[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907.

Đây là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc.

Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động, nhưng chỉ ở diện hẹp và bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1913).

Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của Khổng giáo, chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới.

Đồng thời học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc. Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở phố Hàng Đào, Hà Nội



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về giảng dạy.

Bắt đầu là ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên nghĩa thục có tên tuổi như Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí; ở Hoài Đức còn có 3 phân hiệu nghĩa thục ở thôn Canh, Tây Mỗ, Tân Hội;

ở Hưng Yên cũng có 2 huyện có nghĩa thục, lại còn mở thêm một hiệu buôn nội hoá là Hưng Lợi Tế.

Hải Dương, Thái Bình, nghĩa thục cũng phát triển khá mạnh mẽ, lại còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế. Thậm chí, nghĩa thục của Thái Bình còn cử người đi liên hệ với phong trào chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, muốn ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế...

Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung.

Sau vụ chống thuế Trung kỳ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), chế độ thuộc địa của Pháp nhân đó quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp, bắt hầu hết giáo viên, giải tán hội buôn, đóng cửa Đăng Cổ Tùng Báo, cấm diễn thuyết, nói chuyện, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của nhà trường
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Phong trào có hai mục tiêu:
  • Bỏ tư tưởng Khổng giáo, Tống nho, Hán nho. Du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hoá, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục (dịch, viết sách giáo khoa), báo chí, tuyên truyền, cổ động.
  • Chấn hưng thực nghiệp. Mở tiệm buôn, phát triển công thương
Bài Thiết tiền ca của Nguyễn Phan Lăng, biệt hiệu là Đoàn Xuyên.


Trời đất hỡi! dân ta khốn khổ,
Đủ trăm đường thuế nọ thuế kia,
Lưới vây chài quét trăm bề
Róc xương, róc thịt còn gì nữa đâu

Chợt lại thấy bắt tiêu tiền sắt
Thoạt tai nghe bần bật khúc lòng!
Trời ơi có khổ hay không?
Khổ gì bằng khổ mắc trong cường quyền

Lấy mẹo lừa giết hết chúng ta
Bạc vào đem sắt đổ ra,
Bạc kia thu hết sắt mà làm chi?...

Bài thơ được truyền tụng rộng rãi, từ kẻ chợ đến thôn quê, không ai chịu dùng tiền sắt nữa. Chính phủ Pháp ra lệnh bắt giam một số, nhưng càng đàn áp, dân chúng càng nghi kị, có nơi gần như bãi thị.

Tiền phát cho quan lại, họ miễn cưỡng nhận, mang về giao cho vợ con, vợ con đem ra chợ tiêu không được, tình hình trở nên nghiêm trọng, chính phủ phải chịu thua, thu tiền sắt về.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vụ Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908.

Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.

Những người bị Pháp bắt sau vụ này

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo dự kiến:

Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp.

Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người.

Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội.

Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên.

Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam.

Ngày hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Số lính Pháp thì không có ai thiệt mạng vì độc dược.

Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người

Thủ cấp của Dương Bé và Đội Nhân sau khi bị hành hình


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/a/a1/Thucaphathanhdaudoc.jpg
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,196 Mã lực
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907.

Đây là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc.

Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng

Liệu có phải nhờ cái này mà chữ quốc ngũ đựoc phổ cập rộng rãi không hả cụ Lầm
 

viciv

Xe buýt
Biển số
OF-17606
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
745
Động cơ
513,614 Mã lực
Thực sự e rất dốt sử ta.
E thấy chả sao cả ạ.
Xin hết
Các cụ ném đá nhẹ tay
Nếu cụ nhận ra được là dốt sử mà lại bị "làm sao đó" thì nhất định cụ đã học sử rồi. Nên cụ nói "chả sao cả" cũng là bình thường.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Liệu có phải nhờ cái này mà chữ quốc ngũ đựoc phổ cập rộng rãi không hả cụ Lầm
Công bằng mà nói phong trào này chỉ góp phần cho việc phổ cập chữ quốc ngữ thôi, vì chỉ tồn tại trong thơi gian ngắn . Điều đáng nói là các cụ nhà ta không ngồi yên .
 

Meczin

Xe tăng
Biển số
OF-154193
Ngày cấp bằng
27/8/12
Số km
1,047
Động cơ
363,940 Mã lực
Em thật hâm mộ cụ Lầm với những cống hiến cho OF về lịch sử. Đánh dấu để theo dõi
 

butbi66

Xe hơi
Biển số
OF-193304
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
113
Động cơ
329,370 Mã lực
E cũng oánh dấu rảnh vào ngâm cứu.
 

Hungtantien

Xe buýt
Biển số
OF-180957
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
533
Động cơ
341,530 Mã lực
Cảm ơn các bài viết của cụ chủ thớt
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em sẽ tiếp tục

Nhưng trước hết em xin thông báo: Cụ nào muốn tìm hiểu lịch sử, nhưng ngại đọc, bên em đã cho ra cuốn sách này. Nếu muốn mua, mời các cụ đến góc phố Phan Huy Chú-Lý Thường Kiệt-HN, chỗ tòa nhà Thông tấn để mua sách ạ.

Cảm ơn các cụ

 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Kết quả của đồng hóa thôi mà cu. Sóng lớn đè sóng bé . Chẳng có cuộc thảm sát nào, nhưng theo lẽ tự nhiên mạnh thắng yếu . Rồi ta nhìn lại 1.000 năm Bắc thuộc mà nghĩ suy, cụ ạ .

Hôm nay họp hành xong xuôi, rảnh rang, em xin tiếp tục ạ :D
Hình như cũng có trấn áp sắc tộc, bắt mấy chục vạn tù binh gì đó mà?
Quy mô ngang nhau, lại ở xa đến...trình độ không hơn, Việt.đâu dễ đồng hóa Chăm, mà đồng hóa cụ thể là thế nào?
Rồi vương quốc Phù Nam biến mất đi đâu? Hiện vật của văn hóa Óc Eo có cả vật liệu thủy tinh là ở đâu ra?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hình như cũng có trấn áp sắc tộc, bắt mấy chục vạn tù binh gì đó mà?
Quy mô ngang nhau, lại ở xa đến...trình độ không hơn, Việt.đâu dễ đồng hóa Chăm, mà đồng hóa cụ thể là thế nào?
Rồi vương quốc Phù Nam biến mất đi đâu? Hiện vật của văn hóa Óc Eo có cả vật liệu thủy tinh là ở đâu ra?
-Quan hệ Đại Việt-Chăm Pa xem như bắt đầu từ năm 968, khi vua Đinh Tiên Hoàng lập ra nước Đại Cồ Việt, với tư cách là quốc gia độc lập đến năm 1832, khi vua Minh Mạng xóa bỏ chế độ tự trị của người Chăm, đổi Thuận Thành Trấn thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp.

-Năm 979, hạm đội Chiêm Thành hơn nghìn chiếc do vua Chăm là Parameshvaravarman I (Bê Mi Thuế) chỉ huy, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn đường theo hai cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang muốn vào đánh cướp Hoa Lư, nhưng gặp bão hầu hết các thuyền bị đắm, thuyền của vua Chiêm thoát chết trở về nước.

-Năm 982, vua Lê Đại Hành thân hànhg đi chinh phạt Chiêm Thành. Nguyên do trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị vua Chiêm bắt giam. Vua tức giận, sai đóng chiến thuyền sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh. Vua Chiêm Parameshvaravarman I (Bê Mi Thuế) bị chém chết tại trận, quân Việt bắt sống quân Chiêm nhiều vô kể, thu nhiều vàng bạc châu báu, san phẳng kinh đô Indrapura (làng Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thời nhà Lý

-Năm 1020, vua Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở Bố Chính (nay thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng của Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, quân Chiêm chết đến quá nửa.

-Năm 1039, con vua Chiêm Thành là Địa Bà Lạt và Lạc Thuẫn, Sạ Đâu, La Kế, A Thát Lạt 5 người sang quy phục Đại Cồ Việt.

-Năm 1040, quan giữ trại Bố Chính của nước Chiêm Thành là Bố Linh, Bố Kha, Lan Đà Tinh đem bộ thuộc hơn trăm người sang quy phục Đại Cồ Việt.

-Năm 1043, "giặc gió sóng" (nghĩa là nhân gió sóng mà đi cướp) Chiêm Thành cướp bóc dân ven biển. Vua Lý Thái Tông sai Đào Xử Trung đi đánh, dẹp yên.

-Năm 1044, với lý do "Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang", vua Lý Thái Tông thân chinh đi chinh phạt ra oai với Chiêm Thành. Binh lính chưa chạm mà quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Tướng Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận. Đoạt được hơn 30 voi thuần, bắt sống hơn 5 nghìn quân Chiêm, số còn thì bị giết chết, xác chất đầy đồng.

Vua tỏ ý cảm khái, xuống lệnh rằng: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". Sau đó vua Lý Thái Tông đem quân vào thành Phật Thê bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa đem về nước. Khi đến hành điện Ly Nhân (nay là huyện Ly Nhân, Nam Hà), vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.

-Năm 1068, Chăm Pa quấy nhiễu biên giới Đại Việt.

-Năm 1069, Vua Lý Thánh tông thân chinh đánh Chăm Pa, tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya. Vua Rudravarman (Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quàng Bình, Quảng Trị này nay) để lấy tự do.
 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
3,221
Động cơ
529,416 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Anh chị em dùng mỹ phẩm, dầu gọi, thuốc nhuộm tóc lưu ý không nên mua hàng của cửa hàng đó. Bà già mình mua 1 hộp thuốc nhuộm tóc về nó bôi theo hướng dẫn nó bám kín hết đầu, bết như hắc ín, bà già phải gội đầu 3 lần trong đêm mà ko xong, rồi bị dị ứng mẫn khắp người. Vội vàng hôm sau phải mang trả 2 lọ còn lại. Bọn bán hàng ở đó đã ko xin lỗi lại còn kêu hàng của cháu nhập của công ty, không bị làm sao cả. May cho chúng nó mình ko đi cùng ko là mình làm um lên.

Anh chị em lưu ý của hàng ngày nằm gần đối diện Rosa nhé. Mới mở đc 6 tháng.​
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thời nhà Trần, lúc Đại Việt mạnh

-Các năm 1228, 1242 Chiêm Thành sang cống Đại Việt.

-Năm 1252, Vua Trần Thái Tông thân chính đánh Chiêm Thành, bắt được vợ của vua Chiêm Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp.

Nguyên do: "Chiêm Thành từ khi nhà Lý suy yếu, thường đem thuyền nhẹ đến cướp bóc dân cư ven biển. Vua lên ngôi, lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ, tuy họ có thường sang cống, nhưng lại đòi xin lại đất cũ, và có ý dòm ngó (nước ta). Vua giận, nên có việc thân chinh này."

-Năm 1262, 1265, 1266, 1267, 1269, 1270, Chiêm Thành sang cống Đại Việt.

-Năm 1279, Chiêm Thành sai Chế Năng, Tra Diệp sang cống. Chế Năng, Tra Diệp xin ở lại làm nội thần, vua TRần NHân Tông không nhận

-Năm 1282, Chiêm Thành cử Bố Bà Ma Các sang dâng voi trắng. Cũng trong năm này Toa Đô đem 50 vạn quân, loan tin sẽ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra là sang xâm lược Đại Việt.

-Năm 1285, Toa Đô đem 50 vạn quân từ Vân Nam qua nước Lão Qua (tức Lào ngày nay) , thẳng đến Chiêm Thành, hội với quân Nguyên ở Châu Ô, Châu Lý rôi cướp Châu Hoan, Châu Ái, tiến đóng ở Tây Kết (xã Đông Bình, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng ngày nay), hẹn trong ba năm sẽ san phẳng Đại Việt.

-Năm 1293, 1301, Chiêm Thành sang cống Đại Việt. Cũng trong năm 1301, thượng hoàng TRần NHân Tông vân du Chiêm Thành, hứa gả cháu gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, vua Champa.

-Năm 1305, Chiêm Thành cho Chế Bồ Đài sang Đại Việt dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn. Vua Anh Tông gả công chúa HUyền Trân cho chúa Chiêm Thành là CHế Mân. Chế Mân đem 2 châu Ô, Lý làm quà sính lễ.

-Năm 1307, Chế Mân chết. Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ TRần Khắc Chung sang Chiêm Thành lừa người Chiêm cứu công chúa Huyền Trân đem về để khỏi bị hỏa thiêu theo tục lệ Chiêm Thành.

-Năm 1311, vua TRần Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, vì cho rằng chúa nước Chiêm là Chế Chí phản trắc. Năm sau thì bắt được Chế Chí đem về Đại Việt, phong Chế Đà A Bà Niêm (em Chế Chí) làm Á hầu trấn giữ đất Chiêm.

-Năm 1313, Chiêm Thành bị người Xiêm xâm lược, vua Đại Việt cho quân sang cứu.

-Năm 1318, triều đình Đại Việt sai Huệ Vũ Đại Vương Trần Quốc CHẩn đi chinh phạt Chiêm Thành. Quân Chiêm thua trận tuy nhiên tộc tướng nhà Lý là Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến tử trận.

-Năm 1326, Huệ Túc Vương Trần Đại Niên (1306-1360) đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành nhưng không thắng.

-Năm 1342, vua Chiêm thành là Chế A Nan chết. Con rể là Trà Hòa Bố Đề tự lập làm vua, cho người đến Đại Việt báo tin buồn.

-Năm 1345, Phạm Nguyên Hằng sang sứ Chiêm Thành, trách hỏi về việc thiếu lễ triều cống hàng năm. Sau đó thì Chiêm Thành sai sứ sang cống, nhưng lễ vật rất sơ sài.

-Năm 1352, Chế Mỗ (con Chế A Nan) người Chiêm Thành chạy sang Đại Việt, dâng voi trắng, ngựa trắng và các cống vật xin đánh Trà Hòa Bố Để (con rễ Chế A Nan) mà lập Chế Mỗ làm vua Chiêm.

-Năm 1353, Đại Việt đem đại binh đi đánh Chiêm thành để đưa Chế Mỗ về nước, nhưng gặp trở ngại trong việc tiếp tế lương thực nên phải quay về.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Trần, lúc Đại Việt suy yếu

-Năm 1361, Chiêm Thành vượt biển đến cướp ở cửa biển Dĩ Lý (xã Lý Hoà, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay), bị quân Đại Việt đánh tan.

-Các năm 1362, 1365 quân Chiêm đánh cướp Hóa Châu.

-Năm 1366, quân Chiêm cướp phủ Lâm Bình, bị quan phủ Phạm A Song đánh bại

-Năm 1367, Đại Việt đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành.

-Năm 1368, Chiêm Thành cho Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu. Mùa hạ, Trần Thế Hưng đem quân đến Chiêm Động (các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Quế Sơn tỉnh Quảng Nam ngày nay) . Người Chiêm phục binh đánh quân Đại Việt tan vỡ. Trần Thế Hưng bị giặc bắt.

-Năm 1371, quân Chiêm Thành từ cửa biển Đại An (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định ngày nay) tiến thẳng đến kinh sư. Vua Trần Nghệ Tông phải đi thuyền sang Đông Ngàn lánh giặc. Quân Chiêm vào thành, đốt phá cung điện, nhà cửa, thư tịch, sổ sách, cướp phụ nữ, ngọc lụa đem về.

-Năm 1376, Chiêm Thành đến cướp Hóa Châu. Cuối năm vua Trần Duệ Tông thân chinh đem 12 vạn quân đánh Chiêm bị tử trận cùng các đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, hành khiển Phạm Huyền Linh. Đỗ Tử Bình chỉ huy hậu quân, không đến cứu vua nên thoát chết. Lê Quý Ly đang làm nhiệm vụ đốc quân chở lương, nghe tin vua băng, bỏ trốn về nước. Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng Chiêm Thành.

-Năm 1378, người Chiêm đưa Ngự Câu Vương Trần Húc, người đã đầu hàng Chiêm Thành đến cướp phủ Nghệ An, tiếm xưng vị hiệu chiêu dụ dân chúng. Quân Chiêm đánh vào sông Đại Hoàng, vua Đại Việt sai Hành khiển Đỗ Tử Bình đi chống giữ. Quan quân tan vỡ. Giặc liền đánh vào kinh sư, bắt người cướp của rồi rút về. An phủ sứ Lê Giốc bị giặc bắt giết.

-Năm 1380, người Chiêm ra Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa cướp của bắt người. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Lê Quý Ly chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống trả. Vua Chiêm Chế Bồng Nga thua trận rút chạỵ

-Năm 1382, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Vua Đại Việt sai Quý Ly đem quân đi chống giữ. Quý Ly đóng quân ở núi Long Đại (tức núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa). Cho tướng coi quân Thần Khôi là NGuyễn Đa Phương giữ hàng cọc đóng ở cửa biển Thần Đầu (đã bị lấp, nay thuộc Tam Điệp, Ninh Bình.) Quân Chiêm Thành thua to, chạy tán loạn vào rừng núi.

-Năm 1383, đầu năm, triều đình Đại Việt sai Lê Quý Ly thống lĩnh thủy quân đi đánh Chiêm Thành. Thủy quân tới vùng biển Lại Bộ Nương (nay là cửa biển Nương Loan, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Ô Tôn (nay là vùng biển Vĩnh Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình) bị sóng gió đánh hư hỏng phải đem quân về.

Mùa hạ, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga cùng với thủ tướng La Ngai dẫn quân đi bộ theo chân núi, từ trấn Quảng Oai (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội) đến đóng ở sách Khổng Mục. Kinh sư kinh động, Thượng hoàng sai tướng chỉ huy quân Hoa Ngạch là Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn đến Tam Kỳ (nay là Quảng Oai) định bày trận chống giữ. Nhưng quân Chiêm đã mai phục từ trước, quân voi đồng loạt xông ra, quan quân Đại Việt thua chạy, Mật Ôn bị bắt sống. Thượng hoàng phải sang sông Đông Ngàn để lánh giặc.

-Năm 1389, quân Chiêm đến cướp Thanh Hóa thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Lê Quý Ly đem quân đi chống giữ, Quý Ly thua trận, tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí (có sách chép là Trần Đình Quý) bị giặc bắt sống, 70 tướng còn lại đều tử trận. Lê Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về.

-Năm 1390, đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều, giết vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga.Phó tướng La Ngai đem tàn quân về đến Chiêm Thành, chiếm nước, tự lập làm vua. Con của Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và em là Chế Sơn Nô sợ bị giết, liền chạy sang Đại Việt. Triều đình Đại Việt phong Chế Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu, Chế Sơn Nô làm Á hầu.

-Năm 1391, Lê Quý Ly sai viên tướng coi quân Tả Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần đất Chiêm Thành. Người Chiêm Thành đặt mai phục. Quân của Đại Việt tan vỡ, Phụng Thế bị quân Chiêm bắt.

-Năm 1396, triều đình sai tướng chỉ huy quân Long Tiệp là Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, bắt được tướng nước ấy là Bố Đông đem về, ban cho họ tên là Kim Trung Liệt, chỉ huy quân Hổ Bôn.

-Năm 1397, tướng Chiêm Thành là Chế Đa Biệt cùng với em là Mộ Hoa Từ Ca Diệp sang hàng. Triều đình ban tên cho Đa Biệt là Đinh Đại Trung, phong là Kim Ngô vệ tướng quân, Ca Diệp làm Cấm vệ đô cho trấn thủ Hóa Châu để chống giữ Chiêm Thành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top