[Funland] Dân ta phải biết sử ta

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,192
Động cơ
553,962 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Đến tận thời H.B Trưng, Bà Triệu hình như vẫn còn phổ biến là thời kỳ mẫu hệ, các Vua Hùng từ thời nảo thời nào trước đó hàng ngàn năm mà đã là phụ hệ, xem ra việc viết lịch sử khập khiễng đến khó tin.
Cụ này tinh ý phết ! :D Nhà Cháu cũng công nhận việc này !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chống Pháp

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Vua Hàm Nghi



Cần vương mang nghĩa "giúp vua".

Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tại Huế, triều đình cũng chia ra 2 phe: phe chủ chiến có hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, phe chủ hòa (còn được gọi là "chủ hàng") có Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ, Gia Hưng quận vương...

Với danh nghĩa Phụ chính đại thần, hai ông Thuyết, Tường, nắm hết quyền hành và ra mặt triệt hạ hết các nhân vật của phe chủ hòa và huy động việc kháng chiến từ Trung ra Bắc.

Ở Trung, đoàn quân Phấn Nghĩa có hàng vạn người được bí mật sửa soạn chờ ngày tổng phản công. Tại Tân Sở, phe kháng chiến xây dựng một chiến khu với mục đích bên trong tiếp ứng cho Quảng Bình, Quảng Trị, phía ngoài có thể liên lạc với các miền thượng du Thanh Nghệ và có đường rút sang Lào và Xiêm La.

Quân đội đóng ở đây có hơn một ngàn với hơn 20 đại pháo. Chiến khu này xét ra là con đường lùi của phe chủ chiến một khi cuộc đánh úp đồn Mang Cá của họ bị thất bại.

Tôn Thất Thuyết cũng cho chôn giấu ở đây một nửa ngân khố của triều đình, gồm 300.000 lạng vàng, để chuẩn bị khả năng chiến đấu lâu dài.

Tôn Thất Thuyết

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng thì lâm bệnh qua đời ngày mồng 7 tháng 4 năm Giáp Thân (tức 1 tháng 5 năm 1884) nên em ông là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, khi đó mới 12 tuổi, lên ngôi, lấy niên hiệu Hàm Nghi.

Khâm sứ Rheinart trách cứ rằng việc đặt vua Hàm Nghi lên ngôi không có xin phép nước Pháp và đại tá Guerrier đem 600 quân cùng một đội pháo binh từ Bắc vào Huế để thị uy. Quân Pháp do thiếu tá Guerrier chỉ huy được lệnh chiếm đồn Mang Cá. Sau đó ông Rheinart và Guerrier sang làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi rồi mới rút binh sĩ về Hà Nội.

Bấy giờ, phái chủ chiến ở Huế vì tương quan lực lượng yếu hơn, nên phải chịu chấp nhận. Mặt khác họ cũng lo tổ chức việc bố phòng để chuẩn bị cho trận chiến đấu sắp đến. Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết cho đặt 300 khẩu thần công lên mặt thành; dựng các tấm thuẫn đan bằng mây tre và bọc hai lớp da trâu để cản bớt sức công phá của đại bác địch trên mặt thành. Mặt khác, ông đã cho vận chuyển khí giới, lương thực ra Tân Sở (Quảng Trị) là hậu cứ của triều đình.

Ngày 21 tháng 5 năm 1885, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp chỉ thị cho Lemaitre- Khâm sứ Pháp ở Huế:
”Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ Binh nước Nam. Ông cho triều đình nước ấy biết rằng chúng ta không chịu để cho ông Thuyết ở chưc Phụ chánh lâu hơn nữa. Ông phải đòi người ta bãi chức ông ấy và đưa đi xa...”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Người Pháp ngạo mạn, nghĩ triều đình Huế đã khiếp sợ trước sức mạnh quân sự Pháp nên đòi hỏi những điều vô lý, xúc phạm triều đình.

Tôn Thất Thuyết quyết đánh.

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch.

Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ.

trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hyundai_TC

Xe điện
Biển số
OF-149350
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
4,174
Động cơ
398,815 Mã lực
Lầm! =))
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay.

Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp.

Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ.

Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa.

Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào.

Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam.

Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy.

Pháo hạm Javelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành.

Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).

Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.

Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba.

Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành.

Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai.

Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.

Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), thất bại hoàn toàn về phía triều đình Huế. Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người, còn quân Nam chết đến 1.200-1.500 người.

Quân Pháp khi chiếm được kho vũ khí thu được 812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc.

Dù đã chuẩn bị khá cẩn thận trong việc tấn công đồn địch, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, nhất là khi phải đánh đột kích trong đêm tối, hơn nữa vũ khí yếu kém, không có sức công phá lớn và không thể bắn được tầm xa nên quân Nam đã thua trận.

Quân Pháp chiếm được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển đi, gồm 2.6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp.

Sáng ngày 23, vua Hàm Nghi rút lui khỏi Huế, xa giá nghỉ ở Trường Thi một lát rồi lên đường đi Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại thu xếp mọi việc.

Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cái đầu của ông Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng.

Từ Dũ thái hậu viết thư mấy lần khuyên cháu trở về nhưng vô hiệu. Từ Trung ra Bắc, phong trào Cần Vương bắt đầu. Sau biến cố này, mọi việc trong triều do khâm sứ Pháp điều khiển hết.

Giữa hôm vua Đồng Khánh bước lên ngai vàng thì Tôn Thất Thuyết tung ra bài hịch Cần Vương. Sau đó hai tháng người Pháp cách chức Nguyễn Văn Tường đày đi Haiti, lập vua Đồng Khánh lên ngôi ngày 14 tháng 9 năm 1885.

Kể từ đó về sau, ngày 23 tháng 5 âm lịch trở thành ngày giỗ lớn hàng năm của người dân Huế. Năm 1894, bộ Lễ đã cho xây về phía trước Hoàng thành một cái Đàn gọi là Đàn Âm Hồn, đàn có diện tích 1500m2; gần cửa Quảng Đức, là địa điểm mà Tôn Thất Thuyết đã trực tiếp chỉ huy quân triều đình đánh vào đồn Mang Cá, nhưng nay không còn dấu tích. Quan Đề đốc Hộ Thành được cử đến làm chủ tế hàng năm.

Hiện nay, trong khu vực Thành Nội Huế (tại ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn) vẫn còn miếu Âm Hồn để tưởng niệm những người chết trong cơn binh lửa.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi cuộc tấn công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất - một đại thần thuộc phe chủ chiến - đưa vua Hàm Nghi ra ngoài, phát hịch Cần Vương chống Pháp.

Người Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi tại Huế. Ngoài Khởi nghĩa Cần Vương của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi gồm có:
  • Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
  • Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
  • Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
  • Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
  • Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
  • Phong trào kháng chiến ở Thái Bình-Nam Định của Tạ Quang Hiên và Phạm Huy Quang,
  • Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái
  • Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say.

Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt.

Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi an trí tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi ( châu Phi) , các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Những hình ảnh về Vua Hàm Nghi

Lúc bị bắt đi đầy, Vua Hàm Nghi mới 18 tuổi


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=+vua+H%C3%A0m+Nghi+&source=images&cd=&cad=rja&docid=Fj4e0TLboDubDM&tbnid=OOt2KF8h81jjuM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Ftemviet.com%2Fforum%2Findex.php%3Fthreads%2F%25C4%2590%25C3%25A1m-c%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bi-vua-h%25C3%25A0m-nghi.2960%2F&ei=OCh_UfiFI--XiQeM1IDYBQ&psig=AFQjCNGOdiEjA89WlY0_RPdoYo6ZB4aciw&ust=1367374137879028 Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884, mất năm 1974), con gái của ông Laloe chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger
Ngày 4 tháng 1 năm 1943, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp. Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí Năm 2008, hài cốt vua Hàm Nghi được đưa về cải táng tại Huế. Năm 2009, ông được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc đưa về thời tại Thế Tổ Miếu(hoàng thành Huế)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,214
Động cơ
477,310 Mã lực
Hôm nay Tết Độc Lập 30/4, em vào chào cụ Lầm cái!:D
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Lịch sử Vn kể nhiều về đánh nhau, chính trị mà bỏ sót các mặt khác....lại thiên về kể chuyện như vẹt mà thiếu bằng chứng, thiếu sự kết hợp với khảo cổ học, nhân chủng học ,di truyền học....làm cho càng học sử càng thấy lờ mờ.
1000 năm bắc thuộc cũng được ghi lại quá ít mặc dù giai đoạn này rất dài và có thể rất thú vị, hình thành các yếu tố hình thành nhà nước, quốc gia ở xứ bắc việt sau này.
Lịch sử ở các vùng đất miền trung, miền nam, tây nguyên, hải đảo...lịch sử các quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Vn hôm nay như Lâm Ấp, Champa, Phù Nam....cũng hầu như trống vắng.
Lịch sử văn hóa, văn minh, công nghệ, giao thương....cũng mù tịt.
Lịch sử dân số, chủng tộc, lịch sử địa lý, khí hậu....cũng vậy.
 

kanishi

Xe điện
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
4,675
Động cơ
410,669 Mã lực
Website
tcb100k.com
Lịch sử Vn kể nhiều về đánh nhau, chính trị mà bỏ sót các mặt khác....lại thiên về kể chuyện như vẹt mà thiếu bằng chứng, thiếu sự kết hợp với khảo cổ học, nhân chủng học ,di truyền học....làm cho càng học sử càng thấy lờ mờ.
1000 năm bắc thuộc cũng được ghi lại quá ít mặc dù giai đoạn này rất dài và có thể rất thú vị, hình thành các yếu tố hình thành nhà nước, quốc gia ở xứ bắc việt sau này.
Lịch sử ở các vùng đất miền trung, miền nam, tây nguyên, hải đảo...lịch sử các quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Vn hôm nay như Lâm Ấp, Champa, Phù Nam....cũng hầu như trống vắng.
Lịch sử văn hóa, văn minh, công nghệ, giao thương....cũng mù tịt.
Lịch sử dân số, chủng tộc, lịch sử địa lý, khí hậu....cũng vậy.
Vậy thì người nông dân phải làm thế nào hả cụ :(
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19.


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=ho%C3%A0ng+hoa+th%C3%A1m&source=images&cd=&cad=rja&docid=Rk_XGYTT8P3keM&tbnid=JJMziHGRZ9sAUM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fviteuu.blogspot.com%2F2013%2F03%2Fhoang-hoa-tham-con-hum-yen-the.html&ei=-C2BUYGILYajigfMnYCQCA&bvm=bv.45921128,d.aGc&psig=AFQjCNGLazkDxl-8sMSiWkgpFpet8b90uA&ust=1367506804431176

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng.

Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình.

Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

Quan điểm khác khẳng định nghĩa quân Yên Thế là những người chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ đất nước.


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=ho%C3%A0ng+hoa+th%C3%A1m&source=images&cd=&cad=rja&docid=3VroZ0JBAt90oM&tbnid=dNfT9G2UQCWLkM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fcommons.wikimedia.org%2Fwiki%2FFile%3ABan_De_Tham.jpg&ei=nS6BUfW7IYmciQfJ6ICgBg&bvm=bv.45921128,d.aGc&psig=AFQjCNGLazkDxl-8sMSiWkgpFpet8b90uA&ust=1367506804431176
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

nikita24480

Xe tăng
Biển số
OF-73258
Ngày cấp bằng
18/9/10
Số km
1,149
Động cơ
434,490 Mã lực
Nơi ở
Hà lội 1
Lịch sử Vn kể nhiều về đánh nhau, chính trị mà bỏ sót các mặt khác....lại thiên về kể chuyện như vẹt mà thiếu bằng chứng, thiếu sự kết hợp với khảo cổ học, nhân chủng học ,di truyền học....làm cho càng học sử càng thấy lờ mờ.
1000 năm bắc thuộc cũng được ghi lại quá ít mặc dù giai đoạn này rất dài và có thể rất thú vị, hình thành các yếu tố hình thành nhà nước, quốc gia ở xứ bắc việt sau này.
Lịch sử ở các vùng đất miền trung, miền nam, tây nguyên, hải đảo...lịch sử các quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Vn hôm nay như Lâm Ấp, Champa, Phù Nam....cũng hầu như trống vắng.
Lịch sử văn hóa, văn minh, công nghệ, giao thương....cũng mù tịt.
Lịch sử dân số, chủng tộc, lịch sử địa lý, khí hậu....cũng vậy.
Em đồng ý với cụ, đọc Lịch sử thấy nhàm lắm, chán lắm, dù biết cũng hơi nhục là thằng bạn Tây mũi nõ của mình còn biết về lịch sử Vn nhiều hơn mình, nhưng vẫn ko thể nhồi nhét mấy cái số liệu chán phèo, khô cứng ấy vào đầu đc. Ngày xưa môn lịch sử và địa là 2 môn em toàn quay cóp mà lên lớp, giờ còn ứ biết nước nào đứng cạnh nước nào cơ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top