[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước khi tiếp, ta cùng xem một số hình ảnh Hà Nội thế kỷ 19



Ô Quan Chưởng





Phố thợ khảm

 

nhaicd

Xe tải
Biển số
OF-175499
Ngày cấp bằng
7/1/13
Số km
255
Động cơ
342,740 Mã lực
Hay quá cụ ơi, em cảm ơn cụ nhiều ạ
 

nhaicd

Xe tải
Biển số
OF-175499
Ngày cấp bằng
7/1/13
Số km
255
Động cơ
342,740 Mã lực
Cụ Lầm ơi, sau khi hoàn thiện topic này cụ có soạn thành sách để in ko cụ?
 

nhaicd

Xe tải
Biển số
OF-175499
Ngày cấp bằng
7/1/13
Số km
255
Động cơ
342,740 Mã lực
:D. Em ko dám ạ, chỉ mong các cụ cảm thấy có ích thôi.
Em thấy nó hay quá cụ ạ, em cũng đã tự tổng hợp nhưng vì kiến thức có hạn nên tổng hợp nó lôm côm quá
Em muốn tìm 1 cuốn sách như thế này lâu lắm rồi mà ko tìm được, thật may vì đọc được topic của cụ
Kể mà cụ soạn ra được thành sách thì hay biết mấy (in đen trắng cũng được)
Đảm bảo các ofer ủng hộ nhiệt tình
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,388
Động cơ
420,501 Mã lực
Em thích sử, nhưng ứ phải kiểu nhớ; ngày này tháng này, diễn ra thế nào, bao nhiêu người, ý nghĩa ra sao... nên đọc cái của cụ cũng là để tham khảo, chứ cũng chả găm vào đầu được hết. Anyway, vote cụ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin tiếp ạ

Cuối năm 1882, quân Thanh vượt biên giới sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây.

Triều Nguyễn khi đó đã yêu cầu nhà Thanh can thiệp trong khi Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh thương thảo với Tổng đốc Trực Lê Lý Hồng Chương về 1 sự phân chia Bắc Kỳ dọc theo sông Hồng giữa 2 nước.

Đại tá Rivière sau đó đã cho quân đi đánh chiếm nhiều nơi như Hòn Gai và Nam Định nhưng sau đó các quan viên triều Nguyễn đe doạ kéo quân bao vây người Pháp ở Hà Nội. Trong khi xuất quân phá vây, Rivière bị quân Cờ Đen hạ sát sáng ngày 19 tháng 5 năm 1883.



4 ngày trước cái chết của Rivière, Quốc hội Pháp thông qua 1 khoản ngân sách 5.500.000 franc cho phép gởi thêm quân lực tới xứ Bắc Kỳ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hiểu rằng vấn đề Bắc Kỳ chỉ có thể giải quyết ở Huế, bộ chỉ huy Pháp muốn lợi dụng những biến loạn xảy ra khi vua Tự Đức băng hà ngày 17 tháng 7 năm 1883, tướng Courbet đem hạm đội đi đánh cửa Thuận An buộc triều đình phải xin hưu chiến và chấp nhận ký kết Hiệp ước Harmand.



Dù vậy, phái chủ chiến trong triều đình chỉ coi đây là 1 kế hoãn binh mà thôi. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã cổ vũ thành lập những đội nghĩa quân chống Pháp, đắp đồn xung quanh kinh thành và cho xây dựng căn cứ Tân Sở.

Trong khi hàng vạn nhân công đang xây dựng căn cứ trong miền rừng núi Quảng Trị thì vua Hiệp Hòa chủ trương hoà giải bị cho là nhu nhược và bị ép phải tự tử. Kiến Phúc được lập kế vị.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hiệp ước Harmand

Hoà ước Quý Mùi (1883) hay còn có tên gọi là Hoà ước Harmand được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là Harmand - Tổng ủy, đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc- Hiệp biện Đại học sĩ (chánh sứ), Nguyễn Trọng Hợp- Thượng thư Bộ Lại (phó sứ).



Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam.

Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
27 khoản của Hòa ước Quý Mùi trong Việt Nam sử lược có mấy điểm chính:
  1. Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao thiệp với nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.
  2. Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng gom cả tỉnh Bình THuận, thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.
  3. Pháp có quyền đóng quân ở Đèo Ngang và Cửa THuận An
  4. Trung Kỳ, tức các tỉnh từ Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.
  5. Khâm sứ Pháp ở Huế có quyền ra vào tự do yết kiến vua
  6. Ở Bắc Kỳ (gồm cả ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh) Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt nhưng đại để việc nội trị không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra Hòa ước Quý Mùi còn buộc triều đình Huế triệt thoái quân khỏi Bắc Kỳ. Việc thuế má cũng sẽ do Pháp điều hành.
 

Phập

Xe điện
Biển số
OF-168862
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
2,250
Động cơ
397,943 Mã lực
Đang tìm cái thớt sửa nhà của cụ Lầm mà không thấy, cụ quyết định thế nào rồi? Em lạc lối một tí :)
 

Phập

Xe điện
Biển số
OF-168862
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
2,250
Động cơ
397,943 Mã lực
Em đang tìm kỹ sư kết cấu để nghiên cứu :D
Cụ cứ làm hết cỡ cho em, làm thì làm một lần rộng rãi ở cho nó sướng. Hàng xóm với BQLXD thì cứ như em mà triển, xong hết :)

Cụ viết sử đến thời nào rồi nhỉ? Em xin copy lên FB chia sẻ được không ?

Phập!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ

Sau khi ký Hòa ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn.

Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ.

Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với Thực dân Pháp vào ngày 6/6/1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản.

Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:

  • Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
  • Trả các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thăng Long chiến địa

Trận thành Hà Nội 1882 hay còn gọi là trận Hà Nội lần thứ hai diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882. Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Henri Riviere đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân Nam do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ huy.

Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng, Tổng đốc Hoàng Diệu tự sát.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lực lượng Pháp dưới quyền Trung tá hạm trưởng Henri Rivière được rời Sài Gòn ngày 26 tháng 3 năm 1882 với 2 tàu chiến http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_th%C3%A0nh_H%C3%A0_N%E1%BB%99i_%281882%29#cite_note-Antonini269-2 chở theo 2 đại đội thủy bộ binh do thiếu tá Chanu chỉ huy, một toán biệt phái xạ thủ An Nam, 5 tàu sà-lúp máy hơi nước, mỗi binh sĩ được trang bị 200 viên đạn.

Trước khi lên đường, Henri Rivière được lệnh phải tuân thủ hiệp định đã ký và chỉ được dùng vũ lực trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên người ta cũng hiểu rằng chỉ cần có phản ứng nhỏ của quan lại Việt Nam thì Rivière lập tức hành động.

Đại đội quân binh Pháp tới Hải Phòng ngày 2/4 rồi dùng tàu sà-lúp đưa quân đến Hà Nội ngày 3/4/1882, rồi đóng quân ở Đồn Thủy hiện đang có 2 đại đội thủy bộ binh đóng giữ dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Berthe de Villers.

Tổng số quân Pháp đóng ở ngoài thành Hà Nội lúc này là 600 bộ binh gồm 450 lính thủy quân lục chiến, 130 lính thủy và 20 lính bản xứ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Được tin quân Pháp động binh, quan binh Bắc Kỳ lo phòng bị chống giữ. Henri Rivière không được tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu tiếp đón long trọng có ý không hài lòng và gợi sự ra bằng cách cho rằng các việc sửa soạn phòng bị của quan binh triều đình ở Bắc Kỳ là có tính cách thù địch và khiêu khích

Ngày 8 tháng 3 (âm lịch) năm Nhâm Ngọ tức 25/4/1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến Tổng đốc Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không Rivière sẽ chiếm thành.

Trước đó triều đình Huế đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn biện bạch về những lý do khiến cho người Pháp phải động binh đồng thời cũng gởi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư nầy tới quá trễ.

Quân quan nhà Nguyễn trong thành Hà Nội tổ chức chống cự đơn độc mà không có sự chi viện kịp thời của các cánh quân từ Sơn Tây và Bắc Ninh , mặc dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top