[Funland] Dân ta phải biết sử ta

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,244
Động cơ
553,313 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !

duyky

Xe tăng
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
1,568
Động cơ
448,300 Mã lực
thế Nhà Lê sao lại giết Nguyễn Trãi vậy? có phải tại vụ án Lệ Chi Viên? hay là do Lê Lợi chết rồi, quyền hành sợ lại rơi vào tay Nguyễn Trãi nên vua mới lên của Nhà Lê tính bài ra oai
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,244
Động cơ
553,313 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
thế Nhà Lê sao lại giết Nguyễn Trãi vậy? có phải tại vụ án Lệ Chi Viên? hay là do Lê Lợi chết rồi, quyền hành sợ lại rơi vào tay Nguyễn Trãi nên vua mới lên của Nhà Lê tính bài ra oai
Việt Vương Câu Tiễn.
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lập được Trần Cảo làm vua, Lê Lợi và quân Minh hòa hoãn. Nhưng khi biết tướng Minh ở VN ngầm về Bắc kêu cứu viện, Lê Lợi chấm dứt hòa hoãn, một mặt giữ quân Minh trong thành, một mặt chuẩn bị chống ngoại xâm.

Lê Lợi định giải phóng Đông Quan, Nguyễn TRãi khuyên nên chống viện binh trước, Lê Lợi nghe theo.

Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang.

Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Lợi lập mưu úp Liễu Thăng ở Chi Lăng.

Ông điều quân đánh giặc Minh từ biên giới, nhưng cứ giả thua chạy, quay lại đánh, lại chạy...nhử quân địch về Chi Lăng.

Ngaày 18/9 âm lịch năm 1247, Liễu Thăng say chiến thắng, đuổi quân VN đến tận Chi Lăng. Ngày 19, quân phục kích ào ra, Liễu Thăng bị chém chết.



Thừa thắng xông lên, quân Lê Lợi ào ra, chém chết hơn 1 vạn quân Minh.

Trưoớc đó, quân Lê Lợi đã chiếm được thành Xương Giang, là đại bản doanh của quân Minh. Số quân Minh chạy thoát từ Chi lăng về thấy mất thành đành đóng quân ngoài đồng trống, bị quân nhà Lê vây đánh, chết hơn 5 vạn.

Mộc Thạch nghe hung tin Liễu Thăng đã tèo, hốt hoảng chạy trốn. Quân Lê đuổi theo, chém hơn 1 vạn lính, bắt vài tram ngựa.

Hai cánh quân cứu viện bị đánh tan, Minh Vương Thông hãi hùng xin hòa.

Lê Lợi đồng ý hòa, cho quân Minh rút về nước, sau khi lập Hội thề Đông Quan.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hội thề Đông Quan diễn ra ngày 10 tháng 12 năm 1427, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông, kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Ngày 22 tháng Một năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, hội thề lịch sử đã diễn ra. Đây là một hình thức định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức.

Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông, Tổng binh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân.

Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn

Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Còn chiến thắng Tốt Động - Chúc Động nữa cụ ơi
 

okiela

Xe tải
Biển số
OF-174474
Ngày cấp bằng
31/12/12
Số km
425
Động cơ
345,400 Mã lực
Ko pải thi Sử,các cháu lớp 12 xé hết đề cương....
 

koala_benho

Xe tăng
Biển số
OF-87917
Ngày cấp bằng
9/3/11
Số km
1,531
Động cơ
419,586 Mã lực
Nơi ở
cây Bạch Dương lộng gió
cảm ơn thướt của cụ chủ.
Nếu đứng ở vị trí của giới trẻ bây giờ các cụ sẽ một phần cảm thông tại sao giới trẻ lười học lịch sử. Những giờ các cháu giải trí toàn thấy TV chiếu phim Hàn Xẻng diễn viên xinh lung linh, khung giờ phim tài liệu trôi tận đâu đâu. Vào bảo tàng, các di tích lịch sử vẫn phải mất vé, ....
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
cảm ơn thướt của cụ chủ.
Nếu đứng ở vị trí của giới trẻ bây giờ các cụ sẽ một phần cảm thông tại sao giới trẻ lười học lịch sử. Những giờ các cháu giải trí toàn thấy TV chiếu phim Hàn Xẻng diễn viên xinh lung linh, khung giờ phim tài liệu trôi tận đâu đâu. Vào bảo tàng, các di tích lịch sử vẫn phải mất vé, ....
Kụ cứ nói thế, thế hệ iem ngày xưa cũng có hứng thú gì học môn này đâu.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,885
Động cơ
628,113 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em đề nghị MM đưa thớt này lên đầu trang để mọi người cùng được đọc cuốn lịch sử sinh động này.
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Cái này cũng liên quan đến Sử bây h đang tranh cãi đây.

Rùa Hồ Gươm là "bảo vật Quốc gia", nên không?


Nếu chỉ xét về mặt chấn hưng văn hóa thì làm sao có thể lấy một con vật biểu trưng cho sự phá hoại, lũ lụt, phải lên chùa đội bia để chuộc lấy tội lỗi và về mặt truyền thuyết chỉ là hư cấu để tôn vinh lên tầm quốc bảo?
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-04-08-rua-ho-guom-la-bao-vat-quoc-gia-nen-khong-
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê (1428-1527), được thành lập sau khi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh.


Tiếp nối nhà Lê sơ và sự là nhà Mạc (1527-1593) và sự phục hưng của nhà Lê không lâu sau, gọi là Lê Trung hưng (1533-1789).


Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các vua Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục thi cử, quân sự...



Nước Đại Việt chưa bao giờ cường thịnh bằng thời này.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước. Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong.



Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.


Ít lâu sau Trần Cảo chết. Lê Lợi tự mình lên ngôi vua, rồi sai sứ sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng giêng năm 1428 âm lịch, do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt. Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương.

Sách Khâm định Việt sử Thống giám cương mục dẫn 2 thuyết: 1. Trần Cảo tự sát. 2. Trần Cảo tự biết mình không có công lao gì, mọi người không phục, bèn lén vượt biển, trốn đến ải Cổ Lộng. Lê Lợi sai người đuổi theo, giết chết.


Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê sơ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và THuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân.

Dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn.



Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.


Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hai mươi năm dưới ánh đô hộ của nhà Minh, đời sống nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.



Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.


Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác những vùng đất mới. Nhờ những chính sách tích cực, nông nghiệp đã đảm bảo tương đối đời sống nhân dân trong nước. Nhân dân thời Lê có câu thơ:
Đời vua Thái Tổ, Thái TôngLúa tốt đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay.

Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.

Nhà vua khuyến khích lập chợ mới họp chợ ban hành những điều luật cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.


Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh) và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ.



Các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sảm quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Tuy nhiên, Thời nhà Lê chính quyền dùng chính sách bế quan tỏa cảng. Nhà Lê hạn chế ngoại thương hơn cả nhà Lý, nhà Trần. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn. Dân buôn muốn đi buôn bán thì phải có giấy phép, về cũng phải có giấy phép. Quan lại vô cớ tới Vân Đồn, dân chúng tự tiện đón tàu vào buôn bán cũng đều bị xử tội
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top