[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Bắc Kỳ

Đứng đầu nền bảo hộ Bắc Kỳ là Thống sứ người Pháp (Résidents supérieurs) (1889-1955) cùng ba nghị hội "Hội đồng Bảo hộ", "Hội đồng Pháp nhân" (đại diện người Pháp), và "Viện Dân biểu Bắc Kỳ" (đại diện người Việt).

Viên thống sứ tuy là người Pháp nhưng kể từ ngày 26 Tháng Bảy năm 1897 kiêm cả chức đại diện cho Nam triều, tức là kinh lược sứ của vua nhà Nguyễn.

Các quan lại bản xứ trên danh nghĩa là quan của triều đình Huế nhưng đều trực thuộc quyền viên thống sứ. Chủ quyền của triều đình Huế ở Bắc Kỳ từ đó càng bị thu hẹp. Trước năm 1889, khâm sứ Trung Kỳ đại diện cho cả hai xứ Bắc và Trung Kỳ.

Kể từ năm 1900 Thống sứ Bắc Kỳ kiêm luôn chức quản trị Quảng Châu Loan tuy đây là một nhượng địa riêng với hạn kỳ 99 năm.

Cấp tỉnh thì hội đồng tỉnh bắt đầu hiện diện từ năm 1886 nhưng hoạt động yếu ớt. Ở cấp làng xã thì cũng như tiền triều nhà Nguyễn, người dân được tự trị. Mãi đến năm 1941 ở Bắc Kỳ mới thực hiện cải cách, cho dân chúng đầu phiếu bầu hội đồng xã

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Trung Kỳ

Đứng đầu nền bảo hộ Trung Kỳ là Khâm sứ người Pháp. Chức vụ này từ năm 1884 đến 1889 có tên là Résidents généraux d'Annam. Sau năm 1889 thì đổi thành Résidents supérieurs (1889-1953). Hành dinh của Khâm sứ Pháp đặt ở Huế. Sang thập niên 1950 thì chuyển vào Đà Lạt

Khâm sứ Trung Kỳ tham gia hội đồng phụ chính từ năm 1887, đến Tháng Sáu năm 1895 thì có đặc quyền chủ tọa Hội đồng Cơ mật và cả Tôn nhân phủ. Tất cả các công văn sắc dụ ban hành đều phải có chữ ký phê thuận của viên khâm sứ.

Ngoài ra Triều đình Huế kể từ Tháng Chín 1897 phải chịu cho một viên hội lý người Pháp làm quản sự cho mỗi vị thượng thư trong Lục bộ cũ.

Hiệp sức với viên Khâm sứ là "Hội đồng Bảo hộ" và "Hội đồng Pháp nhân" (đại diện người Pháp). Trung Kỳ cũng có "Viện Dân biểu Trung Kỳ" thành lập năm 1926 nhưng cơ quan này kể từ năm 1932 không thuộc chính phủ bảo hộ nữa mà thuộc triều đình Huế kiểm soát. Trước năm 1932 Viện Dân biểu trực thuộc viên Khâm sứ Pháp.

Thống sứ Bắc Kỳ hay Khâm sứ Trung Kỳ là hai cách gọi khác nhau của người Việt nhưng chức vị và quyền hành trong chính phủ Bảo hộ thì giống nhau. Tiếng Pháp gọi chức vụ này là résident supérieur, đúng ra dịch sát nghĩa là "lưu trú quan đại thần".

Ở cấp tỉnh thì có hội đồng tỉnh, thành lập từ năm 1913, muộn hơn Bắc Kỳ 27 năm, và mãi đến năm 1942 mới bắt đầu tổ chức lại thôn xã và cho phép người dân đầu phiếu hội đồng xã.

Vùng duyên hải thì hệ thống quan lại và hành chánh của người Việt thì giữ nguyên nhưng ở trên Cao nguyên thì người Pháp lập một khu riêng, không do người Việt quản trị, gọi là Pays Montagnards du Sud bắt đầu vào thập niên 1920. Người Việt không có giấy phép không được lên vùng này


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở Lào và Miên cũng có khâm sứ như Trung Kỳ. Khâm sứ Pháp ở Cao Miên kể từ năm 1897 có quyền hành rộng lớn như khâm sứ ở Huế.

Ở cấp tỉnh thì ở mỗi tỉnh có công sứ (résident) người Pháp trong khi người Việt thì có tổng đốc, tuần phủ hay quản đạo tùy theo tỉnh lớn hay nhỏ ở Bắc hay Trung Kỳ.

Dinh công sứ không nhất thiết đặt ở tỉnh lỵ như tỉnh Bắc Ninh thì công sứ đặt hành sở ở Gia Lâm. Bắc Kỳ và Trung Kỳ ở cấp phủ huyện, người Pháp còn đặt một số đại lý (délégués) giám sát việc cai trị. Như tỉnh Ninh Bình thì dinh công sứ đặt ở Phát Diệm và một đại lý nữa ở Phủ Nho Quan.

Viên công sứ nắm quyền thuế vụ.

Ở Cao Miên thì khet (tương đương với "tỉnh") thì có chau-faikhet. ở Lào không có cấp tỉnh mà chỉ có cấp tương đương với huyện (tiếng Pháp: préfecture) gọi là muong, có chao-muong đứng đầu.

Công sứ Pháp ở Cao Miên so với Việt Nam thì việc cai trị có tính trực tiếp hơn tuy vẫn là trên danh nghĩa "bảo hộ". Công sứ ở Miên có thực quyền trị an, thu thuế, mở mang kinh tế mà không cần sự ưng thuận của Miên triều
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Pháp luật

Pháp luật ở Trung Kỳ thì dùng Bộ Luật Gia Long bổ sung với hình luật và dân luật của Pháp. Ở cấp dưới thì quan tri phủ và tri huyện đứng làm quan tòa sơ thẩm, quan tỉnh xét phúc thẩm và công sứ Pháp có nhiệm vụ kiểm sát. Chung thẩm thì có bộ Hộ và bộ Hình cùng khâm sứ Pháp.


Ở Bắc Kỳ thì có bộ "Hoàng ******** luật" ban hành năm 1918 dùng bộ luật Gia Long nhưng sửa đổi theo thích ứng của chính quyền Pháp. Cũng giống như Trung Kỳ, quan tri phủ và tri huyện xét sơ thẩm. Đệ nhị cấp thì có công sứ Pháp làm chính thẩm còn quan tổng đốc và tuần phủ làm bồi thẩm. Trên hết là tòa Phúc thẩm Hà Nội.


Đối với người Pháp thì luật lệ bản xứ không áp dụng cho họ vì họ được xét xử dưới bộ luật Pháp như ở chính quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Địa giới

Dưới sự cai trị của Pháp, địa giới các xứ Đông Dương được phân định lại. Công ước Pháp-Thanh 1887 lấy đông kinh tuyến 105º43’ làm giới hạn bên bờ VinhBBawcc Việt nên một dải đất Trường Bình, Bạch Long ở phía bắc sông Bắc Luân thuộc tổng Vạn Ninh bị nhượng cho nhà Thanh.



Việc đóng mốc phân định biên giới hoàn thành năm 1896. Vì sự chia cắt đó đến năm 2000 vẫn có 22.000 người Kinh là hậu duệ người Việt cũ ở đất Quảng Tây. Ngược lại đất các vùng Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai xưa là phên giậu biên thùy, từng triều cống Lão Qua, thì nay được sáp nhập vào Bắc Kỳ.



Đất TRấn Ninh và Sầm CHâu mặc dù có quan Việt cai quản thì người Pháp lại cắt cho Lào kể từ năm 1895 và 1903.


Vùng Cao nguyên Trung phần thì người Pháp năm 1893 buộc triều đình Huế cắt ra và cho phụ thuộc Lào. Năm 1904, Darlac (Ban Mê Thuột) mới được trả lại Trung Kỳ. Kin Tum về với đất Việt năm 1905http://vi.wikipedia.org/wiki/1905.



Tuy nhiên khu vực cao nguyên này gần như trực thuộc người Pháp cai trị. Triều đình Huế có quyền bổ nhiệm viên quan quản đạo nhưng thực quyền nằm trong tay công sứ Pháp.



Năm 1923 chính công sứ Darlac đã ra lệnh tuyệt cấm người Việt lên lập nghiệp ở Darlac rồi lại vận động Khâm sứ Trung Kỳ áp dụng chung chính sách này cho toàn cao nguyên Trung phần.


Năm 1916 vì bất ổn ở vùng biên giới Việt-Hoa, chính quyền Bảo hộ cho lập năm quân khu để kiểm soát vùng cực bắc xứ Bắc Kỳ và Lào.


Từ thập niên 1890 chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế đã có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sanhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này.

Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Kinh tế

Kinh tế Đông Pháp chủ yếu là một nền kinh tế thuộc địa để hỗ trợ cho kinh tế Pháp chứ không có kế hoạch tự túc hoặc phát triển theo khả năng bản xứ.

Toàn quyền Pasquier đã khẳng định: "Lợi nhuận từ Đông Dương phải trao lại cho nước Pháp". Đông Pháp là nguồn nguyên liệu và vật liệu bán chế trong khi mẫu quốc Pháp cung ứng những sản phẩm chế biến để bán lại sang Đông Pháp.

Về mặt nông lâm, cơ chế đồn điền nhất là đồn điền cao su để cung cấp cho thị trường Âu Mỹ là một điển hình cho mối tương quan giữa Pháp và Đông Pháp.

Cây cao su Hevea brasiliensis đầu tiên đem từ Mã Lai sang trồng ở Đông Dương là vào năm 1897 ở Sài Gòn. Đến năm 1905 thì cạo mủ thấy sản xuất được nên bắt đầu phát động đem trồng nhiều nơi.

Nhiều công ty lớn của Pháp như Michelin đều đầu tư vào ngành này, sở hữu những đồn điền với diện tích rộng lớn, tổng cộng chiếm hơn 138.000 hecta trên toàn Đông Dương.

Tính đến năm 1926 thì diện tích trồng cao su là hơn 166.000 ha với 13 triệu cây cao su. Số lượng nhân công cần để khai thác nguồn lợi này cũng đã làm giao động xã hội bản xứ.

Lượng cao su xuất cảng đạt hơn 10 nghìn tấn vào năm 1929 và tiếp tục gia tăng đến khi CTTG lần thứ 2 bùng nổ. Sản lượng cao su sau đó tụt xuống chỉ còn 15% sản lượng tiền chiến và không phục hồi được cho dù có đến cuối thập niên 1940 đã đạt khoảng 60% sản lượng cao nhất.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Lượng nông phẩm lớn nhất của Đông Dương là lúa gạo, đạt 2.140.000 tấn xuất cảng năm 1937 với diện tích canh tác ở Nam Kỳ tăng mạnh từ 522.000 hecta năm 1880 đến 2 triệu 2 hecta năm 1937.


Những khu vực kinh tế khác được chính phủ Bảo hộ lưu ý là khoáng sản (than đá, chì, kẽm), chè, cà phê, hạt tiêu. Kỹ nghệ nhẹ như ngành dệt, thuốc lá, xi măngcũng được phát triển.


Kỹ nghệ lớn nhất với khoảng 50.000 công nhân là ngành khai thác than đá, chủ yếu ở Hà Tu và Hòn Gai (Pháp gọi là Hongay) và Cẩm Phả của công ty "Société de Charbonnages du Tonkin".



Hãng "Société de Charbonnages du Đông Triều" thì khai thác ở Kê Bào. Năm 1930 sản lượng than đá khai thác là 1.890.000 tấn, trong đó 3/4 được xuất cảng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Cơ quan điều hành kinh tế cho cả sáu xứ Đông Pháp là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine), thành lập từ năm 1875. Ngân hàng này có đặc quyền phát hành đồng bạc Đông Dương.


Chính quyền Bảo hộ còn giành độc quyền bán thuốc phiểnwuuwowuuj và muối, còn được gọi là thuế "môn bài". Ba khoản thu này cộng thêm quan thuế xuất nhập khẩu cung ứng 95% ngân sách để trả lương công chức.



Lấy trường hợp thu ngân của chính phủ Bảo hộ ở Bắc Kỳ năm 1886 trên tổng số 134 triệu đồng thì bốn nguồn thuế chính là:

  1. thuế thuốc phiện: 45 triệu
  2. thuế rượu: 20 triệu đồng
  3. thuế muối: 45 triệu đồng
  4. Thuế thân: 21 triệu đồng.
Độc quyềnnấu rượu thì giao cho công ty Société des Distilleries d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (Régie de Alcool), tục gọi là "rượu ty". Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu.

Đối với thuốc phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người Hoa.
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,448
Động cơ
409,666 Mã lực
Cụ chủ xem lại cái chữ "liên bang" xem có thật không?
Theo em k tồn tại cái liên bang Đông Dương, dân tình gọi nôm na vậy thôi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Giao thông

Nỗ lực lớn nhất của nhà nước Bảo hộ là xây dựng hệ thống đường sắt.



Đoạn đường sắt thiết lập trước tiên với kinh phí 11,6 triệu Franc là ở Nam Kỳ, dài 71 cây số, hoàn tất Tháng Bảy năm 1885 nối liền Sài Gòn và Mỹ Tho



Vào những năm 1897-1900 thì con đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn hoàn thành ở Bắc Kỳ với giá trị chiến lược cao để củng cố vùng biên giới Việt-Hoa. Sau đó nhà nước chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt Xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội và Sài Gòn.



Dự án này đến năm 1936 mới xây xong, chạy dài từ Nam Quan đến Mỹ Tho với chiều dài 1714 km. Đây là tiền thân của đường sắt Bắc Nam của Việt Nam sau này. Hành trình Sài Gòn - Hà Nội mất 60 giờ đồng hồ, tức hai ngày và ba đêm.


Ngoài ra còn có những nhánh đường sắt khác từ Nam Vang đến biên giới Xiêm; từ Sài Gòn đi Lộc Ninh; từ Tháp CHàm lên Đà Lạt... Riêng đoạn đường từ Hải Phòng lên Hà Nội rồi từ Hà Nội ngược sông THao vượt biên giới Việt-Hoa sang Vân Nam thì do tư nhân hãng "Compagnie Française des Chemins de fer de l'Indochine et du Yunnan" khai thác.

Tính đến năm 1939 thì toàn cõi Đông Dương có 3.372 km đường sắt

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở hai đô thị chính, Sài Gòn và Hà Nội chính quyền còn cho thiết lập hệ thống "tàu điện" (tramways).

Tàu điện Sài Gòn khánh thành năm 1881 lúc đầu chạy bằng hơi nước và đến năm 1923 mới chính thức chạy bằng điện. Lộ trình 72 km này nối Chợ Lớn, Sài Gòn (theo đường Gallieni, sau năm 1955 là đương Trần Hưng Đạo) rồi tỏa ra Hóc Môn, Gò Vấp, phục vụ đến năm 1953 mới tháo bỏ.

Tàu điện Hà Nội với 29 km đường rày khởi dụng năm 1901 và mãi đến năm 1990 mới thôi



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Công trình phát triển đường sá thì có cầu sông cái dài hơn 1,600 m do công ty Daydé et Pillé thực hiện từ năm 1897 đến 1901 mới xong là công trình đáng kể nhất.






Ngoài ra còn có những xây cất nhỏ hơn như cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã ở Thanh Hóa;





Cầu Trường Tiền ngang sông Hương ở Huế, v.v.





Con đường thiên lý sau đó được dải nhựa dần để xe hơi có thể chạy suốt từ biên giới Việt-Hoa đến biên giới Miên-Xiêm. Tổng cộng trên toàn cõi có khoảng 28.000 km đường trải nhựa hoặc trải đá sỏi.


Chính phủ Pháp cũng cho thiết lập hệ thống dây thép điện tín, đoạn đầu tiên hoàn tất năm 1862 nối Sài Gòn, Biên Hòa và Chợ Lớn. Đến năm 1888 thì đường dây liên lạc Sài Gòn-Hà Nội cũng làm xong.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Xã hội Việt Nam khi đối diện nền kinh tế mới của người Pháp biến đổi và phân hóa sâu sắc.

Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông dân vẫn tồn tại và là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội. Địa chủ sở hữu phần lớn ruộng đất.

Dù chỉ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng địa chủ nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Một số dùng thế lực của Pháp để thủ lợi.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), cũng là thành phần gánh chịu phần lớn phí tổn của nền Bảo hộ.















 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Giai cấp công nhân nhỏ hơn, hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Họ tập trung ở các thành phố và khu vực khai thác mỏ.









 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Cũng tập trung ở thành thị là giai cấp tư sản và tiểu tư sản bao gồm doanh nhân. Ngoài ra trong nhóm này cũng là giới học sinh, trí thức, thợ thủ công, công chức và những người làm nghề tự do.


Các thành phần xã hội tuy chung một khái niệm yêu nước nhưng cũng có khi đối chọi về kinh tế và văn hóa.



































 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Cụ chủ xem lại cái chữ "liên bang" xem có thật không?
Theo em k tồn tại cái liên bang Đông Dương, dân tình gọi nôm na vậy thôi.
Coó thật đấy ạ. Với quốc tế, vùng này có 2 tên gọi: Liên bang Đông Dương (tiếng Pháp: Union Indochinoise), đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) hoặc Đông Pháp.

Từ Union cũng phản ánh đúng thực tế vì nó là tập hợp của những xư, những kỳ gần như khác biệt hoặc có cơ chế quản lý riêng.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin tiếp ạ

Chế độ mà người Pháp áp đặt ở Việt Nam là CHẾ ĐỘ THỰC DÂN

Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác.

Mẫu quốc là nước tuyên bố chủ quyền đối với những thuộc địa này. Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thực dân áp đặt thay đổi.

Chủ nghĩa thực dân thường dùng để nhắc đến một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi những người châu Âu tiến hành xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác. Những lý do để thực hiện chính sách thực dân trong thời kỳ này bao gồm:
  • Thu lợi về kinh tế.
  • Mở rộng uy quyền của mẫu quốc.
  • Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc.
  • Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân.
Một số người thực dân cho rằng họ đang giúp đỡ những dân bản xứ bằng cách khai hóa cho họ bằng Giáo lý Cơ đốc và nền văn minh. Tuy nhiên, sự thật thường là sự nô dịch, chiếm đất hoặc cái chết

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,753
Động cơ
697,036 Mã lực
Các nhà sử học thường phân biệt hai loại chủ nghĩa thực dân, chủ yếu dựa trên số người từ mẫu quốc định cư tại thuộc địa:
  • Chủ nghĩa thực dân định cư với đội ngũ thực dân đông đảo, chủ yếu tìm những mảnh mất màu mỡ để lập trại.
  • Chủ nghĩa thực dân bóc lột có số thực dân ít hơn, thường chú trọng đến việc bòn rút nguồn tài nguyên để xuất khẩu sang mẫu quốc.
Loại thực dân này bao gồm các trạm thông thương nhưng cũng gồm cả những thuộc địa lớn hơn, tại đó những người xâm chiếm sẽ nắm quyền điều hành nhiều hơn, sở hữu nhiều đất đai và tư bản hơn nhưng dựa vào nguồn lao động là những người dân bản xứ.







Cũng có sự trùng lắp giữa hai mô hình thực dân này. Trong cả hai trường hợp trên, đều có hiện tượng người chuyển từ mẫu quốc sang thuộc địa còn hàng hóa được xuất từ thuộc địa qua mẫu quốc.
 

pr.

Xe buýt
Biển số
OF-90152
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
610
Động cơ
410,380 Mã lực
Website
www.anphabe.com
Cụ Lầm ơi, nguồn gốc dân tộc Việt là từ đâu ra ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top