[Funland] Đàn ông và phụ nữ Hà Nội

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,005
Động cơ
489,749 Mã lực
Nhớ lại tuổi thơ thì v
Đơn giản là món bún thang sinh ra trước khi có tủ lạnh mợ, thịt gà nào để được qua đêm. Nồi nước bún thang tiêu chuẩn là sá sùng, tôm he khô, gà mái dầu, nấm hương làm nguyên liệu toàn những nguyên liệu thượng hạng (ngay cả với bây giờ) thì lấy đâu ra mà ngày xưa đồ thừa được ạ. Thằng thần kinh nào nghĩ rằng bún thang là đồ thừa chỉ vì nó trùng mỗi thịt gà với ngày Tết vậy.
Em cũng nghĩ vậy, cả cái HN này hàng bún thang ngon thì đếm trên đầu ngón tay.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,404
Động cơ
552,083 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
(Tiếp)
Tôi chỉ nhớ sau khi dọn đến nơi ở mới, cha tôi cứ bần thần như người mất hồn. Ông già đi rất nhanh. Rồi một sự kiện ập đến làm ông suy sụp hẳn. Đó là vào dịp có chính sách cải tạo nhà cửa. Cha tôi nhận được giấy triệu tập đi học tập để thông hiểu chính sách. Sau suốt một tuần học tập cha tôi mới vỡ lẽ rằng mình bị liệt vào diện cải tạo vì có nhà cho thuê trên 120 m2. Tính đi tính lại, lấy diện tích ngôi nhà chúng tôi ở, trừ đi cho diện tích ngôi nhà chúng tôi cho cơ quan nhà nước thuê, vẫn vượt quá con số 120 m2 qui định. Kết thúc khoá học, cha tôi phải ký vào một bản tình nguyện giao nhà cho sở nhà đất quản lý, từ bỏ phương thức sống bóc lột bằng cách cho thuê nhà.

Tình ngay, lý gian. Cha tôi vốn là một luật sư nên ông hiểu rất rõ: pháp luật là pháp luật. Trước pháp luật không ai cần biết ông cho thuê nhà vì động cơ gì. Vừa ân hận vì đã làm một cái nghề vô tích sự, có một bồ chữ nghĩa cũng bằng thừa, lại thêm cái tiếng tư sản chụp lên đầu, ông tàn tạ đi trông thấy. Chúng tôi đã lớn khôn, đã thông hiểu sự đời, đôi lúc an ủi ông:

Thôi ba ơi, nhà mình ở thế này cũng rộng rãi chán. Khối người còn không có chỗ mà chui ra chui vào.

Những lúc ấy cha tôi cố gượng cười đáp:

Ba có tiếc đâu. Nhưng chỉ bực là mình có định bóc lột ai. Người ta vận động mình cho thuê trước một nửa, rồi sau cả nhà. Giá cả người ta tự đề xuất, thoả thuận. Bỗng nhiên lại thành tư sản bóc lột. Ba chỉ thương các con, mỗi khi phải khai gốc gác lý lịch của mình ra thêm xấu hổ.

Quả là có một thời điều đó xấu hổ thật. Anh cả tôi học rất giỏi nhưng chỉ được thi vào sư phạm. Hồi đó ở Hà Nội, con cái tư sản chỉ được thi vào sư phạm hoặc nông nghiệp, thuỷ lợi. Những nghề này được coi là vô hại, tuy cũng gọi là trí thức nhưng không quan trọng như bác sĩ, kỹ sư. Tốt nghiệp xong, anh tôi may mắn được gọi lại trường làm phụ giảng... và cứ thế phụ giảng mãi cho đến khi ông bực mình xin đi làm chuyên gia ở An-giê-ri. Ông hy vọng vào cái vốn tiếng Pháp cha tôi dạy cho từ nhỏ chứ khoản lý lịch của ông thì hoàn toàn bất lợi. May sao vì thiếu người thạo ngoại ngữ nên người ta cũng châm chước cho. Vả lại, cha tôi cũng đã qua đời rồi, không lẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu tới cả con cái?

Trước khi lên đường, ông căn dặn tôi:

Anh đi rồi, em ở nhà chăm lo hai anh, nhất là anh Hoà.... Trước khi ba mất, ba chỉ lo cho anh Hoà, không may bị rủi ro. Tôi vội cắt lời:

Anh cứ yên tâm. Tuy em đã có gia đình riêng, nhưng bổn phận lo cho các anh là bổn phận chung. Bấy lâu nay có anh. Nay anh đi vắng em lại phải có trách nhiệm hơn.

Thực ra anh Hoà tôi tiếng là người tâm thần nhưng hiền lành hết chỗ nói. Anh không bao giờ đập phá, gây gổ với ai. Ra đường bị trẻ con trêu chọc anh chỉ cười. Thậm chí anh rất yêu trẻ. Gặp chúng đâu anh vui đùa như những người bạn ngang hàng. Cái bệnh tâm thần của anh biểu hiện rõ nhất chỗ ai sai bảo gì cũng làm. Mà đã làm là làm cật lực, làm hết mình. Đặc biệt ông đi chợ mua bán rất khéo. Hàng xóm nhờ đi mua con cá, hay mớ rau bao giờ ông cũng chọn mua được con cá tươi nhất, rẻ nhất và mớ rau ngon nhất. Mua xong, nếu người ta lại nhờ ông làm cá hoặc nhặt rau hộ, ông sốt sắng nhận lời ngay. Ông không bao giờ biết từ chối bất cứ việc gì hễ có người nhờ hoặc sai bảo. Có điều ông làm quá cẩn thận, quá tỉ mỉ nên ai đã nhờ ông chớ có sốt ruột. Những việc trong hộ như quét sân, vệ sinh hố xí, đổ rác...tất tất đều dồn lên đầu ông. Ông vui vẻ làm mà không một lời ca thán. Cả những lúc có ai đó mất một vài vật dụng lặt vặt trong nhà cũng tru tréo nghi cho ông. Ông cũng chỉ cười trừ. Ông chưa lấy của ai cái gì nhưng khi mất, hoặc để quên đâu, những người trong hộ đều nghĩ ngay đến ông: “Chắc ông Hoà... ông ấy tâm thần, biết đâu táy máy cũng nên”. Khi biết là nhầm, là nghi oan, cũng chẳng cần xin lỗi ông một câu... vì ông có giận ai, có để bụng ai đâu mà phải xin lỗi!

Vất vả nhất đối với tôi là việc chăm nom sức khoẻ cho ông. Ông bị bệnh hen, thỉnh thoảng lại lên cơn. Những lúc trở trời ông vẫn chỉ phong phanh một chiếc áo sơ mi. Biết là lạnh đấy nhưng mặc áo ấm đối với ông là chuyện rất ngại ngùng, giống hệt như trẻ con sợ bố mẹ bắt mặc quần áo nhiều. Trời nóng ông không biết tắm rửa giặt giũ cho sạch sẽ, cứ để người hôi mù. Chẳng biết nhờ ai giới thiệu, ông xin được làm cái chân ngồi làm mẫu vẽ tại trường mỹ thuật. Ông làm rất được tín nhiệm vì ai bảo ông ngồi ngang ngồi dọc thế nào ông đều chấp hành hết sức nghiêm chỉnh. Quả thật kiếm được một người chịu ngồi làm mẫu vẽ như ông không phải dễ ở Hà Nội này. Ai chịu ngồi kiên trì suốt hàng giờ như vậy, kể cả mùa đông rét mướt mà lại chỉ được mặc mỗi chiếc quần đùi? Bởi vậy về cái khoản kinh tế ông tự túc được, lại còn dư dật gửi tiết kiệm. Dăm bữa nửa tháng ông lại đến nhà tôi với con gà hoặc cân thịt nạc trên tay, bày ra nấu nướng ăn uống... Ông tự làm tất cả, cho đến việc ngồi tỉ mẩn thái nhỏ lá chanh như sợi chỉ để rắc lên đĩa thịt gà. Hứng thú đặc biệt nhất của ông là việc cúng giỗ. Ngày rằm mồng một ông bày mâm quả phẩm, cắm hoa đỏ rực cả bàn thờ. Họ hàng xa gần có ai qua đời ông bỏ nhà tới giúp hàng hai ba ngày liền. Bỗng một hôm, tôi được công an khu phố đến báo ra đồn để nhận anh tôi về. Tôi sửng sốt. Làm sao một người như anh tôi lại liên can tới luật pháp, để có thể bị bắt vào đồn?

Khi ra tới nơi tôi mới rõ đầu đuôi câu chuyện. Thì ra chỉ vì cây ổi. Mùa ổi chín, anh tôi lang thang qua ngôi nhà cũ rồi trèo tường vào sân hái ổi trộm. Cơ quan cũ đã dọn đi từ lâu. Một gia đình cán bộ đã được phân đến ở đó. Nhà vắng vẻ, cửa đóng suốt ngày. Chỉ có cô con gái chừng hai mươi ba tuổi cùng một người giúp việc thường hay ra vào mà thôi. Chính cô gái đã gọi điện báo cho công an đến bắt anh tôi. Tôi xin anh tôi về, lòng vừa buồn vừa thương cho anh tôi. Về đến nhà tôi ôn tồn giảng giải:

– Ngôi nhà đó từ lâu không còn là của gia đình mình nữa. Anh không được đến đấy!

Nhưng cây ổi tôi nhớ do tay ba trồng cùng với tôi...Hôm đó ba sai tôi đi xách nước tưới. – Ông cãi lại

Tôi cáu tiết quát:

Nhưng tôi cấm anh không được đến đó. Bận sau tôi không xin cho anh nữa đâu, cứ để cho công an họ nhốt anh vào hoả lò.

Ông cãi lại:

Thì mọi khi tôi vẫn vào nhà mà.

Vào lúc nào? Tôi sửng sốt.

Những lúc cả nhà đi vắng tôi vẫn trèo vào luôn.... Thuỷ có nhớ cái lần anh em mình trèo tường đi xem xinê về muộn không?

Tôi không nhớ gì hết – Tôi hét lên – Anh mà còn vào đó nữa thì tôi sẽ trói anh nộp cho công an. Anh hứa với tôi đi!

Ông mỉm cười cúi đầu đáp lúng búng:

– Tôi hứa...

Ông hứa vậy thôi chứ ai mà tin được! Một lần khác ông hớn hở đem đến cho tôi một chùm hoa móng rồng thơm phức, khoe rằng:

Cô gái trong nhà hái cho đấy.

Cô gái nào? Tôi ngạc nhiên hỏi.

Cái cô ở trong nhà mình ấy.

Tôi giật mình:

Anh lại lảng vảng qua nhà cũ phải không?

Ông gật đầu phân bua:

Nhưng lần này cô ấy mở cửa , mời tôi vào nhà hẳn hoi. Tôi được cô dẫn đi thăm cả sân trước, sân sau. Thuỷ còn nhớ cây quất hồng bì ở gần bếp không ? Nó to lắm, Thuỷ ạ! Cô ấy hứa bao giờ có quả cứ đến mà lấy.

Tôi cảm thấy lo lo. Điều đáng lo nhất là nếu trong nhà mất mát gì thì hẳn anh tôi không ai để yên. Tôi quyết định phải đến gặp cô gái trong ngôi nhà cũ. Lẽ ra tôi đã phải xin lỗi cô ngay sau sự việc ở đồn công an.

Cô gái tiếp tôi hết sức niềm nở, trái hẳn với dự đoán của tôi. Cô tỏ ra ân hận vì cú điện thoại tới đồn công an dạo nào. Quả thật hôm ấy cô rất sợ. Cô cho biết cô sống một mình trong căn nhà mênh mông này. Tầng hai hầu như khoá kín từ ngày bố cô chuyển vào Nam công tác. Ông được phân một ngôi nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn giữ nhà ở Hà Nội vì công việc của ông vẫn có liên quan tới cả hai miền. Thỉnh thoảng ông ra Hà Nội họp, ở dăm ba ngày rồi lại vào trong kia. Mẹ cô cùng em trai cô cũng đã chuyển hẳn vào trong đó. Chỉ còn cô ở lại để tiếp tục học nốt mấy năm đại học cuối cùng. Trong nhà có một người giúp việc cơm nước giặt giũ và trông coi nhà cửa. Sau lần ông anh tôi đột nhập vào nhà ông còn lảng vảng tới mấy lần nữa. Nhìn thấy ông hiền lành không có dáng vẻ của kẻ gian, cô đã mời ông vào nhà chuyện trò và biết được tất cả nguyên cớ khiến anh tôi hành động như vậy. Có điều cô không biết rõ tại sao anh tôi lại thành người lẩn thẩn. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Cô nghe xong im lặng, thoáng tư lự. Trước khi chia tay, cô nói với tôi đừng cấm đoán, doạ nạt anh tôi nhiều có thể làm bệnh tình anh ấy trầm trọng thêm. Cô gái thật dễ thương. Cô làm tôi nhớ tuổi thơ của mình. Xa lắm rồi cái hình bóng cô bé con ngày xưa ngồi bên hàng hiên nhà vừa đọc truyện, vừa cắn ô mai... Đôi khi tôi kể lại cho con gái tôi về thời thơ ấu của mình, cảm thấy thương cho cha tôi, biết ơn người... những lúc ấy lại thấy rõ hơn bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình và con cái.

Không biết anh tôi còn lui tới ngôi nhà ấy bao nhiêu lần nữa. Cho đến một ngày bà chị dâu hớt hải đến báo tin anh tôi đi đâu biệt tăm ba hôm liền không về nhà. Tôi bổ ra đồn công an, không ai hay biết. Tôi đến tất cả nhà bà con họ hàng gần xa, không ai thấy ông lui tới. Đang hoang mang định sẽ nhờ đăng báo, thì cô gái ngày nào đến tìm tôi cho biết anh tôi đang ở nhà cô ấy. Tôi vội vã đến nhà gặp lúc ông đang chăm bón cho mấy gốc cây ở ngoài sân. Trông thấy tôi ông nhoẻn miệng cười mời vào nhà như chủ đón khách. Ông đưa tôi vào một căn phòng ở tầng dưới. Tôi nhớ đó là căn phòng cũ của tôi. Tôi là con gái nên cha tôi cho tôi ở một phòng riêng. Ông rót nước mời tôi uống, chỉ vào chiếc giường cá nhân:

Tối tôi ngủ ở đây.

Tôi không thể nào hiểu nổi.

Vậy cô chủ nhà? Tôi hỏi.

Cô ấy ở tầng trên. Ông đáp.

Lát sau cô gái từ trên lầu xuống, bước vào buồng, chào tôi rồi nói:

Cháu thi tốt nghiệp xong rồi. Hè này cháu sẽ vào trong kia với bố mẹ cháu. Cô cứ để bác ở đây.

Tôi hoảng hốt:

Chết! Làm thế sao được!

Cô cứ yên tâm. Cháu đã báo cho công an khu phố biết rồi. Không ai làm gì bác ấy đâu.

Anh tôi nhoẻn miệng cười vẻ mãn nguyện rồi góp chuyện một cách thật vô duyên:

Thuỷ ơi cây quất hồng bì bắt đầu có quả rồi đấy. Thuỷ có ăn không tôi hái nhé.

Tôi gạt đi, tiếp tục nói chuyện với cô chủ nhà:

Nhưng bố cô ra đây thì ở đâu?

Trên gác – Cô thản nhiên đáp – Một mình ông ở làm sao hết. Cả một tiểu đội đến đây cũng còn đủ chỗ.

Tôi đành chia tay ra về. Lúc ra tới cửa, ông anh tôi, không biết đã kịp hái từ lúc nào, dúi vào tay tôi mấy quả ổi thơm lừng. Nhưng thật quá bất tiện cho tôi từ ngày ông sống ở đấy. Hàng ngày đi làm về tôi lại phải đảo qua nhà xem có sự cố bất thường gì xảy ra không, đem cơm và thức ăn cho ông, lấy quần áo bẩn về giặt giũ cho ông. Cô gái đi đâu suốt ngày không hề thấy mặt. Chừng một tháng sau người quản gia cho biết cô đã chuyển hẳn vào thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi biết rằng trước sau gì cũng phải đưa anh tôi ra khỏi ngôi nhà đó nên ra sức khuyên nhủ nhưng vô hiệu. Anh tôi hồn nhiên trả lời:

Cô Loan đã cho tôi về ở rồi. Cô Loan tốt lắm.

Tới lúc đó tôi mới biết tên cô gái là Loan. Cái gì phải đến rồi sẽ đến. Đúng hai tuần sau thì việc đó xẩy ra. Bố mẹ cô gái vội vã từ thành phố Hồ Chí Minh đáp máy bay ra, và dĩ nhiên anh tôi được mời ra khỏi nhà ngay lập tức sau đó. Hẳn ông bà đã mắng cho cô con gái cưng của mình một trận thậm tệ về cái quyết định ngông cuồng của cô. Thỉnh thoảng đi qua phố cũ tôi thầm mong được gặp lại cô gái. Nhưng không hề thấy bóng cô đâu cả. Tôi thấy nhớ cái dáng người nhỏ nhắn và gương mặt hiền dịu với đôi mắt đen to của cô. Đôi mắt hơi buồn mà trong sáng lạ. Rồi tò mò, lần hỏi, tôi biết cô đã nhận công tác trong thành phố Hồ Chí Minh và không trở ra Hà Nội nữa. Khi cô vào tới thành phố thì cũng là lúc bố mẹ cô sau khi được hoá giá nhà xong có trong tay một số vàng, bèn quyết định trở ra Hà Nội để sống những ngày về hưu nhàn nhã.

Chừng hai tháng sau, tình cờ có dịp đi qua ngôi nhà cũ, tôi bỗng thấy có hai vợ chồng một người Âu từ cửa nhà bước ra. Ngôi nhà đã được tu sửa sơn quét lại, có lắp cả máy điều hoà.Thì ra chủ nhân đã dành hẳn tầng dưới cho khách nước ngoài thuê. Anh tôi từ đó không lai vãng tới ngôi nhà xưa nữa. Tôi mừng thầm. Có lần hỏi vui:

– Dạo này anh Hoà còn vào hái ổi trong nhà mình nữa không? – Anh im lặng ngẩn ngơ giây lát rồi nói:

Ngôi nhà mình không còn nữa.

Tôi bật cười. Dẫu sao, cứ đến mùa ổi chín tôi lại nhớ về ngôi nhà xưa cùng những kỷ niệm có liên quan tới những người thân của tôi... Những kỷ niệm thật buồn.

Hà Nội 1.92
(Văn Nghệ 28.3.92)

Cái chi tiết nhà cho thuê trên 120m2 mà bị quy thành giai cấp bờ lờ thì tác giả bị nhầm, đúng ra là tiền lợi tức từ cho thuê nhà không quá trăm sáu hay trăm tám gì đó mỗi năm thì được tha, trên mức đó là a lê vào diện phải cải tạo. Mà cải tạo là mất nhà.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,404
Động cơ
552,083 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đúng là tận dụng đồ thừa đấy cụ ạ. Nhặt nhạnh mỗi món một ít nhưng lại hợp miệng. Sau Tết ăn cũng giải ngán nữa.

Tận dụng đồ thừa thì thành món hẩu lốn, cái này em nghe cụ Vũ Bằng bảo thế. Còn món bún thang là một ngạch riêng không phải từ đồ thừa.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,404
Động cơ
552,083 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nói chung bây giờ có 2 xu hướng rất chán.
1. Bịa ra một món rồi vẽ ra một câu chuyện về ẩm thực Hà nội cổ: Kiểu bún chả Hà nội có chả xương xông hay cái món mọc vân ám quái quỷ rồi thuê nhà báo viết mãi thành quen.
2. Độn đủ thứ vào những thứ người ta gọi là "quà" Hà nội (Chắc duy nhất Hà nội dùng chữ "quà" cho mấy món ăn đó). Giò, đậu phụ trứng vịt lộn, bò, tóp mỡ độn tuốt tuột rồi khoe nhà mình 3 đời bán. Lấy đâu ra 3 đời, thời bao cấp dám bày hàng ăn sáng chả lên đồn tắp lự.
Điển hình là bát bún riêu quà Hà Nội đến giờ đã thành bát bún năng lượng cao chưa thể đặt tên, tổng hợp thêm quả trứng lộn nữa thì một bát ấy đủ cà lo ném hai nghìn gạch lên tầng ba được.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
(Tiếp)
Tôi chỉ nhớ sau khi dọn đến nơi ở mới, cha tôi cứ bần thần như người mất hồn. Ông già đi rất nhanh. Rồi một sự kiện ập đến làm ông suy sụp hẳn. Đó là vào dịp có chính sách cải tạo nhà cửa. Cha tôi nhận được giấy triệu tập đi học tập để thông hiểu chính sách. Sau suốt một tuần học tập cha tôi mới vỡ lẽ rằng mình bị liệt vào diện cải tạo vì có nhà cho thuê trên 120 m2. Tính đi tính lại, lấy diện tích ngôi nhà chúng tôi ở, trừ đi cho diện tích ngôi nhà chúng tôi cho cơ quan nhà nước thuê, vẫn vượt quá con số 120 m2 qui định. Kết thúc khoá học, cha tôi phải ký vào một bản tình nguyện giao nhà cho sở nhà đất quản lý, từ bỏ phương thức sống bóc lột bằng cách cho thuê nhà.

Tình ngay, lý gian. Cha tôi vốn là một luật sư nên ông hiểu rất rõ: pháp luật là pháp luật. Trước pháp luật không ai cần biết ông cho thuê nhà vì động cơ gì. Vừa ân hận vì đã làm một cái nghề vô tích sự, có một bồ chữ nghĩa cũng bằng thừa, lại thêm cái tiếng tư sản chụp lên đầu, ông tàn tạ đi trông thấy. Chúng tôi đã lớn khôn, đã thông hiểu sự đời, đôi lúc an ủi ông:

Thôi ba ơi, nhà mình ở thế này cũng rộng rãi chán. Khối người còn không có chỗ mà chui ra chui vào.

Những lúc ấy cha tôi cố gượng cười đáp:

Ba có tiếc đâu. Nhưng chỉ bực là mình có định bóc lột ai. Người ta vận động mình cho thuê trước một nửa, rồi sau cả nhà. Giá cả người ta tự đề xuất, thoả thuận. Bỗng nhiên lại thành tư sản bóc lột. Ba chỉ thương các con, mỗi khi phải khai gốc gác lý lịch của mình ra thêm xấu hổ.

Quả là có một thời điều đó xấu hổ thật. Anh cả tôi học rất giỏi nhưng chỉ được thi vào sư phạm. Hồi đó ở Hà Nội, con cái tư sản chỉ được thi vào sư phạm hoặc nông nghiệp, thuỷ lợi. Những nghề này được coi là vô hại, tuy cũng gọi là trí thức nhưng không quan trọng như bác sĩ, kỹ sư. Tốt nghiệp xong, anh tôi may mắn được gọi lại trường làm phụ giảng... và cứ thế phụ giảng mãi cho đến khi ông bực mình xin đi làm chuyên gia ở An-giê-ri. Ông hy vọng vào cái vốn tiếng Pháp cha tôi dạy cho từ nhỏ chứ khoản lý lịch của ông thì hoàn toàn bất lợi. May sao vì thiếu người thạo ngoại ngữ nên người ta cũng châm chước cho. Vả lại, cha tôi cũng đã qua đời rồi, không lẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu tới cả con cái?

Trước khi lên đường, ông căn dặn tôi:

Anh đi rồi, em ở nhà chăm lo hai anh, nhất là anh Hoà.... Trước khi ba mất, ba chỉ lo cho anh Hoà, không may bị rủi ro. Tôi vội cắt lời:

Anh cứ yên tâm. Tuy em đã có gia đình riêng, nhưng bổn phận lo cho các anh là bổn phận chung. Bấy lâu nay có anh. Nay anh đi vắng em lại phải có trách nhiệm hơn.

Thực ra anh Hoà tôi tiếng là người tâm thần nhưng hiền lành hết chỗ nói. Anh không bao giờ đập phá, gây gổ với ai. Ra đường bị trẻ con trêu chọc anh chỉ cười. Thậm chí anh rất yêu trẻ. Gặp chúng đâu anh vui đùa như những người bạn ngang hàng. Cái bệnh tâm thần của anh biểu hiện rõ nhất chỗ ai sai bảo gì cũng làm. Mà đã làm là làm cật lực, làm hết mình. Đặc biệt ông đi chợ mua bán rất khéo. Hàng xóm nhờ đi mua con cá, hay mớ rau bao giờ ông cũng chọn mua được con cá tươi nhất, rẻ nhất và mớ rau ngon nhất. Mua xong, nếu người ta lại nhờ ông làm cá hoặc nhặt rau hộ, ông sốt sắng nhận lời ngay. Ông không bao giờ biết từ chối bất cứ việc gì hễ có người nhờ hoặc sai bảo. Có điều ông làm quá cẩn thận, quá tỉ mỉ nên ai đã nhờ ông chớ có sốt ruột. Những việc trong hộ như quét sân, vệ sinh hố xí, đổ rác...tất tất đều dồn lên đầu ông. Ông vui vẻ làm mà không một lời ca thán. Cả những lúc có ai đó mất một vài vật dụng lặt vặt trong nhà cũng tru tréo nghi cho ông. Ông cũng chỉ cười trừ. Ông chưa lấy của ai cái gì nhưng khi mất, hoặc để quên đâu, những người trong hộ đều nghĩ ngay đến ông: “Chắc ông Hoà... ông ấy tâm thần, biết đâu táy máy cũng nên”. Khi biết là nhầm, là nghi oan, cũng chẳng cần xin lỗi ông một câu... vì ông có giận ai, có để bụng ai đâu mà phải xin lỗi!

Vất vả nhất đối với tôi là việc chăm nom sức khoẻ cho ông. Ông bị bệnh hen, thỉnh thoảng lại lên cơn. Những lúc trở trời ông vẫn chỉ phong phanh một chiếc áo sơ mi. Biết là lạnh đấy nhưng mặc áo ấm đối với ông là chuyện rất ngại ngùng, giống hệt như trẻ con sợ bố mẹ bắt mặc quần áo nhiều. Trời nóng ông không biết tắm rửa giặt giũ cho sạch sẽ, cứ để người hôi mù. Chẳng biết nhờ ai giới thiệu, ông xin được làm cái chân ngồi làm mẫu vẽ tại trường mỹ thuật. Ông làm rất được tín nhiệm vì ai bảo ông ngồi ngang ngồi dọc thế nào ông đều chấp hành hết sức nghiêm chỉnh. Quả thật kiếm được một người chịu ngồi làm mẫu vẽ như ông không phải dễ ở Hà Nội này. Ai chịu ngồi kiên trì suốt hàng giờ như vậy, kể cả mùa đông rét mướt mà lại chỉ được mặc mỗi chiếc quần đùi? Bởi vậy về cái khoản kinh tế ông tự túc được, lại còn dư dật gửi tiết kiệm. Dăm bữa nửa tháng ông lại đến nhà tôi với con gà hoặc cân thịt nạc trên tay, bày ra nấu nướng ăn uống... Ông tự làm tất cả, cho đến việc ngồi tỉ mẩn thái nhỏ lá chanh như sợi chỉ để rắc lên đĩa thịt gà. Hứng thú đặc biệt nhất của ông là việc cúng giỗ. Ngày rằm mồng một ông bày mâm quả phẩm, cắm hoa đỏ rực cả bàn thờ. Họ hàng xa gần có ai qua đời ông bỏ nhà tới giúp hàng hai ba ngày liền. Bỗng một hôm, tôi được công an khu phố đến báo ra đồn để nhận anh tôi về. Tôi sửng sốt. Làm sao một người như anh tôi lại liên can tới luật pháp, để có thể bị bắt vào đồn?

Khi ra tới nơi tôi mới rõ đầu đuôi câu chuyện. Thì ra chỉ vì cây ổi. Mùa ổi chín, anh tôi lang thang qua ngôi nhà cũ rồi trèo tường vào sân hái ổi trộm. Cơ quan cũ đã dọn đi từ lâu. Một gia đình cán bộ đã được phân đến ở đó. Nhà vắng vẻ, cửa đóng suốt ngày. Chỉ có cô con gái chừng hai mươi ba tuổi cùng một người giúp việc thường hay ra vào mà thôi. Chính cô gái đã gọi điện báo cho công an đến bắt anh tôi. Tôi xin anh tôi về, lòng vừa buồn vừa thương cho anh tôi. Về đến nhà tôi ôn tồn giảng giải:

– Ngôi nhà đó từ lâu không còn là của gia đình mình nữa. Anh không được đến đấy!

Nhưng cây ổi tôi nhớ do tay ba trồng cùng với tôi...Hôm đó ba sai tôi đi xách nước tưới. – Ông cãi lại

Tôi cáu tiết quát:

Nhưng tôi cấm anh không được đến đó. Bận sau tôi không xin cho anh nữa đâu, cứ để cho công an họ nhốt anh vào hoả lò.

Ông cãi lại:

Thì mọi khi tôi vẫn vào nhà mà.

Vào lúc nào? Tôi sửng sốt.

Những lúc cả nhà đi vắng tôi vẫn trèo vào luôn.... Thuỷ có nhớ cái lần anh em mình trèo tường đi xem xinê về muộn không?

Tôi không nhớ gì hết – Tôi hét lên – Anh mà còn vào đó nữa thì tôi sẽ trói anh nộp cho công an. Anh hứa với tôi đi!

Ông mỉm cười cúi đầu đáp lúng búng:

– Tôi hứa...

Ông hứa vậy thôi chứ ai mà tin được! Một lần khác ông hớn hở đem đến cho tôi một chùm hoa móng rồng thơm phức, khoe rằng:

Cô gái trong nhà hái cho đấy.

Cô gái nào? Tôi ngạc nhiên hỏi.

Cái cô ở trong nhà mình ấy.

Tôi giật mình:

Anh lại lảng vảng qua nhà cũ phải không?

Ông gật đầu phân bua:

Nhưng lần này cô ấy mở cửa , mời tôi vào nhà hẳn hoi. Tôi được cô dẫn đi thăm cả sân trước, sân sau. Thuỷ còn nhớ cây quất hồng bì ở gần bếp không ? Nó to lắm, Thuỷ ạ! Cô ấy hứa bao giờ có quả cứ đến mà lấy.

Tôi cảm thấy lo lo. Điều đáng lo nhất là nếu trong nhà mất mát gì thì hẳn anh tôi không ai để yên. Tôi quyết định phải đến gặp cô gái trong ngôi nhà cũ. Lẽ ra tôi đã phải xin lỗi cô ngay sau sự việc ở đồn công an.

Cô gái tiếp tôi hết sức niềm nở, trái hẳn với dự đoán của tôi. Cô tỏ ra ân hận vì cú điện thoại tới đồn công an dạo nào. Quả thật hôm ấy cô rất sợ. Cô cho biết cô sống một mình trong căn nhà mênh mông này. Tầng hai hầu như khoá kín từ ngày bố cô chuyển vào Nam công tác. Ông được phân một ngôi nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn giữ nhà ở Hà Nội vì công việc của ông vẫn có liên quan tới cả hai miền. Thỉnh thoảng ông ra Hà Nội họp, ở dăm ba ngày rồi lại vào trong kia. Mẹ cô cùng em trai cô cũng đã chuyển hẳn vào trong đó. Chỉ còn cô ở lại để tiếp tục học nốt mấy năm đại học cuối cùng. Trong nhà có một người giúp việc cơm nước giặt giũ và trông coi nhà cửa. Sau lần ông anh tôi đột nhập vào nhà ông còn lảng vảng tới mấy lần nữa. Nhìn thấy ông hiền lành không có dáng vẻ của kẻ gian, cô đã mời ông vào nhà chuyện trò và biết được tất cả nguyên cớ khiến anh tôi hành động như vậy. Có điều cô không biết rõ tại sao anh tôi lại thành người lẩn thẩn. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Cô nghe xong im lặng, thoáng tư lự. Trước khi chia tay, cô nói với tôi đừng cấm đoán, doạ nạt anh tôi nhiều có thể làm bệnh tình anh ấy trầm trọng thêm. Cô gái thật dễ thương. Cô làm tôi nhớ tuổi thơ của mình. Xa lắm rồi cái hình bóng cô bé con ngày xưa ngồi bên hàng hiên nhà vừa đọc truyện, vừa cắn ô mai... Đôi khi tôi kể lại cho con gái tôi về thời thơ ấu của mình, cảm thấy thương cho cha tôi, biết ơn người... những lúc ấy lại thấy rõ hơn bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình và con cái.

Không biết anh tôi còn lui tới ngôi nhà ấy bao nhiêu lần nữa. Cho đến một ngày bà chị dâu hớt hải đến báo tin anh tôi đi đâu biệt tăm ba hôm liền không về nhà. Tôi bổ ra đồn công an, không ai hay biết. Tôi đến tất cả nhà bà con họ hàng gần xa, không ai thấy ông lui tới. Đang hoang mang định sẽ nhờ đăng báo, thì cô gái ngày nào đến tìm tôi cho biết anh tôi đang ở nhà cô ấy. Tôi vội vã đến nhà gặp lúc ông đang chăm bón cho mấy gốc cây ở ngoài sân. Trông thấy tôi ông nhoẻn miệng cười mời vào nhà như chủ đón khách. Ông đưa tôi vào một căn phòng ở tầng dưới. Tôi nhớ đó là căn phòng cũ của tôi. Tôi là con gái nên cha tôi cho tôi ở một phòng riêng. Ông rót nước mời tôi uống, chỉ vào chiếc giường cá nhân:

Tối tôi ngủ ở đây.

Tôi không thể nào hiểu nổi.

Vậy cô chủ nhà? Tôi hỏi.

Cô ấy ở tầng trên. Ông đáp.

Lát sau cô gái từ trên lầu xuống, bước vào buồng, chào tôi rồi nói:

Cháu thi tốt nghiệp xong rồi. Hè này cháu sẽ vào trong kia với bố mẹ cháu. Cô cứ để bác ở đây.

Tôi hoảng hốt:

Chết! Làm thế sao được!

Cô cứ yên tâm. Cháu đã báo cho công an khu phố biết rồi. Không ai làm gì bác ấy đâu.

Anh tôi nhoẻn miệng cười vẻ mãn nguyện rồi góp chuyện một cách thật vô duyên:

Thuỷ ơi cây quất hồng bì bắt đầu có quả rồi đấy. Thuỷ có ăn không tôi hái nhé.

Tôi gạt đi, tiếp tục nói chuyện với cô chủ nhà:

Nhưng bố cô ra đây thì ở đâu?

Trên gác – Cô thản nhiên đáp – Một mình ông ở làm sao hết. Cả một tiểu đội đến đây cũng còn đủ chỗ.

Tôi đành chia tay ra về. Lúc ra tới cửa, ông anh tôi, không biết đã kịp hái từ lúc nào, dúi vào tay tôi mấy quả ổi thơm lừng. Nhưng thật quá bất tiện cho tôi từ ngày ông sống ở đấy. Hàng ngày đi làm về tôi lại phải đảo qua nhà xem có sự cố bất thường gì xảy ra không, đem cơm và thức ăn cho ông, lấy quần áo bẩn về giặt giũ cho ông. Cô gái đi đâu suốt ngày không hề thấy mặt. Chừng một tháng sau người quản gia cho biết cô đã chuyển hẳn vào thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi biết rằng trước sau gì cũng phải đưa anh tôi ra khỏi ngôi nhà đó nên ra sức khuyên nhủ nhưng vô hiệu. Anh tôi hồn nhiên trả lời:

Cô Loan đã cho tôi về ở rồi. Cô Loan tốt lắm.

Tới lúc đó tôi mới biết tên cô gái là Loan. Cái gì phải đến rồi sẽ đến. Đúng hai tuần sau thì việc đó xẩy ra. Bố mẹ cô gái vội vã từ thành phố Hồ Chí Minh đáp máy bay ra, và dĩ nhiên anh tôi được mời ra khỏi nhà ngay lập tức sau đó. Hẳn ông bà đã mắng cho cô con gái cưng của mình một trận thậm tệ về cái quyết định ngông cuồng của cô. Thỉnh thoảng đi qua phố cũ tôi thầm mong được gặp lại cô gái. Nhưng không hề thấy bóng cô đâu cả. Tôi thấy nhớ cái dáng người nhỏ nhắn và gương mặt hiền dịu với đôi mắt đen to của cô. Đôi mắt hơi buồn mà trong sáng lạ. Rồi tò mò, lần hỏi, tôi biết cô đã nhận công tác trong thành phố Hồ Chí Minh và không trở ra Hà Nội nữa. Khi cô vào tới thành phố thì cũng là lúc bố mẹ cô sau khi được hoá giá nhà xong có trong tay một số vàng, bèn quyết định trở ra Hà Nội để sống những ngày về hưu nhàn nhã.

Chừng hai tháng sau, tình cờ có dịp đi qua ngôi nhà cũ, tôi bỗng thấy có hai vợ chồng một người Âu từ cửa nhà bước ra. Ngôi nhà đã được tu sửa sơn quét lại, có lắp cả máy điều hoà.Thì ra chủ nhân đã dành hẳn tầng dưới cho khách nước ngoài thuê. Anh tôi từ đó không lai vãng tới ngôi nhà xưa nữa. Tôi mừng thầm. Có lần hỏi vui:

– Dạo này anh Hoà còn vào hái ổi trong nhà mình nữa không? – Anh im lặng ngẩn ngơ giây lát rồi nói:

Ngôi nhà mình không còn nữa.

Tôi bật cười. Dẫu sao, cứ đến mùa ổi chín tôi lại nhớ về ngôi nhà xưa cùng những kỷ niệm có liên quan tới những người thân của tôi... Những kỷ niệm thật buồn.

Hà Nội 1.92
(Văn Nghệ 28.3.92)
Gần giống với trường hợp nhà bạn em ờ Hàm Long. Nhưng ko đến nỗi mất cả mà vẫn giữ được 1 phần nhỏ, còn lại là hơn chục hộ khác.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,969 Mã lực
Qua hết những thứ này vẫn cười mà sống kể các cụ kiên cường thật.
Ui, các cụ ngày xưa tội lắm. Ông ngoại em bị tịch thu xưởng sản xuất nước hoa. Bà ngoại bắt đầu phải đi làm công nhân ở xưởng. Sáng sớm bà đạp xe đi có hôm hoảng hốt đạp về kêu Cướp cướp.. Cả nhà lo lắng hỏi bà cướp nó trông thế nào ? Bà bảo nó mặc may ô quần đùi đuổi theo bà miệng nó hô 1 2 3.. thế là được mẻ cười đau bụng giải thích cho bà là họ đi chạy thể dục buổi sáng. Cái cửa hàng nhà ông bà là đại lý đầu tiên của hãng Bata ở HN nên họ hay gọi ob em là ông bà Bata cũng bị người ở quê lên ở nhờ rồi chiếm mất, cái bếp và cái nhà phía trong cũng bị người ta chiếm. Ông bà và các con chỉ còn cái gác 2 nên hễ ai lập gia đình thì lại ngăn 1 buồng lại cho thành phòng riêng. Trong nhà các cô chú em cũng rất hiền lành, dù học giỏi mấy cũng ko được đi học nước ngoài do lý lịch. Nhưng sau đều tự học mà thành đạt. Thế mới thấy nếp nhà quan trọng, những mầm giống ông bà em gieo ngày nào dù khó khăn gian khổ vẫn vươn lên mạnh mẽ và là niềm tự hào của ob.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cái chi tiết nhà cho thuê trên 120m2 mà bị quy thành giai cấp bờ lờ thì tác giả bị nhầm, đúng ra là tiền lợi tức từ cho thuê nhà không quá trăm sáu hay trăm tám gì đó mỗi năm thì được tha, trên mức đó là a lê vào diện phải cải tạo. Mà cải tạo là mất nhà.
Có tin đồn thế thực, các cụ nhà em có kể lại, vì thế nhiều nhà gọi bà con cô bác lên ở cho đỡ phải ở chung với người lạ, sau này bà con cô bác bán béng cái phòng ở nhờ đi cho chủ nhà trơ mắt ếch. Nhà mà có mặt tiền thì được vận động để thành nhà trẻ hay chỗ họp tổ gì đấy, sau thì thành nhà các cán bộ cấp phường hay các chú công an đến tiếp quản.
Cho nên nhiều nhà mặt tiền nghìn cây bây giờ là các nông dân thành quân chủ lực của Hà Nội chứ mấy ông có biệt thự hay nhà riêng có sân vườn thời Pháp lên tập thể ở như chuồng gà hay dạt ra ngoại ô núp trong ngõ lâu rồi
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Mà Hà Nội đẹp thơ mộng chắc chỉ có trong tiểu thuyết mấy ông Tự lực văn đoàn nhà vừa có trang trại ở quê vừa có biệt thự sân vườn ô tô riêng chạy phà phà chứ cái Hà Nội lầm than nơi đầu ô ao chuôm hay các dãy nhà cho thuê chung hố xí dành cho tư chức, công chức quèn thì có gì thơ mộng đâu.
Sau 54 được các cụ nông dân tiến về cho toàn dân toàn ở chung kiểu chùm đụp lấy nhau trong các ngõ cũ hay trong các tập thể điện nước phập phù thì cái thơ mộng còn chả có tý nào mà vào thơ nhạc.
Cái này cũng như trong giáo dục, thiếu một người ở trên cao biết mơ mộng bay bổng kèm một óc thực tiễn chi tiết để có một thủ đô, một môi trường vừa của tất cả mà lại vừa có cái riêng tư cho tâm hồn và lối sống mỗi công dân phố thị.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,976
Động cơ
118,498 Mã lực
Ai bảo cụ bún thang là món tận dụng đồ thừa?! Nó là một trong nhưng món nấu khó, nguyên liệu cầu kì và độ tươi ngon số 1 chấp tất cả các thể loại phở, bún riêu, sườn mọc gì đó 1 tầm.
Em thấy toàn ăn hôm hoá vàng, kiểu như còn thừa gà và nước dùng gà ấy, giò cũng thế. Tuy nhiên nước dùng ngoài nước dùng gà ra thì có thêm con sá sùng hoặc Tôm he nữa, tôm nõn thì giã bômg lên, có thêm cả nấm hương mới dạy mùi. Nhưng nói thế thôi chứ bún thang em ko thích lắm vì nó cứ lổn nhổn, đang ăn sợi bún mềm thì lại nhai phải củ cải dai dai và cái vị trứng tráng khô khô nhưng bị nhúng nước.
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
497
Động cơ
16,547 Mã lực
Em thấy toàn ăn hôm hoá vàng, kiểu như còn thừa gà và nước dùng gà ấy, giò cũng thế. Tuy nhiên nước dùng ngoài nước dùng gà ra thì có thêm con sá sùng hoặc Tôm he nữa, tôm nõn thì giã bômg lên, có thêm cả nấm hương mới dạy mùi. Nhưng nói thế thôi chứ bún thang em ko thích lắm vì nó cứ lổn nhổn, đang ăn sợi bún mềm thì lại nhai phải củ cải dai dai và cái vị trứng tráng khô khô nhưng bị nhúng nước.
Theo cách làm của bà ngoại với mẹ em thì đúng kiểu bún thang là món để chốt lại thức ăn những ngày tết và sự thanh tao của món này là để mọi người ăn được nhẹ bụng, chống ngán sau 3 ngày cỗ Tết. Nhưng điều này ko có nghĩa bún thang là làm từ đồ ăn thừa ạ, mà là món được lên kế hoạch như 1 món ăn chính trong mấy ngày Tết, chỉ là nó sẽ đc làm vào ngày cuối cùng ạ. Thịt để làm bún thang, mẹ em cũng hay để phần riêng. Nhà nào dùng thịt thừa thì đúng là khó ngon thật ạ.

Em trước hay thích ăn bún thang ở nhà hàng Quán Cũ chỗ đường Phan Đình Phùng. Hơi đắt nhưng khá đúng vị và đúng chất kiểu xưa. Tinh tế và thanh tao nhưng vẫn ngon miệng. Không gian quán cũng ấm áp lịch sự, phù hợp với bạn bè và cả gđ. Quán còn nhiều món ăn đặc trưng của Hà Nội nữa.

Hay hôm nào mợ Bang lang ra đó ăn thử xem mợ có thay đổi quan điểm về món này không. Em thì thấy ngon.
FB_IMG_1703689794182.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Giohanoi

Xe buýt
Biển số
OF-698358
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
690
Động cơ
133,008 Mã lực
Tuổi
27
Đề tài này hay, như một sự nỗ lực lẻ loi để khơi lại một nét đặc trưng của Hà nội đang dần bị pha loãng và nguy cơ biến mất.
"Đàn ông và phụ nữ" chiếm đại đa số, cho nên em tạm gọi là người Hà nội (NHN) cho ngắn gọn.
Em thường xem mục Hà nội của chúng ta của đài truyền hình Hà nội trước đây (nay không còn), các chuyên mục về văn hóa, đời sống khác về Hà nội thời điểm trước sáp nhập, cùng với đó là tổng hợp các trải nghiệm cùng với con người HN, em có một số nhận xét sau:
1. Đúng như các cụ nói là "thiếu quyết liệt" ngại va chạm và không bon chen. Điều này cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, dù sao đất hà thành cũng dễ kiếm sống hơn, cho nên đa số NHN không vì phải sinh tồn mà đánh mất cả sự tự trọng cuối cùng.
2. Giữ khoảng cách nhất định trong mọi mối quan hệ, mà thường bị gọi là khách sáo, hoặc thậm tệ hơn là khinh người. Điều này cũng có lý do. Đa số NHN đều sống bằng kinh doanh, buôn bán, cho nên hàng xóm sát vách, họ hàng, thậm chí anh em ruột cũng có thể là đối thủ trên thị trường, do vậy, NHN thường giữ một khoảng cách nhất định, không đi quá sâu vào chuyện người khác, vừa giữ cho mình, vừa giữ cho người, đó cũng là tôn trọng tự do cá nhân, ví dụ ở một vùng quê, người ta vô tư, hồ hởi khoe, hoặc hỏi nhau mùa này thu hoạch được 2 tấn thóc, nhưng NHN thì không khoe, hoặc hỏi nhau năm nay buôn bán thu được lợi nhuận bao nhiêu, cùng lắm nói là nhà cháu đủ ăn. Người ở quê khi có hiếu, hỉ phải đến nhà nhau ở vài ngày mới được coi là nhiệt tình, thân thiết, NHN thì không thể, vì có chỗ đâu mà ngủ, đến chớp nhoáng rồi về, để người khác đến còn có chỗ ngồi.
3. Trang phục , phương tiện của NHN "vừa đủ", không chạy theo thời trang, nhưng không luộm thuộm. Điều này rõ nhất là quan sát ngày thường trên đường phố HN như một sàn diễn, các loại hở ngực, khoe rốn, xẻ chân, kèm theo là các khuôn mặt trát bự phấn nhan nhản trên đường, cùng các loại xe máy, oto sang trọng, cao cấp lượn theo kiểu mày có biết bố mày là ai không.
Nhưng chiều ba mươi tết, thì các thể loại này gần như không còn. Nếu xem các chương trình trên TV nói về một số gia đình NHN ở phố cổ, thì không thấy họ đắp trên người những bộ đồ hay phụ kiện xa xỉ hay bộ mặt trát đầy son phấn.
4. Không cố làm mình nổi bật, trung tâm của sự chú ý. NHN hiểu rõ rằng, họ đang ở một mảnh đất có cả người thấp nhất và người cao nhất về địa vị xã hội và sự giầu có. Trên địa phận tỉnh, quan đứng đầu tỉnh quyền lực lớn nhất, nhưng ở HN thì quan đứng đầu tỉnh chưa chắc, vì quan triều đình cũng sống trên mảnh đất đó. Cho nên NHN chả bao giờ dám làm họ nổi bật.
5. Giao tiếp đủ lịch sự, nhưng không giả tạo lịch sự. NHN cả ngày tiếp xúc với đủ các hạng người, từ quan trên, đến khách hàng, đối tác và người tứ phương, cho nên họ không thể thô lỗ được, làm thế sẽ thất lễ với quan trên hoặc làm khách hàng phật ý, mất mối làm ăn. Vì vậy NHN có phản xạ tự nhiên trong lối giao tiếp, vì không ai có thể giả tạo lịch sự cả ngày, cả tháng, cả năm với tất cả mọi người.
6. NHN không nói "đồ nhà quê" theo nghĩa kinh miệt. NHN đủ khôn để hiểu rằng, những người dân quê là các nhà cung cấp sản vật địa phương cho họ buôn bán kiếm sống, do vậy họ dành sự tôn trọng cho các supplier này.
Câu "đồ nhà quê" theo nghĩa miệt thị lại thường xuất phát từ chính những người ở quê đến sinh sống ở Hà nội nói về những đồng hương của họ mới ra nhập mảnh đất HN, còn nhiều bỡ ngỡ.
Trên đây là những cảm nhận cá nhân, mong các bác đừng đi vào phân tích đúng - sai, vì mỗi người có một góc nhìn và cảm nhận riêng.
Cụ nói quá chuẩn về NHN. Có 1 điều mà em không lý giải được về NHN. Đó là các vùng miền đi đâu cũng nhận là đồng hương. Nhưng sau nhiều năm xa HN em thấy chưa bao giờ hay ở đâu có hội đồng hương HN. Ngay bản thân em ra nước ngoài đều chơi với bạn tỉnh khác chứ không chơi với NHN
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,792 Mã lực
Không thấy cụ mợ nào nhắc đến bún thang Bà Ẩm nhỉ. Có một dạo sáng thứ Tư nào em cũng ăn ở đây.
 

Giohanoi

Xe buýt
Biển số
OF-698358
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
690
Động cơ
133,008 Mã lực
Tuổi
27
Mà Hà Nội đẹp thơ mộng chắc chỉ có trong tiểu thuyết mấy ông Tự lực văn đoàn nhà vừa có trang trại ở quê vừa có biệt thự sân vườn ô tô riêng chạy phà phà chứ cái Hà Nội lầm than nơi đầu ô ao chuôm hay các dãy nhà cho thuê chung hố xí dành cho tư chức, công chức quèn thì có gì thơ mộng đâu.
Sau 54 được các cụ nông dân tiến về cho toàn dân toàn ở chung kiểu chùm đụp lấy nhau trong các ngõ cũ hay trong các tập thể điện nước phập phù thì cái thơ mộng còn chả có tý nào mà vào thơ nhạc.
Cái này cũng như trong giáo dục, thiếu một người ở trên cao biết mơ mộng bay bổng kèm một óc thực tiễn chi tiết để có một thủ đô, một môi trường vừa của tất cả mà lại vừa có cái riêng tư cho tâm hồn và lối sống mỗi công dân phố thị.
Trước năm 90 thì thơ mộng thật đấy cụ ạ. Mỗi ngày cắp sách đến trường con đường Phan Đình Phùng đầy ắp kỷ niệm với bọn em. Em cũng đi nhiều nơi nhưng khó có tỉnh thành nào có con đường đẹp như đường Thanh niên. Ngày trước còn có nhà thuyền, bọn em toàn ra chèo thuyền cùng mối tình đầu ở Hồ Tây quá thơ mộng ....
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
Cụ học Tô Vĩnh Diện hả? Có trấn lột cá chọi của em bao giờ ko đấy? :))
Em hay đi từ QTG qua HBot lên OCD mua cá, đi qua Hào Nam hay bị trấn lắm, sau em khôn ra, toàn cho túi cá vào trong túi quần mới ko bị trấn nữa
Không cụ ơi, e thời học sinh mê đá cầu, biệt danh "cao cầu"
E cao to đen hôi thi thoảng cũng có a dua, đi đua đòi cùng đội bạn, hội nó thấy to xác đôi lúc bảo cầm giúp đôi côn, dao găm những lúc lang thang lên Lăng, toàn nhét trong cặp thôi. Nhưng lúc đưa nhau cầm trông oai lắm
Chứ e cũng k bắt nạt hay trêu chọc trấn lột ai
Có chăng hay trêu gái thôi ;):D
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,110
Động cơ
68,744 Mã lực
Em thấy toàn ăn hôm hoá vàng, kiểu như còn thừa gà và nước dùng gà ấy, giò cũng thế. Tuy nhiên nước dùng ngoài nước dùng gà ra thì có thêm con sá sùng hoặc Tôm he nữa, tôm nõn thì giã bômg lên, có thêm cả nấm hương mới dạy mùi. Nhưng nói thế thôi chứ bún thang em ko thích lắm vì nó cứ lổn nhổn, đang ăn sợi bún mềm thì lại nhai phải củ cải dai dai và cái vị trứng tráng khô khô nhưng bị nhúng nước.
:D Thực ra thời thanh niên thì em thích bánh chưng rán nhất. Món bún thang nó chỉ cầu kì chứ thanh niên như em lượn Tết cả ngày thì bát bún thang em ăn không kịp bốc hơi.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,110
Động cơ
68,744 Mã lực
Cụ nói quá chuẩn về NHN. Có 1 điều mà em không lý giải được về NHN. Đó là các vùng miền đi đâu cũng nhận là đồng hương. Nhưng sau nhiều năm xa HN em thấy chưa bao giờ hay ở đâu có hội đồng hương HN. Ngay bản thân em ra nước ngoài đều chơi với bạn tỉnh khác chứ không chơi với NHN
Dân Hà Nội em thấy không có khái niệm kết bè, tụ đảng nên gặp nhau phương xa cũng là chơi theo tính hay do thân chứ không mấy khi có hội.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,110
Động cơ
68,744 Mã lực
Mà Hà Nội đẹp thơ mộng chắc chỉ có trong tiểu thuyết mấy ông Tự lực văn đoàn nhà vừa có trang trại ở quê vừa có biệt thự sân vườn ô tô riêng chạy phà phà chứ cái Hà Nội lầm than nơi đầu ô ao chuôm hay các dãy nhà cho thuê chung hố xí dành cho tư chức, công chức quèn thì có gì thơ mộng đâu.
Sau 54 được các cụ nông dân tiến về cho toàn dân toàn ở chung kiểu chùm đụp lấy nhau trong các ngõ cũ hay trong các tập thể điện nước phập phù thì cái thơ mộng còn chả có tý nào mà vào thơ nhạc.
Cái này cũng như trong giáo dục, thiếu một người ở trên cao biết mơ mộng bay bổng kèm một óc thực tiễn chi tiết để có một thủ đô, một môi trường vừa của tất cả mà lại vừa có cái riêng tư cho tâm hồn và lối sống mỗi công dân phố thị.
Hà nội thời thơ ấu của e đẹp và thơ mộng phết đấy ạ. Giờ thì bé, bẩn, bụi, buồn rồi.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,404
Động cơ
552,083 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có tin đồn thế thực, các cụ nhà em có kể lại, vì thế nhiều nhà gọi bà con cô bác lên ở cho đỡ phải ở chung với người lạ, sau này bà con cô bác bán béng cái phòng ở nhờ đi cho chủ nhà trơ mắt ếch. Nhà mà có mặt tiền thì được vận động để thành nhà trẻ hay chỗ họp tổ gì đấy, sau thì thành nhà các cán bộ cấp phường hay các chú công an đến tiếp quản.
Cho nên nhiều nhà mặt tiền nghìn cây bây giờ là các nông dân thành quân chủ lực của Hà Nội chứ mấy ông có biệt thự hay nhà riêng có sân vườn thời Pháp lên tập thể ở như chuồng gà hay dạt ra ngoại ô núp trong ngõ lâu rồi

Đúng là vật đổi sao dời. Nước mình từ thuở xưa mở cõi các cụ quy hoạch khéo thế nào mà sơn thủy trên bản đồ càng nhìn lại càng thấy giống con tôm.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,976
Động cơ
118,498 Mã lực
:(
Theo cách làm của bà ngoại với mẹ em thì đúng kiểu bún thang là món để chốt lại thức ăn những ngày tết và sự thanh tao của món này là để mọi người ăn được nhẹ bụng, chống ngán sau 3 ngày cỗ Tết. Nhưng điều này ko có nghĩa bún thang là làm từ đồ ăn thừa ạ, mà là món được lên kế hoạch như 1 món ăn chính trong mấy ngày Tết, chỉ là nó sẽ đc làm vào ngày cuối cùng ạ. Thịt để làm bún thang, mẹ em cũng hay để phần riêng. Nhà nào dùng thịt thừa thì đúng là khó ngon thật ạ.

Em trước hay thích ăn bún thang ở nhà hàng Quán Cũ chỗ đường Phan Đình Phùng. Hơi đắt nhưng khá đúng vị và đúng chất kiểu xưa. Tinh tế và thanh tao nhưng vẫn ngon miệng. Không gian quán cũng ấm áp lịch sự, phù hợp với bạn bè và cả gđ. Quán còn nhiều món ăn đặc trưng của Hà Nội nữa.

Hay hôm nào mợ Bang lang ra đó ăn thử xem mợ có thay đổi quan điểm về món này không. Em thì thấy ngon.
FB_IMG_1703689794182.jpg
Thực ra nói là đồ thừa thì ko phải lắm mà là đồ ăn tổng kết những ngày tết, như kiểu giò tong cây chưa thái, nước dùng sau khi luộc mấy con gà ko ăn kịp, và đến ngày hoá vàng lại luộc tiép, để chống ngán và phải ăn giống mấy ngày tết trước thì mọi người làm bún thang để ko còn đồ thừa nữa, nhà em là thế.
Quán cũ em cũng ăn mấy lần nhưng ko biết có bún thang vì em toàn ăn tối, khi nào em sẽ thử, em cảm ơn mợ đã gợi ý.
Món ở HN em thích nhất là phở bò chín, riêng món này là em ko nấu ngon như hàng được. Còn Bún thang thì em lại rất tự tin em nấu ko kém vì nước dùng nó khá đơn giản, ko sử dụng nhiều gia vị. Nước dùng chỉ cần chất là ngon. Ko có sá sùng có thể dùng mực khô ninh nước cũng thơm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ nói quá chuẩn về NHN. Có 1 điều mà em không lý giải được về NHN. Đó là các vùng miền đi đâu cũng nhận là đồng hương. Nhưng sau nhiều năm xa HN em thấy chưa bao giờ hay ở đâu có hội đồng hương HN. Ngay bản thân em ra nước ngoài đều chơi với bạn tỉnh khác chứ không chơi với NHN
Thì hàng nghìn năm Hà Nội là hàng nghìn năm những người từ các làng ra trú chân phục vụ giới quan lại vốn cũng không là người Hà Nội theo luật về trấn nhậm thuở xưa.
Chính vì tính làng quê khá sâu đậm mà không được sự thương mại qui mô lớn thành bang hội xóa đi làm cho dù ở Hà Nội lâu đời nhưng người Hà Nội vẫn có sự khác biệt về văn hóa lối sống, tạo ra sự giữ kẽ, thận trọng trong giao tiếp. Sự giữ kẽ này được các nho sĩ tạo khung lễ nghĩa, khi Pháp sang thì là các trí thức nói tiếng Pháp làm ông ký, ông phán.
Một yếu tố bây giờ đang bỏ qua không nói đến, đó là ảnh hưởng của những Hoa kiều nắm các mối buôn lớn về gạo, về lâm sản, tổ chức thành bang hội như bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông. CHính những người này tạo ra phong cách Hà Nội bạt thiệp, quan sát và nhận định con người tinh tế, trọng tín nghĩa và sành ăn uống. Xưa ăn cao lâu Tàu nấu như nhà hàng Mỹ Kinh là kinh lắm.
Mỹ Kinh bây giờ chả biết nó là cái gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top