[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Ánh đã mưu việc lớn:

-17 tuổi đã cai trị đất gia định, lập bộ máy hành chính và chiếm đất Chân Lạp rồi biến quốc gia này thành chư hầu. Cũng thời gian này, Nguyễn Ánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Xiêm La



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/66/Vietnam_1760.jpg

-19 tuổi, Nguyễn Ánh xưng Vương vào tháng 1/1780, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc. ra sức củng cố và mở mang Phiên An trấn (vùng Sài Gòn-Gia Định-Long An hiện giờ) với mục đích biến vùng này thành căn cứ địa chống Tây Sơn

-Mọi việc của Nguyễn Ánh thường gắn liền với Bá Đa LỘc, (Pigneau de Behaine), một giám mục người Pháp, là người che chở cho Nguyễn Ánh khi ông chạy ra đảo Thổ Chu năm 15 tuổi và là cố vấn quan trọng của Nguyễn Ánh trong nhiều việc.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Giám mục Bá Đa Lộc (còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine , thường viết là Pigneau de Behaine; sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799) là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18.

Ông được phong làm Giám mục hiệu tòa Adrian nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adrian.



Thaáng 12/1765, Bá Đa Lộc đặt chân đến VN làm nhiệm vụ truyền giáo.

Naăm 1777, Vương tôn Nguyễn Ánh bị quân tây Sơn truy đuổi, chạy ra đảo Thổ Chu. Bá Đa Lộc thấy được cơ hội kết than vương quyền, bèn cứu giúp, hòng mong thuận lợi cho việc truyền giáo sau này và nhất là tiến than trên con đường chính trị. Chính ông là người tư vấn cho Nguyễn Ánh tìm sự trợ giúp từ nước Pháp.

Thaáng 11/1873, chính Bá Đa Lộc được Nguyễn Ánh cử sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm cũng muốn "thanh toán" Đại Việt", cử binh hùng tướng mạnh sang nước ta, nhưng bị Nguyễn Huệ đánh tan trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút.

Thaấy ko trông chờ được vào quân Xiêm, Bá Đa LỘc tham mưu cho Nguyễn Ánh chuyển sang cầu viện phương Tây, dẫn đến Hiệp ước Liên minh giữa Nguyễn Vương và Bồ Đào Nha ngày 18 tháng 12 năm 1786 ở Bangkok.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bá Đa Lộc là đặc sứ của Nguyễn Ánh, cùng Hoàng tử Cảnh sang Pháp gặp triều đình. Sau một hồi bàn thảo, chính Bá Đa Lộc và Armand Marc, bá tước Montmorin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hải quân nước Pháp cùng ký vào Hiệp ước Versailles ngày 21/11/1787.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/73/Signatures_of_the_1787_Treaty_of_Versailles.jpg

Hieệp ước này có mấy điểm đáng chú ý sau:

-Theo 2 điều khoản chính của hiệp ước, thì Louis XVI hứa sẽ giúp đỡ Nguyễn Ánh để lấy lại ngôi vị, bằng cách cung cấp 1.650 quân (1.200 lính bộ binh, 200 lính pháo thủ và 250 lính da đen Cafres) và 4 chiến hạm.

-Nguyễn Ánh sẽ nhường hẳn đảo Côn Lôn (người Pháp ghi là Pulo-Condore), đồng thời cho Pháp thuê cảng Đà Nẵng (người Pháp ghi là Tourane) với giá ưu đãi, kèm theo độc quyền kinh doanh

Các hoạt động quyên góp của Bá Đa Lộc về tài chính và nhân lực, đã giúp phần không nhỏ cho Nguyễn Ánh trong việc xây dựng, củng cố thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa.

Ngoài ra, việc huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, làm trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi.

Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Vì vậy nhà chúa rất quý trọng ông, coi ông là ân nhân.

Trong cuộc vây thành Quy Nhơn đánh quân Tây Sơn năm 1799, giám mục Bá Đa Lộc mất. Mộ phần bề thế của ông được dân chúng gọi là Lăng Cha Cả. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng mộ thật của ông nằm ở Lăng Ngọc Hội, cách thành phố Nha Trang 8 km
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trở lại với Nguyễn Ánh.

Hiệp ước Véc-xai đã được ký, nhưng ko thể thực hiện vì cuộc Cách mạng Pháp nổ ra. Tuy nhiên, hiệp ước này chứng tỏ tham vọng của Bá Đa Lộc và khát khao dùng mọi nguồn lực để lập quốc của Nguyễn Ánh.

Nguyễn Lữ trấn giữ thành Gia Định nhưng tài hèn sức kém, không chống đỡ được quân Nguyễn Ánh. Ở Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc yên phận không giúp đỡ em. Nguyễn Huệ ngoài Phú Xuân còn lo đánh đông dẹp Bắc, tiêu diệt Mãn Thanh... nên Nguyễn Ánh đã chiếm được Gia Định.

Nhờ sự trợ giúp từ người Pháp, Nguyễn Ánh xây thành bát quái tại đất Gia Định


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/24/Citadel_of_Saigon_before_1835.png
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,192
Động cơ
553,816 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Sử ở trong này cũng chẳng khác tình hình các Cháu nó phải học Sử lão nhể !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ.

Xây thành xong, Nguyễn Ánh không còn lo bị quân Tấy Sơn đánh phá, ổn định bộ máy, đốc thúc lao động, phát triển kinh tế, tang cường sức mạnh. Ông còn ra chính sách khuyến khích dân khẩn hoang, thêm đất trồng trot.

Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam của Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim có nói "Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy."

Vùng đất trở nên trù phú, thu hút dân nghèo từ phía Bắc chạy vào. Thanh thế NGuyễn Ánh lên cao.

Thừa gạo, NGuyễn Ánh còn viện trợ cho dân Xiêm khi họ thiếu đói. Hơn nữa, khi nghe Mãn Thanh mang đại quân đánh nước Việt, Nguyễn Ánh đã cho lính mang 50 vạn cân gạo bang đường biển ra tiếp tế cho quân Thanh. Giữa đường, đoàn thuyền lương gặp bão, chìm hết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cứ có thời cơ là Nguyễn Ánh cho quân ra đánh phá quân Tây Sơn.

Sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ mất, Quang Toản lên ngôi dù còn bé. Nhà Tây Sơn rối ren.

NGoài Bắc Hà, sĩ phu trung thành nhà Lê nổi lên chống phá, tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu.

Mọi quyền hành nhà Tây Sơn rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên.

Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".

Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến Trung Quốc giúp mình nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Long#cite_note-97
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quân Nguyễn Ánh lien tục đe dọa thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Cực chẳng đã, Nguyễn Nhạc cầu cứu vua cháu là Quang Toản điều quân vào giúp.

Quang Toản cho quân vào đánh, quân NGuyễn Ánh rút đi, nhưng Quang Toản lại chiếm luôn đất của vua bác. Nguyễn Nhạc nghe tin ức quá thổ huyết chết.

Sau khi có them đất đai, các tướng của Tây Sơn lại tranh nhau bổng lộc, quyền lợi, Quang Toản không quản lý được, nội bộ càng rối ren.

Nguyễn Ánh thừa cơ xốc tới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1797, Nguyễn Ánh điều quân đánh Quy NHơn. hai bên đánh nhau quyết liệt. Quân Tây Sơn từ Phú Xuân lại vào cứu.

Nhaận thấy Phú Xuân lơ là, NGuyễn ÁNh mang quân đánh vòng ra Phú Xuân vào tháng 5/1801. Quang Toản thua chạy ra Bắc. NGuyễn ÁNh chiếm được Phú Xuân.

Sụp đổ dây chuyền, dù có cứu viện và đã từng chiếm lại Quy Nhơn, xong quân Tây Sơn vẫn thua trận. NGuyễn Ánh chiếm cả Nghệ An vào đầu năm 1802.

Sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802).

Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long.

Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn.http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Long#cite_note-harvnb47-118
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt lại. Nguyễn Ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:
  • Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.
  • Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục.
  • Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...
  • Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.
  • Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).
Việc làm này của ông về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của Nguyễn Ánh. Theo phân tích của các sử gia, cuộc báo thù này có hai mục đích:
  • Trả thù cho những việc Tây Sơn làm với cho gia tộc và bản thân Nguyễn Ánh trước kia: phá lăng mộ các chúa Nguyễn, giết chết người thân và cả những đắng cay trong những ngày tháng lênh đênh trốn chạy.
  • Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê-Trịnh) phải quy thuận trước vương triều mới.
Có lẽ vì vậy, Nguyễn Ánh không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. Ông tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù"; nhưng trong các đánh giá về sau về sự việc này, sử sách cho rằng Nguyễn Ánh thực hiện quá tay và "đôi lúc rất tiểu nhân".
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
NGuyễn Ánh lên ngôi, định đô ở Phú Xuân (Huế).

ÔNg cũng là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm 1816.


Moột số đánh giá:

Phương án cầu viện đối với nhà vua là con dao hai lưỡi, nhục nhã và vinh quang, Gia Long không phải không biết điều này. Nhưng khao khát muốn khôi phục vương nghiệp đã khiến vị vua này có những hành động đi ngược lại quyền lợi Tổ Quốc khi ông cầu viện người Pháp mặc dù trong thâm tâm ông không ưa gì họ. Cố thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của họ, ông chỉ còn hy vọng gửi gắm vào Minh Mệnh, người nối ngôi ông giải quyết những mâu thuẫn này. Nhà vua đã có thái độ khéo léo để giữ độc lập nhưng ý muốn của ông đã bị thực tế phũ phàng xóa bỏ. Tất nhiên nhìn rộng ra, lịch sử thế giới thời kỳ này là những cuộc chiến tranh giành thuộc địa của Tư bản. Một điều tất yếu là những nước yếu sẽ bị thôn tính dầu có ai đó "cõng rắn" về hay không. Nhưng lịch sử đã đi theo con đường riêng của nó và dù vị vua khởi đầu triều Nguyễn có những công lao nhất định trong việc thống nhất quốc gia, xây dựng một chính quyền quân chủ hùng mạnh nhưng ông vẫn không thể xóa mờ vết đen trong sự nghiệp khi cầu viện ngoại bang.

Ngoài ra, sự tàn bạo của ông khi áp dụng các hình phạt thời Trung cổ, trả thù Tây Sơn khiến hậu thế nhiều khi có định kiến nặng nề về ông đến nỗi xóa nhòa hết công lao nhất định của ông đối với thông nhất đất nước. Và đó là điều đáng tiếc đối với vị quân vương quá nặng về khôi phục vương nghiệp, cố đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào.

—Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung

Riêng về việc định đô ở Huế của Nguyễn Ánh, sử gia Phạm Văn Sơn cho là một sai lầm:

Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cỗi rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng. Phải chăng Gia Long đã e ngại những uy tín còn sót lại của hai họ Lê Trịnh, nhưng nếu đủ tài thi thố ân uy thì mình là thái dương mà các triều đại đã qua chỉ là những ngọn lửa tàn, đâu đáng sợ! Sau này Bắc Hà ly loạn liên miên, lòng dân khảng tảng vì triều đình ở quá xa rồi 50 năm sau giặc Pháp tiến vào nội địa của ta, hàng vạn quân của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết không chống nổi mấy chiếc tàu, vài trăm lính của Francis Garnier, H. Rivière và De Courcy. Đấy chẳng là sự vụng tính của vua Gia Long vì đã bỏ gốc lấy ngọn đó sao?



Cũng còn có ý kiến cho rằng triều đại nhà Nguyễn từ đời vua Gia Long trở đi là triều đại phong kiến tàn ác, khắc nghiệt. Thực ra, đây chưa hẳn là do Gia Long có chính sách lạc hậu, *********. Tình hình loạn lạc, đói kém đã diễn ra suốt thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược. Nhà Nguyễn bất lực nên phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Riêng Gia Long, sự cố gắng chấn hưng lại rõ ràng, cần phải có sự công bằng, không định kiến không bị ảnh hưởng thiên lệch mà đặt lại vấn đề Gia Long cho đúng sự thật ở nơi ông.


—Vũ Ngọc Khánh​
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vuongnq

Xe hơi
Biển số
OF-168832
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
130
Động cơ
345,860 Mã lực
cụ này chắc là giáo viên dạy sử, em cảm ơn cụ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nguyễn Ánh lập nên nhà Nguyễn

Nhà Nguyễntriều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm.

Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ.

Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo.

Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số.

Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị.

Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp.

Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ.

Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đánh giá:

Nhà Nguyễn là vương triều đã hoàn thành việc chấm dứt chia cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá trình này .

Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức.

Đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng.

Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực.

Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như “Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top