[Funland] Đàn ông và phụ nữ Hà Nội

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,873
Động cơ
116,060 Mã lực
:D Thực ra thời thanh niên thì em thích bánh chưng rán nhất. Món bún thang nó chỉ cầu kì chứ thanh niên như em lượn Tết cả ngày thì bát bún thang em ăn không kịp bốc hơi.
Em thời nào cũng thích bánh chưng rán, mỗi tội ăn nhiều sẽ ngứa người và béo nên em phải kìm bớt lại. Tết có món bóng xào, canh măng em cũng thấy ngon. Mà em ko hiểu sao cỗ cưới nó làm hỏng cá món canh bóng nhỉ, nấu chán ko thể tả được, nhạt nhẽo toàn mì chính với bột nêm. Mấy chục năm đi ăn cưới em chưa bao h ăn đuươc món canh bóng ngon cả.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,879
Động cơ
65,115 Mã lực
Em thời nào cũng thích bánh chưng rán, mỗi tội ăn nhiều sẽ ngứa người và béo nên em phải kìm bớt lại. Tết có món bóng xào, canh măng em cũng thấy ngon. Mà em ko hiểu sao cỗ cưới nó làm hỏng cá món canh bóng nhỉ, nấu chán ko thể tả được, nhạt nhẽo toàn mì chính với bột nêm. Mấy chục năm đi ăn cưới em chưa bao h ăn đuươc món canh bóng ngon cả.
Ui là trời, món canh bóng với món bún thang giờ em chỉ ăn được ở nhà. Còn cỗ cưới toàn người ở đâu nấu dịch vụ ăn làm sao được ạ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tóm lại qua đọc truyện cũ và xem mấy cái topic kiểu Hà Nội this, Hà Nội that như thế này thì kết luận là do không có yếu tố Tàu tạo phông văn hóa dịch vụ có tín nghĩa nên các làng quê khắp nước do duyên phận đưa đẩy mà thành người Hà Nội, phục vụ các quan cũng cũng từ tứ xứ về Hà Nội kiếm miếng thấy cỗ lòng nó bâng khuâng, chao lắc do không hiểu cái hồn cốt nghìn năm núi Nùng sông Nhị nó nằm ở đâu (nhân tiện em cũng chả biết cái núi Nùng nó nằm đâu).
Nhớ câu
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Có lẽ chỉ khi tèo đi rồi thì hồn cốt các nông dân tiến chiếm xứ Nụi sẽ hòa cùng khí thiêng sông núi mà nhận ra tâm hồn bản xứ nó tròn méo ra răng. Thôi thì ráng đợi đến ngày thăng hoa.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,873
Động cơ
116,060 Mã lực
Ui là trời, món canh bóng với món bún thang giờ em chỉ ăn được ở nhà. Còn cỗ cưới toàn người ở đâu nấu dịch vụ ăn làm sao được ạ.
Đó là lý do dạo này em chán ăn hàng, nhiều món Hn bán bi h em ko ăn được mặc dù nó được thần thánh lên. Có thể là do khẩu vị quen thuộc nhưng em ko thể mê được mấy món hổ lốn như bún riêu có thịt bò, có chả viên…. Trong ẩm thực Hn thường đề cao vị thanh và tinh tế, có nghĩa là gia vị ko quá lấn át, món ăn phải nổi bật lên và có hương vị riêng đặc trưng, những vị nền ko được lấn lướt vị chính. Bi h xu hướng topping nó thay đổi hoàn toàn ẩm thực HN. Và món ăn nó cũng thể hiện đời sống của con người, hỗn loạn và tạp phế lù.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,452
Động cơ
256,411 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đó là lý do dạo này em chán ăn hàng, nhiều món Hn bán bi h em ko ăn được mặc dù nó được thần thánh lên. Có thể là do khẩu vị quen thuộc nhưng em ko thể mê được mấy món hổ lốn như bún riêu có thịt bò, có chả viên…. Trong ẩm thực Hn thường đề cao vị thanh và tinh tế, có nghĩa là gia vị ko quá lấn át, món ăn phải nổi bật lên và có hương vị riêng đặc trưng, những vị nền ko được lấn lướt vị chính. Bi h xu hướng topping nó thay đổi hoàn toàn ẩm thực HN. Và món ăn nó cũng thể hiện đời sống của con người, hỗn loạn và tạp phế lù.
Cái style full topping được du nhập từ văn hóa ẩm thực miền trung và miền nam về Hà Nội, ở các vùng đó 1 món ăn thường lẫn lộn các loại nguyên liệu và co xu hướng "thập cẩm hóa".
Phở bò Hà Nội bây giờ thời thượng thì phải ăn thịt lõi rùa, có thêm gân, sườn bò và thậm chí là cả bò viên nhân trứng muối.
Bún riêu thì thêm thịt bò, chả cá, trứng vịt lộn
Bún đậu thì chả cốm, thịt luộc, lòng, dồi và cả giả cầy nữa.
Em thì vẫn giữ thói quen của mình: Thích ăn nhất là Phở bò chín, bún riêu nguyên bản và bún đậu thì chỉ cần bún lá ngon và đậu mơ rán giòn
Mách mợ 1 hàng bún riêu hiếm hoi giữ được vị nguyên bản là ở ngõ Hồng Phúc (quán chỉ bán từ chiều đến tối), topping duy nhất bán kèm là giò bò và giò tai, ai không thích ăn thì chỉ cần 1 bát bún không thôi giá 20k là ok rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,873
Động cơ
116,060 Mã lực
Cái style full topping được du nhập từ văn hóa ẩm thực miền trung và miền nam về Hà Nội, ở các vùng đó 1 món ăn thường lẫn lộn các loại nguyên liệu và co xu hướng "thập cẩm hóa".
Phở bò Hà Nội bây giờ thời thượng thì phải ăn thịt lõi rùa, có thêm gân, sườn bò và thậm chí là cả bò viên nhân trứng muối.
Bún riêu thì thêm thịt bò, chả cá, trứng vịt lộn
Bún đậu thì chả cốm, thịt luộc, lòng, dồi và cả giả cầy nữa.
Em thì vẫn giữ thói quen của mình: Thích ăn nhất là Phở bò chín, bún riêu nguyên bản và bún đậu thì chỉ cần bún lá ngon và đậu mơ rán giòn
Mách mợ 1 hàng bún riêu hiếm hoi giữ được vị nguyên bản là ở ngõ Hồng Phúc (quán chỉ bán từ chiều đến tối có), topping duy nhất bán kèm là giò bò và giò tai, ai không thích ăn thì chỉ cần 1 bát bún không thôi giá 20k là ok rồi
Em cảm ơn mợ. Ngõ Hồng Phúc em chỉ ăn bún cá, ko biết có bún riêu, để em thử. Trước kia em làm gần phố hàng, có bà bán bún riêu và cháo sườn gánh chỗ Hàng Bồ ăn cũng rất ngon, bi h ko còn nữa.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
726
Động cơ
448,660 Mã lực
…. Trong ẩm thực Hn thường đề cao vị thanh và tinh tế, có nghĩa là gia vị ko quá lấn át, món ăn phải nổi bật lên và có hương vị riêng đặc trưng, những vị nền ko được lấn lướt vị chính. Bi h xu hướng topping nó thay đổi hoàn toàn ẩm thực HN. Và món ăn nó cũng thể hiện đời sống của con người, hỗn loạn và tạp phế lù.
Thanh niên Hà Nội tầm này chắc không còn khái niệm cỗ Tết "4 bát, 6 đĩa; hay 6 bát 8 đĩa hoặc 6 bát 12 đĩa" nhỉ! :P Mợ nói chuẩn về cái vị thanh và tinh tế của ẩm thực Hà Nội thời trước! Các cụ giờ than phiền món ăn (cho dù ăn đặc sản nhà hàng hay ở nhà), kể cả các món truyền thống Hà Nội cũng đều có xu hướng nêm mặn làm át hết các vị, hương đặc trưng...Điển hình nhất là mấy cái hàng phở mặn (Gầm Cầu và ...), phở Cồ... :">
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,285
Động cơ
172,939 Mã lực
Nhân các cụ mợ nói chuyện Hà Nội, em đưa lên cái bản đồ để các cụ bàn cho rôm rả.
Nhìn lại mới thấy hội dân phố cổ có truyền thống nhẩy dù lấp ao lấp hồ từ cả trăm năm trước, xong sau này ngồi bia hơi rung đùi bàn chuyện xóm nhẩy dù Thanh Lương Thanh nhàn các kiểu, hehehe.
;));));))
HN 1885-2 50032260363_348e948d34_o.jpg
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,773
Động cơ
873,053 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cái style full topping được du nhập từ văn hóa ẩm thực miền trung và miền nam về Hà Nội, ở các vùng đó 1 món ăn thường lẫn lộn các loại nguyên liệu và co xu hướng "thập cẩm hóa".
Phở bò Hà Nội bây giờ thời thượng thì phải ăn thịt lõi rùa, có thêm gân, sườn bò và thậm chí là cả bò viên nhân trứng muối.
Bún riêu thì thêm thịt bò, chả cá, trứng vịt lộn
Bún đậu thì chả cốm, thịt luộc, lòng, dồi và cả giả cầy nữa.
Em thì vẫn giữ thói quen của mình: Thích ăn nhất là Phở bò chín, bún riêu nguyên bản và bún đậu thì chỉ cần bún lá ngon và đậu mơ rán giòn
Mách mợ 1 hàng bún riêu hiếm hoi giữ được vị nguyên bản là ở ngõ Hồng Phúc (quán chỉ bán từ chiều đến tối), topping duy nhất bán kèm là giò bò và giò tai, ai không thích ăn thì chỉ cần 1 bát bún không thôi giá 20k là ok rồi
Phở của em phải/chỉ là:
- Bò, mà chỉ là bò chín, thái miếng bản to, có gầu
- Bánh phở sợi to
- Hành trần, là hành lá, tuyệt đối không có hành tây
- Dùng chút tương ớt cay, rắc chút hạt tiêu
- Có thể ăn cùng quẩy giòn

Ngoài ra không chấp nhận bất kỳ cái j thêm thắt vào

Hiện tại, em hay ăn Thịnh Hàng Bột (bánh sợi to), Thìn Đinh Tiên Hoàng (bánh sợi ko to)
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
496
Động cơ
16,411 Mã lực
:(
Thực ra nói là đồ thừa thì ko phải lắm mà là đồ ăn tổng kết những ngày tết, như kiểu giò tong cây chưa thái, nước dùng sau khi luộc mấy con gà ko ăn kịp, và đến ngày hoá vàng lại luộc tiép, để chống ngán và phải ăn giống mấy ngày tết trước thì mọi người làm bún thang để ko còn đồ thừa nữa, nhà em là thế.
Quán cũ em cũng ăn mấy lần nhưng ko biết có bún thang vì em toàn ăn tối, khi nào em sẽ thử, em cảm ơn mợ đã gợi ý.
Món ở HN em thích nhất là phở bò chín, riêng món này là em ko nấu ngon như hàng được. Còn Bún thang thì em lại rất tự tin em nấu ko kém vì nước dùng nó khá đơn giản, ko sử dụng nhiều gia vị. Nước dùng chỉ cần chất là ngon. Ko có sá sùng có thể dùng mực khô ninh nước cũng thơm.
Nghe mợ tả món ăn thì em đoán mợ nấu ăn chắc là đảm và ngon.

Em ăn bún thang 1 số quán cũng thấy ngon nhưng nước dùng vừa ngọt vừa trong thì em chỉ chấm ở Quán Cũ. Nhà em tự làm thấy vẫn khó khó, không ưng lắm nên thích đi ăn hàng món này hơn là tự làm.

Đó là lý do dạo này em chán ăn hàng, nhiều món Hn bán bi h em ko ăn được mặc dù nó được thần thánh lên. Có thể là do khẩu vị quen thuộc nhưng em ko thể mê được mấy món hổ lốn như bún riêu có thịt bò, có chả viên…. Trong ẩm thực Hn thường đề cao vị thanh và tinh tế, có nghĩa là gia vị ko quá lấn át, món ăn phải nổi bật lên và có hương vị riêng đặc trưng, những vị nền ko được lấn lướt vị chính. Bi h xu hướng topping nó thay đổi hoàn toàn ẩm thực HN. Và món ăn nó cũng thể hiện đời sống của con người, hỗn loạn và tạp phế lù.
Em giống mợ sao không thích nhiều topping lung tung như bg, nhất là với món riêu cua. Em không thể dung hòa vị riêu cua với đậu rán, thấy nó cứ lạc quẻ sao sao đó làm át hết cả vị riêu.

Quán riêu ngõ Hồng Phúc ngon mợ ạ vì ít topping linh tinh và vị riêu khá rõ. Mỗi tội phải ngồi ghế nhựa thấp và bàn cũng là ghế nhựa luôn nên đôi khi ăn hơi mỏi lưng, ko ngồi la cà lâu được. Hôm nào mặc đồ lòe xòe thì cứ xác định vừa ăn vừa giữ đồ mợ ạ. 😄
 
Chỉnh sửa cuối:

Jôn sần

Xe Cứu Trợ
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
13,843
Động cơ
1,539,709 Mã lực

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
9,995
Động cơ
576,643 Mã lực
Con gái HN thì nên thế gđ sẽ trong ấm ngoài êm cụ ạ :D Em thì cứ CV cô nào mà có bằng Thuốc sâu hoặc Phun thuốc sâu trở lên là em gạch chéo như Phán quan địa phủ luôn :))
Chiều ngc lại thì zai HN ko nên học dốt và lười ;))
Em thì vừa dốt vừa lười, sinh ra và lớn lên ở hn đơi mà chắc em chưa phải dân lầy lội cụ nhể? :))
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,773
Động cơ
873,053 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
có cuồng nhiệt, đam mê và chủ động trên giường nữa không mợ, cái này đàn ông thích lắm, xinh đẹp...mà lười như cột điện khúc gỗ thì cũng vứt :))
Có nhé

Một lão OFer có duyên được gặp 1 Mợ ở Hàng Khay cho biết
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,873
Động cơ
116,060 Mã lực
Nghe mợ tả món ăn thì em đoán mợ nấu ăn chắc là đảm và ngon.
Em cảm ơn mợ đã dành thiện ý cho em. Thực ra em thích ăn j hoặc người nhà thích ăn j thì em sẽ cố gắng học và tìm hiểu cách nấu sao cho hợp với khẩu vị thôi, và nấu nướng cũng là sở thích của em nên em hay đọc và xem những clip dạy nấu ăn. Do vậy em cũng hay lý thuyết lắm:)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,773
Động cơ
873,053 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Có bao nhiêu % Người đi xe biển số Hà Nội hiện nay biết về điều này?

Công viên Thống nhất/ Công viên Lê nin

CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT

Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn ở Hà Nội. Trong công viên có Hồ Bảy Mẫu. Nó tiếp giáp với 4 mặt phố: phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trước năm 1954, ở Hà Nội, khu vực này là một bãi rác và vùng đầm lầy của hai làng Vân Hồ và Thể Giao, ngay sau khi hòa bình được lập lại, cùng với yêu cầu về cải thiện môi trường, đồng thời đất nước còn đang chịu cảnh Bắc Nam chia cắt. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Miền Nam vẫn gánh chịu chiến tranh. Lúc bấy giờ, chúng ta mong muốn nhất là có một đất nước thống nhất, thế nên sau khi hòa bình lập lại, từ năm 1955 học sinh, sinh viên các trường đại học, công nhân viên chức đã thực hiện phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, gánh đất, nạo vét hồ, san đất, trồng cây... cải tạo đầm lầy.
Và năm 1958, công viên Thống Nhất được khởi công xây dựng, với thiết kế và kỳ vọng nơi đây sẽ là công viên hòa bình và mong muốn thống nhất. Biểu trưng cho điều đó, người ta chia công viên thành những khu đất nhưng lại tập trung trồng cây của cả 3 miền và ở giữa có một con đường lớn mang biểu lộ tập trung, thống nhất đất nước và tập trung nhìn về phía hồ, nơi có đảo Hòa Bình và đảo Thống Nhất. Cuối năm 1960, công viên được hoàn thành.
Đảo Hòa Bình từng có tên là đảo Cò, thể hiện cho khu dân cư cũ. Đảo có rất nhiều cây và vô cùng rậm rạp. Theo những người dân ở khu vực này, trước đây cò bay về hòn đảo này rất nhiều, tuy nhiên qua thời gian, có lẽ do dân cư ở Hà Nội ngày càng đông, xung quanh công viên nhà cửa san sát mọc lên, những đàn cò cũng không dám bay qua thành phố để về hòn đảo nhỏ giữa hồ này nữa. Đến nay, muốn lên đảo, người dân và du khách chỉ có thể dùng thuyền nhỏ để lên vì không có cầu bắc ra đảo.
Có một thời gian, Công viên Thống Nhất mang tên công viên Lê Nin (1980–2003). Từ khi vườn hoa Chi Lăng được đặt tên công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất mới dùng lại tên cũ.
Công viên xây bên con đường quốc lộ số 1, nơi hàng ngày có các chuyến tầu đưa những đoàn quân chiến đấu giải phóng miền Nam đi qua, nên con đường ấy có tên là đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn).
Từ cổng công viên phía đường Nam Bộ đi vào có một chiếc cầu cong nối với hòn đảo nhỏ. Cây cầu ấy như một hình ảnh tượng trưng nối hai miền chia cắt nên gọi là cầu Thống Nhất. Còn hòn đảo trong công viên thì gọi là đảo Thống Nhất, trong công viên còn có đảo (bán đảo) Dừa - tượng trưng cho mảnh đất miền Nam ruột thịt yêu thương và (bán) đảo Gió, có một quán gọi là Quán Gió, bây giờ thành nhà hàng Gió Mới - ấy là khát vọng Tự do…

(En Quy Tê sưu tầm và biên soạn.
Nguồn: Internet)

FB_IMG_1703807202396.jpg

FB_IMG_1703807239838.jpg

FB_IMG_1703807229049.jpg
 

BDS68

Xe Cứu Trợ
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,782
Động cơ
5,183,996 Mã lực
Có bao nhiêu % Người đi xe biển số Hà Nội hiện nay biết về điều này?

Công viên Thống nhất/ Công viên Lê nin

CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT

Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn ở Hà Nội. Trong công viên có Hồ Bảy Mẫu. Nó tiếp giáp với 4 mặt phố: phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trước năm 1954, ở Hà Nội, khu vực này là một bãi rác và vùng đầm lầy của hai làng Vân Hồ và Thể Giao, ngay sau khi hòa bình được lập lại, cùng với yêu cầu về cải thiện môi trường, đồng thời đất nước còn đang chịu cảnh Bắc Nam chia cắt. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Miền Nam vẫn gánh chịu chiến tranh. Lúc bấy giờ, chúng ta mong muốn nhất là có một đất nước thống nhất, thế nên sau khi hòa bình lập lại, từ năm 1955 học sinh, sinh viên các trường đại học, công nhân viên chức đã thực hiện phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, gánh đất, nạo vét hồ, san đất, trồng cây... cải tạo đầm lầy.
Và năm 1958, công viên Thống Nhất được khởi công xây dựng, với thiết kế và kỳ vọng nơi đây sẽ là công viên hòa bình và mong muốn thống nhất. Biểu trưng cho điều đó, người ta chia công viên thành những khu đất nhưng lại tập trung trồng cây của cả 3 miền và ở giữa có một con đường lớn mang biểu lộ tập trung, thống nhất đất nước và tập trung nhìn về phía hồ, nơi có đảo Hòa Bình và đảo Thống Nhất. Cuối năm 1960, công viên được hoàn thành.
Đảo Hòa Bình từng có tên là đảo Cò, thể hiện cho khu dân cư cũ. Đảo có rất nhiều cây và vô cùng rậm rạp. Theo những người dân ở khu vực này, trước đây cò bay về hòn đảo này rất nhiều, tuy nhiên qua thời gian, có lẽ do dân cư ở Hà Nội ngày càng đông, xung quanh công viên nhà cửa san sát mọc lên, những đàn cò cũng không dám bay qua thành phố để về hòn đảo nhỏ giữa hồ này nữa. Đến nay, muốn lên đảo, người dân và du khách chỉ có thể dùng thuyền nhỏ để lên vì không có cầu bắc ra đảo.
Có một thời gian, Công viên Thống Nhất mang tên công viên Lê Nin (1980–2003). Từ khi vườn hoa Chi Lăng được đặt tên công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất mới dùng lại tên cũ.
Công viên xây bên con đường quốc lộ số 1, nơi hàng ngày có các chuyến tầu đưa những đoàn quân chiến đấu giải phóng miền Nam đi qua, nên con đường ấy có tên là đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn).
Từ cổng công viên phía đường Nam Bộ đi vào có một chiếc cầu cong nối với hòn đảo nhỏ. Cây cầu ấy như một hình ảnh tượng trưng nối hai miền chia cắt nên gọi là cầu Thống Nhất. Còn hòn đảo trong công viên thì gọi là đảo Thống Nhất, trong công viên còn có đảo (bán đảo) Dừa - tượng trưng cho mảnh đất miền Nam ruột thịt yêu thương và (bán) đảo Gió, có một quán gọi là Quán Gió, bây giờ thành nhà hàng Gió Mới - ấy là khát vọng Tự do…

(En Quy Tê sưu tầm và biên soạn.
Nguồn: Internet)

FB_IMG_1703807202396.jpg

FB_IMG_1703807239838.jpg

FB_IMG_1703807229049.jpg
Em tuổi thơ gắn với cái công viên này vì gần nhà. Ban ngày vào buổi chiều không phải đi học hay vào trèo vặt quả sim với xem câu cá, tối hay đi sờ ve ở gốc cây nên cũng hay gặp các cô chú đứng mò cua bắt ốc ở gốc cây lắm :))
 

Koạt mo

Xe điện
Biển số
OF-442265
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
2,140
Động cơ
265,235 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Đề tài này hay, như một sự nỗ lực lẻ loi để khơi lại một nét đặc trưng của Hà nội đang dần bị pha loãng và nguy cơ biến mất.
"Đàn ông và phụ nữ" chiếm đại đa số, cho nên em tạm gọi là người Hà nội (NHN) cho ngắn gọn.
Em thường xem mục Hà nội của chúng ta của đài truyền hình Hà nội trước đây (nay không còn), các chuyên mục về văn hóa, đời sống khác về Hà nội thời điểm trước sáp nhập, cùng với đó là tổng hợp các trải nghiệm cùng với con người HN, em có một số nhận xét sau:
1. Đúng như các cụ nói là "thiếu quyết liệt" ngại va chạm và không bon chen. Điều này cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, dù sao đất hà thành cũng dễ kiếm sống hơn, cho nên đa số NHN không vì phải sinh tồn mà đánh mất cả sự tự trọng cuối cùng.
2. Giữ khoảng cách nhất định trong mọi mối quan hệ, mà thường bị gọi là khách sáo, hoặc thậm tệ hơn là khinh người. Điều này cũng có lý do. Đa số NHN đều sống bằng kinh doanh, buôn bán, cho nên hàng xóm sát vách, họ hàng, thậm chí anh em ruột cũng có thể là đối thủ trên thị trường, do vậy, NHN thường giữ một khoảng cách nhất định, không đi quá sâu vào chuyện người khác, vừa giữ cho mình, vừa giữ cho người, đó cũng là tôn trọng tự do cá nhân, ví dụ ở một vùng quê, người ta vô tư, hồ hởi khoe, hoặc hỏi nhau mùa này thu hoạch được 2 tấn thóc, nhưng NHN thì không khoe, hoặc hỏi nhau năm nay buôn bán thu được lợi nhuận bao nhiêu, cùng lắm nói là nhà cháu đủ ăn. Người ở quê khi có hiếu, hỉ phải đến nhà nhau ở vài ngày mới được coi là nhiệt tình, thân thiết, NHN thì không thể, vì có chỗ đâu mà ngủ, đến chớp nhoáng rồi về, để người khác đến còn có chỗ ngồi.
3. Trang phục , phương tiện của NHN "vừa đủ", không chạy theo thời trang, nhưng không luộm thuộm. Điều này rõ nhất là quan sát ngày thường trên đường phố HN như một sàn diễn, các loại hở ngực, khoe rốn, xẻ chân, kèm theo là các khuôn mặt trát bự phấn nhan nhản trên đường, cùng các loại xe máy, oto sang trọng, cao cấp lượn theo kiểu mày có biết bố mày là ai không.
Nhưng chiều ba mươi tết, thì các thể loại này gần như không còn. Nếu xem các chương trình trên TV nói về một số gia đình NHN ở phố cổ, thì không thấy họ đắp trên người những bộ đồ hay phụ kiện xa xỉ hay bộ mặt trát đầy son phấn.
4. Không cố làm mình nổi bật, trung tâm của sự chú ý. NHN hiểu rõ rằng, họ đang ở một mảnh đất có cả người thấp nhất và người cao nhất về địa vị xã hội và sự giầu có. Trên địa phận tỉnh, quan đứng đầu tỉnh quyền lực lớn nhất, nhưng ở HN thì quan đứng đầu tỉnh chưa chắc, vì quan triều đình cũng sống trên mảnh đất đó. Cho nên NHN chả bao giờ dám làm họ nổi bật.
5. Giao tiếp đủ lịch sự, nhưng không giả tạo lịch sự. NHN cả ngày tiếp xúc với đủ các hạng người, từ quan trên, đến khách hàng, đối tác và người tứ phương, cho nên họ không thể thô lỗ được, làm thế sẽ thất lễ với quan trên hoặc làm khách hàng phật ý, mất mối làm ăn. Vì vậy NHN có phản xạ tự nhiên trong lối giao tiếp, vì không ai có thể giả tạo lịch sự cả ngày, cả tháng, cả năm với tất cả mọi người.
6. NHN không nói "đồ nhà quê" theo nghĩa kinh miệt. NHN đủ khôn để hiểu rằng, những người dân quê là các nhà cung cấp sản vật địa phương cho họ buôn bán kiếm sống, do vậy họ dành sự tôn trọng cho các supplier này.
Câu "đồ nhà quê" theo nghĩa miệt thị lại thường xuất phát từ chính những người ở quê đến sinh sống ở Hà nội nói về những đồng hương của họ mới ra nhập mảnh đất HN, còn nhiều bỡ ngỡ.
Trên đây là những cảm nhận cá nhân, mong các bác đừng đi vào phân tích đúng - sai, vì mỗi người có một góc nhìn và cảm nhận riêng.
Cụ nói quá chuẩn về NHN. Có 1 điều mà em không lý giải được về NHN. Đó là các vùng miền đi đâu cũng nhận là đồng hương. Nhưng sau nhiều năm xa HN em thấy chưa bao giờ hay ở đâu có hội đồng hương HN. Ngay bản thân em ra nước ngoài đều chơi với bạn tỉnh khác chứ không chơi với NHN
Chưa thấy hội đồng hương HN.
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và đã có nhiều cách lý giải.
Từ góc nhìn cá nhân, em thấy như sau:
Dân số HN nhỏ, và do lợi thế về địa lý, thiên nhiên ôn hòa, môi trường kiếm sống thuận lợi nên NHN ít có nhu cầu di cư đi chỗ khác để kiếm sống hoặc mưu cầu địa vị xã hội.
Có 2 cuộc di cư quy mô lớn, 1 là thời điểm năm 54 do biến cố lịch sử, một số quan chức, người khá giả và trí thức di cư vào nam. Những người này, dù là người Việt, nhưng họ sống trong không gian xã hội thuộc Pháp nhiều hơn với HN cổ. Sau đó thì cái xã hội thuộc Pháp đó đã mất hoàn toàn, có nghĩa là cái "hương" không còn, nên họ hòa nhập vào không gian mới, nơi họ đến thay vì nhớ đến cố hương. Cuộc thứ 2 là khoảng những năm 80, theo các chính sách của nhà nước, bà con một số huyện ngoại thành HN đi lập vùng kinh tế mới ở tây nguyên, chính quyến sở tại thành lập huyện Lâm Hà, NHN sống cùng nhau tại một khu vực, nên cũng không có nhu cầu đồng hương nữa.
Sau này, NHN chỉ di cư nhỏ, lẻ, ở phân tán nhiều nơi, cùng với tính cách trầm, tôn trọng cuộc sống riêng tư như em nói ở comment trên, nên NHN không có các nhóm đồng hương.
 
Chỉnh sửa cuối:

Giohanoi

Xe buýt
Biển số
OF-698358
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
685
Động cơ
132,792 Mã lực
Tuổi
27
Có bao nhiêu % Người đi xe biển số Hà Nội hiện nay biết về điều này?

Công viên Thống nhất/ Công viên Lê nin

CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT

Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn ở Hà Nội. Trong công viên có Hồ Bảy Mẫu. Nó tiếp giáp với 4 mặt phố: phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt, thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trước năm 1954, ở Hà Nội, khu vực này là một bãi rác và vùng đầm lầy của hai làng Vân Hồ và Thể Giao, ngay sau khi hòa bình được lập lại, cùng với yêu cầu về cải thiện môi trường, đồng thời đất nước còn đang chịu cảnh Bắc Nam chia cắt. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Miền Nam vẫn gánh chịu chiến tranh. Lúc bấy giờ, chúng ta mong muốn nhất là có một đất nước thống nhất, thế nên sau khi hòa bình lập lại, từ năm 1955 học sinh, sinh viên các trường đại học, công nhân viên chức đã thực hiện phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, gánh đất, nạo vét hồ, san đất, trồng cây... cải tạo đầm lầy.
Và năm 1958, công viên Thống Nhất được khởi công xây dựng, với thiết kế và kỳ vọng nơi đây sẽ là công viên hòa bình và mong muốn thống nhất. Biểu trưng cho điều đó, người ta chia công viên thành những khu đất nhưng lại tập trung trồng cây của cả 3 miền và ở giữa có một con đường lớn mang biểu lộ tập trung, thống nhất đất nước và tập trung nhìn về phía hồ, nơi có đảo Hòa Bình và đảo Thống Nhất. Cuối năm 1960, công viên được hoàn thành.
Đảo Hòa Bình từng có tên là đảo Cò, thể hiện cho khu dân cư cũ. Đảo có rất nhiều cây và vô cùng rậm rạp. Theo những người dân ở khu vực này, trước đây cò bay về hòn đảo này rất nhiều, tuy nhiên qua thời gian, có lẽ do dân cư ở Hà Nội ngày càng đông, xung quanh công viên nhà cửa san sát mọc lên, những đàn cò cũng không dám bay qua thành phố để về hòn đảo nhỏ giữa hồ này nữa. Đến nay, muốn lên đảo, người dân và du khách chỉ có thể dùng thuyền nhỏ để lên vì không có cầu bắc ra đảo.
Có một thời gian, Công viên Thống Nhất mang tên công viên Lê Nin (1980–2003). Từ khi vườn hoa Chi Lăng được đặt tên công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất mới dùng lại tên cũ.
Công viên xây bên con đường quốc lộ số 1, nơi hàng ngày có các chuyến tầu đưa những đoàn quân chiến đấu giải phóng miền Nam đi qua, nên con đường ấy có tên là đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn).
Từ cổng công viên phía đường Nam Bộ đi vào có một chiếc cầu cong nối với hòn đảo nhỏ. Cây cầu ấy như một hình ảnh tượng trưng nối hai miền chia cắt nên gọi là cầu Thống Nhất. Còn hòn đảo trong công viên thì gọi là đảo Thống Nhất, trong công viên còn có đảo (bán đảo) Dừa - tượng trưng cho mảnh đất miền Nam ruột thịt yêu thương và (bán) đảo Gió, có một quán gọi là Quán Gió, bây giờ thành nhà hàng Gió Mới - ấy là khát vọng Tự do…

(En Quy Tê sưu tầm và biên soạn.
Nguồn: Internet)

FB_IMG_1703807202396.jpg

FB_IMG_1703807239838.jpg

FB_IMG_1703807229049.jpg
Nhớ nhất thế hệ 7X cụ ơi. Dẫn mối tình đầu vào đấy đấu mỏ sưng hết cả môi. Thế hệ sau này đi nhà nghỉ nên chẳng ai nhớ CVTN đâu cụ nhỉ
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
9,995
Động cơ
576,643 Mã lực
Có nhé

Một lão OFer có duyên được gặp 1 Mợ ở Hàng Khay cho biết
Em tưởng lão ý hồi đầu ở hàng khoai sau bán nhà ra hàng chuối rồi chuyển về hàng chiếu chán chê thì qua dã tượng nay thì cắm chốt ở Đinh Liệt chứ cụ nhể? =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top