- Biển số
- OF-748374
- Ngày cấp bằng
- 1/4/20
- Số km
- 3,416
- Động cơ
- 119,016 Mã lực
Từ khi đc sát nhập về HN em thành gốc HN nhiều đời lắm
Cụ chắc cũng gần 70t nên biết rõ thế hệ này nhỉBà béo cười toe toét là Lệ Quyên, bác zai ngồi là bác Mạnh Hà xưa hay hát cặp cùng Thúy Hà. Bà ngồi cạnh thì ko nhớ là ai còn bác đứng sau hình như bác Khôi nhạc sĩ.
Chắc cụ thèm mút tay hơn thèm ăn búnNgon quá, đặc biệt là .............................. cái tay
cụ ăn cay thế, giờ có cái loại ớt quả to mà cay hơn cả ớt chỉ thiên cụ nhể
BT chuẩn nhất PC HN đây.
Cụ đừng làm khó người ta, có biết đống rác cũ hay mới là giề đâuMuốn biết cái sự dân các tỉnh mưu mẹo về bịp diệt cả nhà dân phố Hàng thì đọc "Đống rác cũ" của Nguyễn Công Hoan.
Cụ học Tô Vĩnh Diện hả? Có trấn lột cá chọi của em bao giờ ko đấy?Nhà e ngay sau cái hồ Văn, ngày bé tan học Tô Vĩnh Diện cứ lang thang đi ngõ Kiến Thiết, Tiến Bộ, Trung Tả ra Khâm Thiên, lúc thì Văn Chương Văn Hương, Trần Quý Cáp, Linh Quang ra ga, hồi ấy những chỗ đó còn nhiều ruộng rau với ao và kênh mương, không so với phố cổ đc thật
Cụ HN ở đâu vậy, em ở trên phố toàn bộ đội với quân khu thôi, hiền đâu mà hiền.Đâu có thế cụ ơi. Đàn ông Hà Nội gốc rất lành và thân thiện và bao dung, tếu táo chứ không địa phương chủ nghĩa đâu ạ. Phụ nữ Hà Nội thì ghê gớm hơn
Chắc 199x thông đường buôn Lạng Sơn rồi, thời 198x mà xí bệt với bình nóng lạnh thường là dân buôn lậu đánh quả nhảy tàu Nam Bắc hay giặc lái buôn đô đường không.Vâng, Nguyễn Khang thời đấy là làng, đất không thiếu nhưng có tiền xây như nhà cụ là oách rồi. Với lại 198x thì Hà nội ngay nội đô còn chưa có điện đều, nhà ai có tivi đen trắng và tủ lạnh Saratov là kinh rồi mà cũng không có điện mà dùng. Nước khi chưa có hệ thống nước Phần Lan thì nước sạch mọi người đều hứng nước công cộng là chủ yếu. Nhà em cũng điều kiện mà xin giấy phép xây 2 tầng còn khó (với lại thời đấy xây móng gạch là chủ yếu nên 4 tầng cũng khó thi công vì xi măng, sắt là hiếm). Nên nhà cụ 198x mà nhà xây 4 tầng, bình nóng lạnh, với bồn tắm thì chắc gia đình phải thế phiệt lắm.
P/s:À em đọc vội rồi. Nhà cụ xây 1993 thì dễ hơn nhiều rồi.
Cụ làm em nhớ lại mỗi dịp Tết đạp xe vào Bình Đà mua thuốc pháo về cuốn. Do hay bị trấn dọc đường, em để dăm đồng lẻ ở túi, còn ngân sách chính thường cài mặt dưới yên xe đạp. Xe còn người còn, xe mất người mất. Hay bị trấn nhất là đoạn Ba la Bông đỏ ra. Một trạm khó xơi nữa là qua phố Nam Đồng. Có khi bị giật mũ len đội đầu. Có năm em mất sạch sẽ chỗ pháo, thuốc pháo mua được, và cả mũ len ở chặng này. Công cốc đi cả ngày mệt nhoài về nhà tay trắng. Lại ko dám hé răng với bố mẹ vì vốn dĩ việc đi mua thuốc pháo bị cấm. Về đến Ô Chợ Dừa, qua Khâm Thiên là yên tâm.Cụ học Tô Vĩnh Diện hả? Có trấn lột cá chọi của em bao giờ ko đấy?
Em hay đi từ QTG qua HBot lên OCD mua cá, đi qua Hào Nam hay bị trấn lắm, sau em khôn ra, toàn cho túi cá vào trong túi quần mới ko bị trấn nữa
Em nghe kể thôi. Cụ Đ.Mười khi đương chức, khi qua HD, gọi em gái đang làm công nhân nhà máy sứ HD ra cổng để cho một bộ quần áo mặc đi làm. Keo502 gọi bằng cụ hehe.Chắc 199x thông đường buôn Lạng Sơn rồi, thời 198x mà xí bệt với bình nóng lạnh thường là dân buôn lậu đánh quả nhảy tàu Nam Bắc hay giặc lái buôn đô đường không.
Dạng này thời cụ Đỗ Mười xếp vào dạng "tài sản bất minh" cho ra đê cả đống, có ông nào từ thời đấy mà lập được công ty, hội buôn nộp thuế tử tế mà thành người đâu.
Hai ông Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu từ miền Trung ra hào khí lệch với Hà thành hoa nệ nên đánh Pháp đượcc mấy tiếng đồng hồ là thua trắng, quân Lưu Vĩnh Phúc tít tận đâu nhưng hợp sóng với các thị dân gốc Hoa xứ Nụi nên úp bô hai phát chết hai tướng Garnier và Riviere.Tỉnh nẻ hào khí ngút trời, ghê thặc. Ờ mờ bỏ tay túi quần ra...lật sách sử xem hehe. Dân HN tử thủ với Pháp trên phố HN, bom 3 càng, rồi kiên cường dưới bom B52 năm 72 và "anh vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới..."
Cái hay là tinh thần lạc quan, chứ không phải lúc nào cũng nhăn nhó kể khổ, nghiến răng kèn kẹt, ấm ách khó tiêu.
Dân Do Thái nổi tiếng về kinh doanh, khkt. Khi đến lúc, thì cân cả hội Trung Đông, vừa rồi bòm một tướng Iran thì phải.
Ba la bông đỏ, Cao xả lá cụ quên nhắc à, Quân khu Nam Đồng. E chơi với đội Cao xả lá thỉnh thoảng ăn ké vụ trấn pháo này, chả biết có trấn của cụ không.Cụ làm em nhớ lại mỗi dịp Tết đạp xe vào Bình Đà mua thuốc pháo về cuốn. Do hay bị trấn dọc đường, em để dăm đồng lẻ ở túi, còn ngân sách chính thường cài mặt dưới yên xe đạp. Xe còn người còn, xe mất người mất. Hay bị trấn nhất là đoạn Ba la Bông đỏ ra. Một trạm khó xơi nữa là qua phố Nam Đồng. Có khi bị giật mũ len đội đầu. Có năm em mất sạch sẽ chỗ pháo, thuốc pháo mua được, và cả mũ len ở chặng này. Công cốc đi cả ngày mệt nhoài về nhà tay trắng. Lại ko dám hé răng với bố mẹ vì vốn dĩ việc đi mua thuốc pháo bị cấm. Về đến Ô Chợ Dừa, qua Khâm Thiên là yên tâm.
Tầng lớp cụ nói là tầng lớp "Sĩ phu Bắc Hà" giờ mai một nhiều. Giai Hà nội em nghĩ lành nhưng không hiền, hiền thì là giai Sài gòn.Người Hà Nội không bao giờ ra vẻ khinh khỉnh chê người "nhà quê" đâu. Ai cứ chê người "nhà quê" khơi khơi đảm bảo không phải Hà Nội hoặc Hà Nội nửa mùa thôi. Cơ mà chỉ khi nào họ ngồi với bạn bè từ thời mặc quần đùi, cùng đi học ...thì có thể nói về chủ đề đó đấy, có khi còn khá nhiều ví dụ đồng nghiệp, cơ quan... Nói chung thì không thân với hội học ĐH mà khi ngồi với hội từ cấp 3 trở xuống họ mới bộc lộ suy nghĩ thật. Người Hà Nội thì công nhận tính chiến đấu không bằng người từ tỉnh khác đến được nhưng lại hay làm Thanh tra hoặc công việc đòi hỏi phải chính trực, thẳng thắn (giống cụ Bạc ka ka...)
Vâng 199x có rồi, nhà em là những nhà lắp đầu tiên.Năm 1993 thì có xí bệt rồi Cụ ợ, đây là mẻ đầu tiên về phổ biến thị trường. Hồi đó chủ yếu là hàng sứ vệ sinh Thái lan, có 2 nhãn là Champion và COTO
Full 1 bộ vệ sinh sẽ là 7 món: Bồn cầu, bồn rửa mặt, gương, giá gương, hộp treo cuộn giấy, khay đựng xà phòng bánh và khay đựng cốc (đánh răng)
Nhà em cũng lắp từ 1993, khi em chuẩn bị thi ĐH
Chỉ có điều là 400m2 chồng đủ 4 tầng thì chắc là ngũ đại đồng đường mới ở hết