[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Những nguyên nhân cơ bản là:

1.Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.

2.Giai cấp phong kiến Việt Nam chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.

3.Không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.

4.Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng. Riêng nguyên nhân này còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Về việc triều Nguyễn để VN rơi vào tay Pháp, ta tham khảo một số nhận định sau:

Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.

Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập...Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối...không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn

Phan Huy Lê


Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình. Những cuộc chiến đấu dũng mãnh của quan quân triều đình cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng...

Dương Trung Quốc
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Tài liệu về nhà Nguyễn rất nhiều, cụ nào muốn tìm hiểu cũng rất thuận lợi nên em xin dừng phần nói về nhà Nguyễn tại đây để chuyển sang phần khác, từ khi Pháp xâm lược VN.

Trước khi sang phần mới, xin chuyển đến các cụ/mợ lịch sử tên gọi nước ta qua từng thời kỳ


Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.


Âu Lạc Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.


Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

Dã Năng?


Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.


Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.


Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si"
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn.

Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa.

Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn.

Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam".

Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...

Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
An Nam hoặc Đại Nam

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận.

Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,993
Động cơ
476,417 Mã lực
Việt Nam còn có nghĩa là Vượt lên ở phía Nam! Có cụ nào rành chữ Hán Nôm thì giải thích thêm càng tốt :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976.

Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.
Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,321
Động cơ
2,951,282 Mã lực
Nơi ở
Internet
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

Cái này đang có ý kiến đổi lại thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như trước đấy ạ. Cá nhân em ủng hộ vì nó ngắn gọn và bỏ được chữ XHCN thì dễ thêm bạn bớt thù hơn.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
10,180
Động cơ
517,847 Mã lực
CR-Vic nói:
Việt Nam còn có nghĩa là Vượt lên ở phía Nam! Có cụ nào rành chữ Hán Nôm thì giải thích thêm càng tốt :D
Vậy là chữ Việt trong việt vị, việt dã, tức là băng qua, tiến về phải không ạ? Vậy đây là tộc người quyết tìm về phương Nam ạ ?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Có ý kiến cho rằng Việt đúng là vượt, nhưng Nam trong tiến Hán giống như "Nạn"....lúc nào cũng phải cố để vượt nạn :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin tiếp đến thời Pháp thuộc

Pháp thuộc bắt đầu từ năm 1884 đến 1945. Đây là thời kỳ VN, Lào và Cam thuộc Đông Dương, trở thành thuộc địa của Pháp.

Sau khi xâm chiếm thành công Đông Dương, người Pháp chia Việt Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; cùng với 2 xứ bảo hộ Ai Lao (Lào) và Cao Miên (Campuchia) trở thành Liên bang Đông Dương.



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Liên bang Đông Dương đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp.

Liên bang này bao gồm sáu xứ:

1.Nam Kỳ (Cochinchine) (chiếm của Đại Nam năm 1862 (3 tỉnh miền Đông cùng với Côn Đảo) và (3 tỉnh miền Tây, đảo Phú Quốc và các đảo trong Vịnh Thái Lan năm 1867).

2.Bắc Kỳ(Tonkin) (chiếm của Đại Nam năm 1883-1884 (phần lớn phía Đông) và vùng Tây Bắc năm 1885-1888).

3.Trung Kỳ (Annam) (lấy từ Đại Nam năm 1883-1884)

4.Lào (Laos) (vùng bảo hộ và vùng lấy từ Đại Nam vào năm 1888-1893, vùng lấy từ Thái Lan năm 1904).

5.Campuchia (Cambodge) (vùng bảo hộ từ năm 1863-1867 và vùng lấy lại từ Thái Lan năm 1904-1907).

6.Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan) (lấy làm nhượng địa từ Trung Hoa năm 1898).

Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tiếp nối nhà Nguyễn của Việt Nam, Pháp thực sự kiểm soát năm 1920 và tuyên bố chủ quyền năm 1921.

Về mặt địa lý, tên gọi Đông Dươngcòn có thể bao gồm cả Thái, Miến và bán đảo Mã Lai.
 

viettay

Xe máy
Biển số
OF-77140
Ngày cấp bằng
6/11/10
Số km
82
Động cơ
420,640 Mã lực
Sử ta ảo lắm ạ, ảo là do người kể, người viết ảo chứ thực tế nó hoàn toàn ko ảo.
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,645
Động cơ
548,776 Mã lực
Cụ kể chi tiết thời oánh Pháp và oánh Mẽo nhé. Đọc trong sách em thấy nó cứ thế nào ấy :-"
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Có cụ thích, có cụ không thích, nhưng em cứ pót tiếp :D

Bây giờ ta sẽ điểm lại quá trình Pháp xâm lược Việt Nam.

Giai đoạn đầu những năm 1800, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, lập nên triều Nguyễn.

Như đã trình bày, trong quá trình tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài để chống lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng viện đến sức mạnh Pháp. Ông đã cho con trai mình là Hoàng tử Cảnh được đi cùng đặc sứ Bá Đa Lộc sang Paris đặt vấn đề với triều đình Pháp.

Hai bên đã ký Hiệp ước Véc-xai. Theo đó, Pháp sẽ giúp Nguyễn Ánh nhân lực, vật lực nhất định cho cuộc chiến chống Tây Sơn. Đổi lại, Nguyễn Ánh phải nhượng Côn Lôn cho PHáp. Hiệp ước này ko được thực hiện vì cuộc cách mạng Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ giai cấp phong kiến, thành lập nền cộng hòa.

Ở Việt Nam, thế lực Tây Sơn suy tàn, Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, lập ra triều Nguyễn. Nguyễn Ánh rất sợ VN bị phụ thuộc vào nước ngaòi nên muốn triều NGuyễn bế quan tỏa cảng, không giao lưu quốc tế. bản than NGuyễn ÁNh không lập thái tử cho con trai mình là Hoàng tử Cảnh vì cậu này than Pháp mà lập người khác (sau này là vua Minh Mạng) kế tiếp quan điểm của mình.

Cùng với xu thế thực dân xâm chiếm thuộc địa, thời gian ngắn sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, Pháp cử một chiến hạm sang để "nói chuyện" về những vấn đề đã ký trong Hiệp ước Véc-xai. Nguyễn Ánh lo ngại trả lời: Hồi đó không thực hiện, bây giờ coi như bỏ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Vị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, là quân xâm lược.

Ông không thích cả Công giáo của Châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a9/Matyrdom_of_Saint_Pierre_Borie_1838_Vietnam.jpg

Minh Mạng không đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Về buôn bán, ông không cấm, nhưng cũng không khuyến khích người Việt làm ăn với người châu Âu.

Nhưng một thế lực khác, một cái cớ khác đã cho người Pháp nói riêng và người châu Âu nói chung can thiệp vào Việt Nam, đó là NGƯỜI CÔNG GIÁO.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào giữa thế kỷ 19, ở Việt Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Công giáo. Hầu hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha.

Hầu hết người Việt Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ này cộng đồng Kitô giáo.

Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Việt Nam.

Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ.

Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.

Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top