Em thấy là người dân gốc các phố cũ HN đa số là dân buôn nên họ khá khôn khéo trong giao tiếp và hạn chế tối đa va chạm, nhưng ở đấy ít có hào khí.
Nói chung phải phân ra: 1- phố cũ Hà Nội mạn phố Hàng gốc là dân các làng nghề, làng có thổ sản lên phục vụ quan lại trong thành Thăng Long, thế mới có các phố Hàng Bạc, Hàng Giầy hay Hàng Chĩnh. Mấy ông này thuộc tầng lớp công và thương trong xã hội phong kiến, xưa nay có đánh nhau thì nông dân đi lính thành tướng và binh chứ ông công thì lo đồ đạc đánh nhau cho binh tướng, ông thương thì lo cấp cơm áo cho binh tướng. Do vậy họ có nền văn hóa dịch vụ, giữ chữ tín chứ không thành cường hào ác bá trấn cướp cả một vùng.
2- phố cũ Hà Nội ở các khu được Pháp quy hoạch sau khi hạ thành Hà Nội, là khu Trần Hưng Đạo, Quang Trung... thì chủ yếu công chức ở, mấy ông này tương đương hàng sĩ trong sĩ nông công thương phong kiến. Mấy ông này có đánh nhau thì làm Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi ngồi bày mưu chứ đánh giết ai mà cần hào khí, ngay Tô Hoài cũng bảo thời 1946 hỗn quân hỗn quan, Hà Nội mọc ra cả đống quân sư quạt mo cho các phe phái trúng từng phát vàng lạng và cả từng phát đạn vào mồm nhờ cái sự quân sư.
Bây giờ thời 4.0, ngôi nhà và chỗ ở không tạo nên phong cách sống, tư duy và mức độ giàu có của cá nhân nữa, do vậy cái danh người Hà Nội nó cũng tạp nham và hỗn độn như trên facebook vậy. Tuy nhiên nếu nói về Hà Nội thì đã có quyển "phố phường Hà Nội xưa" của cụ Hoàng Đạo Thúy viết tương đối rõ do một nhà trí thức có trình độ viết. Muốn hiểu xa hơn thì đọc Nhà nho của Chu Thiên hay "Bóng nước hồ Gươm" cùng tác giả.
Mấy cái trải nghiệm cá nhân thời bao cấp và đổi mới lại định khái quát câu chuyện nghìn năm của một vùng đất.
Nẫu.