Đồng cảm và chia sẻ với cụ.
Chưa bao giờ con người ta sống nông cạn, hời hợt, bất an và man rợ như thế này.
Thế giới mạng như một nơi để con người tha hồ bộc lộ bản ngã với đầy đủ các tính xấu và góc khuất như một sự giải toả bên ngoài đời thực. Nhưng nó cũng sẽ tác động ngược lại đến thái độ và hành vi của chúng ta trong đời thực. Rốt cuộc ta đang xấu đi.
Một công trình đề xuất cải tiến cách viết mang tính cá nhân từ một cụ giáo sư già về hưu. Trong đó có cái đúng, có cái sai. Một phần trong đó có thể áp dụng, phần lớn không hoặc chưa thể. Nó rất lạ, nhưng cũng rất dũng cảm và phá cách. Đơn giản như vậy.
Nhưng cả đám đông bỗng nhiên nhảy cỡn lên, rủa xả, chửi bới, mạt sát, chê bai... như một cơn lên đồng tập thể.
Thật kinh khủng.
Có một vấn đề là cái đề xuất của cụ ấy được công bố ở đâu, trong dịp nào ạ.
Hầu như tất cả các đề xuất/ý kiến thì nó là từ cá nhân trước.
Một đề xuất/ý kiến, nó có tác động, có ảnh hưởng khác nhau bởi các yếu tố như
+ Người đề xuất: một người có uy tín/chức sắc/bằng cấp/học vị khác nhau thì nó có ảnh hưởng khác nhau
+ Nơi chỗ phát ngôn ra đề xuất: Nói với nhau trong bữa tiệc nó khác với nói trong hội nghị. Nói ở hội nghị phong trào nó khác vơi nói ở hội nghị chuyên ngành.
Chắc cụ cũng đồng ý, một bài báo (có thể chỉ là một đề xuất, một báo cáo...) được đăng, được cho phát biểu, được đăng trong kỷ yếu ở hội nghị cấp khoa nó khác với ở hội nghị, tập san của trường;,hay khác với ý kiến ở tổ bộ môn...
Không phải ngẫu nhiên mà các hội nghị, các tập san, các tạp chí chuyên ngành họ phải xem xét kỹ các bài viết trước khi đăng. Không phải ai viết cái gì đưa ra họ cũng cho lên phát biểu/đăng hết.
Tại sao cách viết này các cháu teen nó dùng cả chục năm nay, rất rộng rãi trên mạng mà có ai nói gì đâu.
Còn cụ ấy nói ở hội nghị cấp trường ĐH thì người ta chưởi ? Bởi vì người ta vẫn nghĩ GS, TS, cấp trường ĐH là những người biết suy nghĩ, không phải là hạng nói bừa cho sướng mồm.