[TT Hữu ích] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1497 vua Thánh Tông lâm bệnh phù thũng.



Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng vốn vua xa lánh lâu ngày, lấy cớ vào thăm bệnh vua rồi ngầm bôi thuốc vào tay, xoa lên những chỗ loét của ông. Do đó, bệnh vua càng nặng thêm và qua đời ở điện Bảo Quang, ở ngôi 38 năm, hưởng thọ 56 tuổi và được an táng ở Chiêu Lăng.


Thánh Tông mất, Thái tử Lê Tranh lên thay, tức là vua Lê Hiến Tông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào năm 1497, sau khi vua cha Thánh Tông qua đời, Hoàng Thái tử Lê Tranh lên ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thống.


Lê Hiến Tông là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà. Thường sau khi bãi triều, Hiến Tông ra ngồi nói chuyện với các quan. Ai có điều gì phải trái, ông nhẹ nhàng khuyên bảo, chứ không gắt mắng bao giờ.



Ông là người chú trọng chăm sóc bảo vệ đê điều, đào sông khai ngòi, đắp đường, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm v.v... Ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng . Những việc chính trịđều theo như đời Hồng Đức chứ không thay đổi gì cả.


Trong những năm Lê Hiến Tông trị vì, đất nước yên ổn không có loạn lạc. Năm 1504, Lê Hiến Tông lâm bệnh nặng và chết ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý , tại Điện Đồ Trị, thọ 44 tuổi. Con trai của ông là vua Lê Túc Tông lên nối ngôi
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Túc Tông (1488-1504), là vị vua thứ 7 nhà Hậu Lê, được sử cũ miêu tả là vị Hoàng đế có tính cách "vui điều thiện", có tính cách hiền hòa.


Dù ông là con thứ ba nhưng do hiếu học, chăm ngoan, ông được vua cha Lê Hiến Tông phong làm Hoàng thái tử nối vị.



Không lâu sau khi lên nối ngôi Hoàng đế vào năm 1504, ông đã hoàn tất nhiều việc tốt, chẳng hạn như phóng thích phi tần, giảm lệ thuộc vào sức lao động của nhân dân. Ông cũng thực thi nền quân chủ chuyên chế, không để bị lấn át, và thần dân Đại Việt vui mừng với đời sống thái bình thịnh trị.


Tuy là vị Hoàng đế hiền minh, giữ nước thăng bình, xứng đáng là người kế thừa của vua cha, nhưng không may, Túc Tông lại lâm bệnh và mất sớm vào cuối năm 1504.

Điều này chấm dứt triều đại chỉ trong vòng có 6 tháng của ông. Ông không có con nối dõi, và sau cái chết sớm sủa của ông, Vương triều Hậu Lê bắt đầu suy yếu, với sự nối ngôi của người anh tàn ác của ông là Lê Uy Mục.http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Uy_M%E1%BB%A5c
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Uy Mục (1488-1509) là một là vua thứ 8 nhà Hậu Lê Ông được xem là một vị Hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, và "điềm loạn đã xuất hiện từ đấy".


Uy Mục chủ trương giết hại các tôn thất.

Lê Uy Mục lên ngôi ngày 22/1/1505, sau khi Lê Túc Tông (lên ngôi năm 1504) mất sớm ở tuổi 17.


Vua Uy Mục ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp, tàn bạo giết hại nhiều người vô tội.



Uy Mục mới lên làm vua thì giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu (tức Trường Lạc Hoàng Hậu của vua Lê Thánh Tông trước đây), giết quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là NGuyễn Quang Bật, vì lẽ rằng khi vua Hiến Tông mất, bà Thái hậu và hai người này có ý không chịu lập Uy Mục (hai ông này đã nhận di chiếu phụ tá Hoàng thái tử kế vị của Hiến Tông rồi cùng các đại thần lập Túc Tông lên nối ngôi).


Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần. Vua Uy Mục đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi. Phó sứ thần TQ là Hứa Thiên Tích sang, trông thấy Uy Mục, làm thơ gọi Uy Mục là vua quỷ .
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê.

Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại của vua.

Nhiều công thần trước đây bị đuổi, một số hoàng thân cùng cánh với phe này bị bắt giam. Một số người bị bắt đút lót cai ngục để trốn thoát. Những người này tụ tập chống lại vua quỷ.

Dù bị Lê Uy Mục đàn áp đẫm máu, những người này cuối cùng cũng bắt được vua vào tháng 12 năm Kỷ tỵ (1509) rồi bức chết.

Chưa hả dạ, những người này còn buộc xác Uy Mục trước nòng súng lớn rồi bắn tan xác.

Lê Uy Mục tại vị được 4 năm, chết năm 21 tuổi.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Uy Mục giết hại tông thất, giam cầm Lê Oanh.

Lê Oanh đút lót cho người canh cửa bỏ trốn, được đại thần thất sủng là Nguyễn Văn Lang lập làm minh chủ.

Tháng 11/1509, Lê Oanh dùng cờ hiệu của anh mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng để chiêu tập lực lượng ở Tây Đô (Thanh Hoá), sau đó đưa quân về chiếm Đông Kinh (Hà Nội) bắt được và bức Lê Uy Mục tự tử ngày 1 tháng 12 âm lịch năm 1509.

Sau khi giết Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là vua Tương Dực Đế. Ông lấy ngày sinh làm "Thiên Bảo thánh tiết", tự xưng là Nhân Hải Động chủ.

Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Ông sai một người thợ là Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người.

Lê Tương Dực còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây. Tháng 5/1514, nghe lời của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm.

Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn. Nên mọi người ngoài và dân chúng gọi ông là vua lợn
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Tương Dực hoang chơi, nhiều trung thần cáo quan về ở ẩn. Khắp nơi bạo loan, trong đó đáng chú ý là Trần Cảo ở Thủy Nguyên-Hải Phòng, từng đem quân áp sát kinh thành. Tình thế nguy cấp.

Nguyên Quận công là Trịnh Duy Sản, trước có công đi đánh dẹp Trần Tuân, nhiều lần can ngăn không được. Vua Tương Dực không nghe, còn đem Trịnh Duy Sản ra đánh bằng trượng.

Trịnh Duy Sản bất mãn, mưu với thái sư Lê Quảng Độ và Trình Trí Sâm để lập vua khác. Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc, mờ sáng ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516 đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực.

Lê Tương Dực ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi, được an táng ở Nguyên Lăng.

Coông lao đáng kể của Tương Dực là vào năm 1510, sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo.

Đại Việt thông giám gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Vua còn sai Lê Tung, soạn bài tổng luận về bộ sử ấy.

Theo Phan Huy Chú, bộ sách này được Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trịnh Duy Sản giết chết vua Tương Dực, cùng thái sư Lê Quảng Độ lập chắt của Thánh Tông (gọi Tương Dực bằng chú) là Y mới 11 tuổi lên ngôi, tức là Lê Chiêu Tông.

Vừa lên ngôi, tân vương đã phải đối mặt với giặc loạn trong nước.

Khi Chiêu Tông được lập thì một đại thần khác là Trịnh Duy Đại (cũng là cháu nội Trịnh Khả) và Phùng Mại lại lập người chắt khác của Thánh Tông là Doanh mới 8 tuổi lên ngôi. Phe này thất thế chạy về Tây Đô. Sau Duy Đại giết chết Doanh.

Quân khởi nghĩa Trần Cảo đánh chiếm kinh thành Thăng Long, tự xưng làm vua, thái sư Quảng Độ đầu hàng.

Trịnh Duy Sản mang Lê Chiêu Tông bỏ chạy vào Tây Đô. Các tướng tạm gác việc xung đột để chống Trần Cảo. Trịnh Duy Sản và các quan cựu thần phân binh ra vây Đông Kinh. Trần Cao phải bỏ kinh thành chạy lên đất Lạng Nguyên.

Chiêu Tông được đưa về kinh, ra tay thanh trừng các lực lượng phản loạn, giết Trịnh Duy Đại và thái sư Lê Quảng Độ.

Trịnh Duy Sản đi đánh Cảo bị tử trận ở Chí Linh. Cảo lại mang quân về định đánh kinh thành, nhưng bị Trần Chân, con nuôi Duy Sản, đánh tan. Cảo thua chạy rút qua sông Cầu, truyền ngôi cho con là Cung và bỏ đi làm sư mất tích.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trần Chân sau nhiều trận dẹp loan, nổi lên như một thế lực, nắm nhiều quyền bính.

Mạc Đăng Dung là Đô chỉ huy sứ tước Vũ Xuyên bá từ thời vua Lê Tương Dực vào năm 1511. Thấy Trần Chân đang mạnh, bèn hỏi con gái của Trần Chân cho con trai cả của mình là Mạc Đăng Doanh để kết thân.

Năm 1518, Lê Chiêu Tông nghe lời gièm pha, sợ quy quyền của Trần Chân nên sai người giết Chân.

Thủ hạ của Chân là Nguyễn Kính nổi loạn. Bấy giờ Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương.

Chiêu Tông bèn triệu Mạc Đăng Dung và Nguyễn Hoằng Dụ về cứu giá. Hoằng Dụ đánh bị thua chạy về Thanh Hóa rồi chết. Đăng Dung một mình nhân cầm quân dẹp loạn mà nắm hết quyền bính.

Năm 1521, Mạc Đăng Dung chiêu hàng được Nguyễn Kính, dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu Tông. Chiêu Tông sợ chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông.

Vua Chiêu Tông được các tướng về cứu, thanh thế rất lớn. Nhưng sau đó Trịnh Tuy ở Thanh Hóa ra cần vương, các tướng bất hoà.

Trịnh Tuy tranh công mang Chiêu Tông vào Thanh Hoá, ra lệnh các đạo bãi binh, từ đó các tướng không theo Chiêu Tông nữa.

Năm 1523, Mạc Đăng Dung nhân phe Chiêu Tông yếu thế, điều quân đánh Thanh Hoá. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết.

Đăng Dung được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công. Năm 1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long và giết chết năm 1526.

Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Các đối thủ đều bị dẹp yên, không còn ai ngăn trở, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng lên ngôi, lập ra nhà Mạc.

.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Mạc

Ông lên làm vua từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, học theo nhà Trần, nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) để lui về làm Thái thượng hoàng.

Do thời gian làm vua rất ngắn, không để lại nhiều dấu ấn gì ngoài một số việc như: cho đúc tiền Thông Bảo,truy tôn Mạc Đĩnh Chi là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế,xây cung điện ở Cổ Trai,lấy Hải Dương làm Dương Kinh,tổ chức thi tuyển chọn người có tài (thi Hội năm 1529), cũng như sửa định binh chế, điền chế, lộc chế và đặt các vệ-phủ, các vệ sở trong ngoài, các ty sở thuộc, hiệu ty, tên quan và số lại viên, số người, số lính của các nha môn, nhưng vẫn phỏng theo quan chế triều trước với bổ sung không đáng kể nên người ta biết đến ông phần nhiều như là một người tiếm ngôi, mặc dù trong giai đoạn từ đời Lê Uy Mục đến đời Lê Cung Hoàng thì nhà Hậu Lê đã cực kỳ suy tàn, khởi nghĩa và nổi loạn nổi lên ở nhiều nơi, triều chính thối nát dẫn đến việc các ông vua này phải dựa vào thế lực ngày càng tăng của Mạc Đăng Dung nhằm duy trì quyền lực đã gần như không còn của mình và cuối cùng là việc phải nhường ngôi cho ông.

Năm 1540, Mạc Thái Tông mất, Đăng Dung lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mạc Đăng Dung bị buộc tội chịu nhục nhà Minh. Sự thể thế này

Năm 1533,... Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn 10 người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh họ Mạc.

Hành động của vua Lê, kêu gọi người nước ngoài về đánh nước mình, trong đó có ý kiến cố vấn của Nguyễn Kim, không bị một sử gia nào lên án. Việc làm nầy đưa đến kết quả cụ thể là nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem binh mã sang ải Nam Quan năm 1540.

Ngược lại, trong thế yếu, muốn tránh một cuộc chiến mà mình nắm chắc phần thất bại, đồng thời dân Việt sẽ một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị trực tiếp của ngoại nhân , Mạc Thái Tổ, lúc đó đã lên làm thái thượng hoàng, đành chấp nhận đầu hàng và chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, lên ải Nam Quan (Lạng Sơn) chịu nhục.

Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ,... Đại Việt trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nhưng trong thực tế vẫn độc lập một phương, vua Mạc vẫn cai trị đất đai từ Lạng Sơn trở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị.

Ai cũng bảo Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh vì quyền lợi gia đình họ Mạc, nhưng giả thiết, một giả thiết không bao giờ có thể quay lại được, Mạc Đăng Dung chống cự quân Minh như họ Hồ, nước ta bị tái đô hộ, thì nhân dân ta còn khổ biết bao nhiêu nữa. Đàng này, Mạc Đăng Dung một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên.

Người ta ưa ca tụng Hàn Tín khi nghèo khổ đã lòn trôn tên bán thịt chợ Hoài Âm (Trung Hoa) như là một gương nhẫn nhục đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia sẻ với nỗi nhẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung rất buồn tủi về sự kiện Nam Quan (Lạng Sơn) nên về nhà chưa được một năm, ông nhuốm bệnh từ trần năm 1541.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mạc Đăng Dung là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Việt Nam.

Những nhân vật kiểu như Mạc Đăng Dung (hay Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly thường xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa hơn là Việt Nam.

Sử sách triều Lê-Trịnh và triều Nguyễn sau này vốn luôn lên án Mạc Đăng Dung là “thoán nghịch” hay “nghịch thần” đồng thời coi nhà Mạc là “ngụy triều” nhưng cũng phải ghi lại một thực tế lịch sử khi Mạc Đăng Dung lên ngôi là “bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung, đến đón vào kinh sư” (Đại Việt sử ký toàn thư, tr.118) hay “lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô” (Đại Việt thông sử, tr.264).

Nhưng dù có khen chê hay định đoạt công tội của Mạc Đăng Dung thì người ta cũng phải thừa nhận ông là một người có tài thao lược, trí dũng hơn người (chỉ trong khoảng 10 năm đã dẹp yên hầu hết các cuộc nổi loạn của nhiều phe phái, thế lực cát cứ khắp nước), là một tay anh hùng lập thân trong thời đại loạn như Đinh Tiên Hoàng thuở trước (xuất thân hàn vi từ tay không mà dựng nên đế nghiệp), là người có sức thu phục nhân tâm lớn (thu phục đại bộ phận lòng dân trong nước, chiêu nạp dưới trướng nhiều tướng lĩnh có tài và trung thành ...), là người dám hy sinh cả danh dự cá nhân vì đại cục quốc gia (đây là hành động thường thấy trong lịch sử Trung Quốc nhiều thời kỳ nhưng gần như không thấy gặp trong lịch sử Việt Nam ở những thời điểm then chốt).

Một điều nữa khiến Mạc Đăng Dung được các sử gia sau này đánh giá cao là ở cách đối nhân xử thế của ông. Khi Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi, ông đã không thi hành một cuộc tàn sát hay tắm máu nào đối với con cháu nhà Lê và những người trung thành với cựu triều bởi những cuộc thanh trừng có hệ thống đã từng xảy ra khi nhà Trần lên thay nhà Lý, nhà Hồ lên thay nhà Trần trước đó.

Đối với những di sản kiến trúc-văn hóa của nhà Lê sơ tại Thăng Long và Thanh Hóa, Mạc Đăng Dung cũng không xâm phạm hay tàn phá, mà còn cho tu bổ lại các công trình như nhà Quốc Tử Giám ở Thăng Long và lăng mộ các đời vua Lê tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

Đây cũng được coi là việc làm hiếm thấy trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam bởi triều đại mới lên thường xóa bỏ hay phá hủy những gì được coi là “tàn tích” của triều đại cũ cho dù nhiều “tàn tích” trong số đó có ý nghĩa tiến bộ về lịch sử đi chăng nữa.

Điểm “đặc biệt” cuối cùng trong cách hành xử của Mạc Đăng Dung là ở khả năng dùng người và trọng đãi nhân tài của ông. Một bộ phận lớn quan lại, đại thần của triều cũ (Lê sơ) vẫn được tin dùng và trao giữ những chức vụ quan trọng dưới triều Mạc.

Phạm Đình Hổ đã viết: “cái đức chính của thời Minh Đức (niên hiệu của Mạc Thái Tổ) và Đại Chính (niên hiệu của Mạc Thái Tông) nhà Mạc vẫn còn cố kết ở lòng người chưa quên. Vậy nên thời vận đã về nhà Lê mà lòng người hướng theo nhà Mạc vẫn chưa hết...”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Mạc bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – tổng cộng là gần 66 năm.

Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.

Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay các vua Lê - được phục dựng trở lại từ năm 1533.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đánh giá

Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần.

Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về".

Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. Ngoài năng lực của người phụ chính, hẳn phải có nền tảng là sự ủng hộ của nhân dân Bắc Bộ lúc đó.

Việc họ Mạc tiếp tục cát cứ tại Cao Bằng, ngoài sự can thiệp của nhà Minh, nếu không được lòng người thì không thể tồn tại tới 80 năm.

Đặc biệt, nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì.

Một đặc điểm nữa là cả 5 đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đều gặp phải.

Do đó thời Mạc không có việc phế lập, khuynh loát trong cung đình. Duy nhất vụ "bất đồng chính kiến" trong việc lập người thừa kế (Mạc Phúc Nguyên và Chính Trung) năm 1546 - 1551 đã bị đánh dẹp.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Mạc cuối cùng bị mất ngôi khi nhà Lê hồi phục nhờ sức quyền thần nên các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách.

Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Lê dù thắng trận nhưng về thực chất thì không còn, cơ nghiệp nhà Lê trung hưng thực ra là cơ nghiệp họ Trịnh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Lê trung hưng (1533–1789) được thành lập sau khi vua Lê Trang Tông với sự giúp đỡ của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi. Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại trong lịch sử Việt Nam (ngoại trừ triều vua Hùng theo truyền thuyết) với 256 năm và đây cũng là thời kỳ lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhất.

Hình thành

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng và lên làm vua, lập ra nhà Mạc. Nhà Lê sơ truyền đúng 100 năm và mất chỉ 30 năm sau cái chết của vua Lê Thánh Tông.

Sau khi nhà Mạc thành lập, một số đại thần nhà Lê không thần phục, muốn khôi phục lại nhà Lê. Anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang sang Trung Quốc cầu viện nhà Minh nhưng nhà Minh không đáp ứng. Hai anh em chết già ở Trung Quốc. Năm 1529, tông thất nhà Lê là Lê Ý khởi binh chống Mạc nhưng không lâu sau bị dẹp tan.

Từ năm 1529, một tướng của nhà Lê sơ là Nguyễn Kim chạy vào vùng núi Thanh Hóa rồi sang Ai Lao chống nhà Mạc.

Đến năm 1533, Kim tìm được con vua Chiêu Tông là Duy Ninh đưa lên ngôi tại Ai Lao, tức là vua Lê Trang Tông.

Các sử gia nghi ngờ tính xác thực của việc Ninh là con vua Chiêu Tông vì cha con chênh nhau quá ít tuổi (8 tuổi). Nhà Mạc, trong biểu tâu nhà Minh còn nói Kim dựng con mình lên ngôi, xưng bừa là con vua Chiêu Tông.

Dù sao, việc vua Lê được lập lại khiến một bộ phận nhân dân, sĩ phu theo về vì thiên hạ còn nhớ nhà Lê. Nguyễn Kim mang quân về nước đánh chiếm Thanh Hoá. Từ đó sử gọi nhà Mạc là Bắc triều và nhà Lê Trung Hưng là Nam triều.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1545, Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Năm 1548 vua Trang Tông mất, con là Trung Tông lên thay. Được 8 năm Trung Tông mất không con nối, Trịnh Kiểm tìm một người tông thất là dòng dõi Lê Trừ (anh Thái Tổ) lên ngôi, tức là Lê Anh Tông.

Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, hai con Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh ngôi. Con lớn là Cối yếu thế sang hàng Mạc. Vua Anh Tông muốn giành lại quyền lực từ tay Tùng nên mâu thuẫn với Tùng, chạy đi nơi khác.

Tùng lập con út của vua lên ngôi, tức là Lê Thế Tông và lùng bắt cha con vua mang về giết chết. Việc triều chính từ đó hoàn toàn do họ Trịnh quyết định không cần hỏi vua Lê. Chiến tranh Lê-Mạc là trên danh nghĩa, thực ra là chiến tranh Trịnh-Mạc.

Nhờ tài năng của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, quân nhà Lê dần dần thắng thế. Năm 1592, quân Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long (1592) và giết cha con Mạc Mậu Hợp, năm 1593, Lê Thế Tông được rước về Thăng Long.

Nhưng lúc đó thế lực họ Mạc vẫn rất mạnh ở bên kia sông Hồng, thường tập hợp tấn công trở lại. Vì vậy Trịnh Tùng vài lần phải rước vua Thế Tông trở về căn cứ Thanh Hóa.

Vài năm sau, thế lực họ Mạc suy yếu hẳn, chỉ có ảnh hưởng quanh khu vực Cao Bằng, Thái Nguyên, vua Lê lại được đưa trở về Thăng Long.

Do nhà Mạc từng hàng nhà Minh, nên dù nhà Minh phải công nhận nhà Lê, nhưng vẫn can thiệp để họ Mạc được giữ đất Cao Bằng tới gần 80 năm nữa.

Các chúa Bầu họ Vũ ở Tuyên Quang, vốn ủng hộ nhà Lê trung hưng khi nhà Mạc còn ở Thăng Long, từ khi nhà Lê trở lại Thăng Long lại ly khai, tiếp tục cát cứ và liên kết với họ Mạc chống nhà Lê. Họ Vũ còn chiếm giữ Tuyên Quang thêm 100 năm sau mới bị dẹp hẳn.

Vì vậy từ khi nhà Lê trở lại Thăng Long, tuy trên danh nghĩa đã thống nhất Đại Việt, nhưng riêng tại Bắc Bộ bị cắt hai vùng Tuyên Quang, Cao Bằng do họ Vũ và Mạc chiếm đóng.

Ngoài ra, một nguy cơ chia cắt mới tiềm ẩn ở phía nam, do công thần họ Nguyễn mâu thuẫn với công thần họ Trịnh và ngấm ngầm ý định ly khai.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngôi vua nhà Lê trung hưng vốn do tướng Nguyễn Kim dựng lại. Nguyễn Kim chết (1545), con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền, từ đó họ Trịnh đóng vai trò phụ chính.

Con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng, sau khi thấy anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hại, bèn xin vào nam trấn thủ Thuận Hóa (1558) rồi Quảng Nam (1570). Vì họ Trịnh phải tập trung vào cuộc chiến với nhà Mạc phía bắc nên Nguyễn Hoàng được kiêm quản hai vùng đất rộng lớn.

Nhà Mạc bị diệt (1592), Trịnh Tùng bèn tính tới việc thanh trừng Nguyễn Hoàng, nên triệu tập ra bắc nhân danh cùng dẹp dư đảng họ Mạc. Sau một số trận đánh chống họ Mạc, Nguyễn Hoàng bỏ trốn về nam (1600).

Năm 1613, con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay trấn thủ Thuận - Quảng, bắt đầu thực hiện ý định ly khai.

Năm 1627, với lý do Nguyễn Phúc Nguyên có hành động chống đối, bỏ cống nạp nhiều năm, Trịnh Tráng nhân danh Lê Thần Tông mang quân nam tiến. Cuộc chiến giữa họ Trịnh và họ Nguyễn bùng nổ.

Họ Nguyễn cũng nhân danh "phù Lê" chống họ Trịnh lộng quyền lấn át vua, chiêu binh dựng lũy, đúc súng ống chống lại. Từ năm 1627 đến 1672, hai họ đánh nhau 7 lần, trong đó 6 lần họ Trịnh đánh vào nam, 1 lần họ Nguyễn đánh ra bắc.

Để có chính danh, các chúa Trịnh từng rước vua Lê đi thân chinh. Sau 7 lần xung đột bất phân thắng bại, hai họ ngưng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía bắc sông Gianh thuộc chính quyền vua Lê chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài, phía nam sông Gianh thuộc chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong.

Bề ngoài, họ Nguyễn cũng tôn phù nhà Lê, nhưng trên thực tế đã biến lãnh thổ Đàng Trong thành một vùng cai trị độc lập, có thể chế riêng về mọi mặt.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nắm quyền chi phối triều chính và chỉ huy quân đội, họ Trịnh nắm thực quyền thời Lê trung hưng.

Mọi chính sách từ ngoại giao, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa đều do họ Trịnh quyết định. Từ năm 1600, với công lao đánh bại nhà Mạc phục hưng nhà Lê, Trịnh Tùng chính thức xác lập địa vị là "Chúa", lập phủ riêng.

Họ Trịnh được hưởng thế tập ngôi chúa. Từ đây họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên cung vua, ngoài cung vua phía đông còn có phủ chúa ở phía tây.

Chính thể Đàng Ngoài do đó được gọi là chính quyền "vua Lê chúa Trịnh", đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự điều hành của quyền thần được thế tập, truyền nối nhiều đời.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top