ngày 19/9/1442, Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
 

Mr.Bentley

Xe đạp
Biển số
OF-60174
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
36
Động cơ
442,460 Mã lực
Nơi ở
Kangaroo Farm
Em thuộc thế hệ 9x nhưng rất thích tìm hiểu về lịch sử, đặc biệt thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc . Em chỉ có 1 cảm nhận cá nhân thế này , sự thú vị của lịch sử là tính chân thực, tại sao trong sách giáo khoa lịch sử em thấy bị biến tướng quá nhiều , không còn tính chân thực, mà nặng sự tuyên truyền quá. Topic của cụ rất hay ạ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nguyễn Thị Lộ

Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), là vợ thứ của Nguyễn TRãi và là một nữ quan nhà Hậu Lê.

Theo tài liệu Đất và Người Thái Bình, thì trong một lần lên kinh thành bán chiếu bà đã gặp Nguyễn Trãi, rồi trở thành người bạn đời của ông, rồi cùng vào Lam Sơn tụ nghĩa dưới ngọn cờ của thủ lĩnh Lê Lợi. Tại đây, bà làm thầy dạy con em các thủ lĩnh và là trợ thủ đắc lực cho chồng trong mọi công việc.

Năm 1443, vua Lê Thái Tông vời bà vào cung, dậy dỗ cung nữ. Bà làm việc này rất tốt.

Vua Lê Thái Tổ vốn hám sắc, nhiều con. Các hậu phi tranh nhau ngôi thế tử cho con trai mình, trong đó nổi lên cuộc chiến giữa Hoàng hậu Dương Thị Bí (bị vua phế ngôi hoàng hậu) và lập NGuyễn Thị Anh (được vua lập tân hoàng hậu).

Lúc đó có phi Ngô Thị Ngọc Dao cũng sắp sinh, Nguyễn Thị Anh định hại phòng hậu họa. Vợ chồng NGuyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp bà Ngọc Dao và con trai là Hoàng Tử Tư Thành (sau này là vua Lê Thánh Tông).
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi vợ chồng NGuyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ bị bắt do nghi giết vua, đích thân Hoàng hậu (Nguyễn Thị Anh) chỉ đạo tra khảo.

Nguyễn Thị Lộ bị dìm chết dưới sông. Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê THánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Họa thơ nên vợ nên chồng

Tương truyền một hôm Nguyễn Trãi gặp một cô gái bán chiếu trẻ đẹp, và ông đã xướng mấy câu thơ ghẹo:

Ả ở nơi nào, bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?

Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?

Đã có chồng chưa, được mấy con?


Không ngờ cô này cũng làm thơ họa lại:

Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?

Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ

Chồng còn chưa có, hỏi chi con!


Nguyễn Trãi yêu sắc, phục tài bèn dò hỏi gia cảnh rồi cưới cô gái ấy (tức Nguyễn Thị Lộ) làm thiếp.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi vua Lê Thái Tông mất, con của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh là Hoàng tử Lê Bang Cơ lên ngôi, lấy hiệu là Lê Nhân Tông.

Lê Tư Thành (con trai bà Ngọc Dao) vốn không phải là người sẽ kế vị, theo chính danh.

Năm 1459 , người anh cả cùng cha khác mẹ của Nhân Tông là Lê Nghi Dân tiến hành đảo chính và sát hại Lê Nhân Tông. Nghi Dân lên ngôi. Tư Thành không bị vua anh sát hại trong vụ này mà được cải phong làm Gia vương.

Chín tháng sau, một cuộc đảo chính thứ hai do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu đã giết chết Lê Nghi Dân.

Nguyễn Xí và Định Liệt là 2 tướng thân cận của Lê Thái Tổ vẫn còn sống sót sau các biến cố chính trị kể từ khi vua Thái Tổ mất.

Ban đầu, các đại thần định mời anh thứ hai của Tư Thành là Cung vương Lê Khắc Xương (em Nghi Dân, anh Bang Cơ) lên ngôi nhưng Khắc Xương từ chối không muốn nhận ngôi báu.

Họ đề nghị Lê Tư Thành ra làm vua và ông đã chấp thuận. Về sau, vua Thánh Tông nghe lời gièm, Cung vương bị bức tử

Ngày 8/6 năm Canh Thìn 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận. Năm đó, ông chỉ mới 18 tuổi. Ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Thánh Tông được xem là minh quân trong LSVN. Sau đây là một số lời nhận xét về ông:


“Thánh tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam...bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy.”
—Trần Trọng KIm-VN Sử lược

Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.
—Đại Việt Sử ký Toàn thư

Vua tư triều cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các lịch, toán, những việc thánh thần, không có gì không bao quát tinh thông. Văn thơ thì vượt trên cả những văn mẫu của các văn thần. Cùng với bọn....biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ, tự đặt hiệu là “Thiên Nam động chủ”, “Đạo Am chủ nhân”. Lại sùng nho thuật, nâng đỡ nhân tài. Khoa thi chọn kẻ sĩ không phải chỉ có khóa, lệ định 3 năm một lần thi lớn là bắt đầu từ xưa. Người hiền tài được chọn nhiều hơn cả đời vua. Văn võ đều dùng, tùy theo sở trường của từng người. Vì thế, có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top