chuthoongc4 nói:
Cụ kg thấy em trích dẫn à: một ông thầy bk (bách khoa) nói: ""dắt con bò cái qua LX về cũng thành gs ts"". Nhất là sau cái vụ em đc biết bao nhiêu thanh niên xuất sắc của xứ Thanh,Nghệ,Tĩnh và phía nam khi ra Hà Nội để sang LX du học đều trật máy bay, và thay vào đó là một con bò vào phút chót. Chắc chắn số đó kg ít, có kẻ rồi cũng lê lết về đc, có kẻ cũng nhảy tàu đánh hàng rồi làm Việt kiều Nga. Nghe mà kinh tởm mấy con bò.
Vụ này em biết mà. Chính bà già em là nạn nhân. Khi tiêu chuẩn đi của bà bị thay tên người khác. Mãi chục năm sau mới biết khi đã chuyển ngành ra khỏi bộ giáo dục! Chính người lấy suất đi của bà già em tâm sự và xin lỗi.
Cũng may bà già em không được đi, chứ lúc ý mà đi thì em mới 4 tuổi bơ vơ
- ông già thì đóng quân xa nhà. 1 năm chắc được 2 tuần cả nhà đủ cả gia đình vì đi lại khó khăn.
Còn chính em sau này khi đang học đại cương BK đã từ chối đi Nga theo chế độ ưu tiên cho con em cán bộ. Ngay từ thời sinh viên em đã xác định không gắn bó với nước Nga rồi.
Cái câu chuyện của bà già bác kể chắc chỉ mới chưa được 1/2 nội dung!
Có thể bà già bác được người ta cho vào danh sách học ôn để đi thi (NCS)?
Đang nuôi con mọn, chồng không ở nhà mà thi chọi được đối thủ để đỗ thì thực sự là 1 kỳ tài, Nhà nước không để ý cũng quá phí!
Nhưng được chọn đi thi thì phải học ôn, thi đấu vượt được qua đấu thủ được nhà nước chọn rồi còn phải biết liên hệ để có 1 ông thầy bên kia chọn rồi mới đi được. Thường các ông tốt nghiệp ĐH xong vào làm ở 1 viện NC hay 1 trường ĐH là bắt đầu học chuẩn bị cho việc thi cử, tuổi tối đa các nước nhận để sang làm NCS là 35 và thường chỉ những người tuổi 29-30 mới được cử cho học ôn đi thi (học ôn được nghỉ làm việc 1 năm để học tập trung ở trường ĐH nơi tổ chức thi, lương cơ quan ngừng trả và nhận từ Bộ ĐH, thi trượt Bộ ĐH trả lại về cơ quan), chỉ những người rất đặc biệt mới được tham gia thi với tuổi còn trẻ hơn, tức là họ cũng đã luyện được gần chục năm, những người học ĐH xong mà ra làm sản xuất (không phải trong viện NC hay trường ĐH) mà tham gia thi rât thất thế so với những đối thủ được học luyện. Nếu muốn bác hỏi lại bà già bác đã ở mức nào khi từ chối đi: được tạo điều kiện cho học ôn, được cử đi thi hay đã thi đỗ vượt qua đối thủ rồi, đã liên hệ được thầy bên kia nhận rồi mà từ chối đi (sau khi đã thi đỗ thì cơ quan làm việc không thể đổi được người)?
Còn chuyện về những "con bò". Hồi đó khẩu hiệu đi thi NCS là "cứu nhà-cứu nước", dù danh chính ngôn thuận Nhà nước cử đi là để về làm việc cho Nhà nước, nhưng cho từng cá nhân là đi để làm kinh tế, để về cứu nhà. Để cứu nhà thì mấy ông NCS khi được sang nước bạn sẽ làm đủ mọi việc, giai đoạn cuối có buôn vàng, buôn đô la, buôn máy tính xuyên biên giới. Trên kia em viết về cái cầu thi NCS, và bây giờ cả cái cầu làm NCS ở nước ngoài hồi đó: ngoài những người buôn xuyên biên giới, những người thấp chí hơn thì buôn các mặt hàng khác, trong đó có cả thuốc tây, vải vóc, phụ tùng ô tô,... làm xong phó tiến sỹ ở nước ngoài hồi đó cũng lại là đã xong 1 bằng ĐH nữa (ĐH về cuộc sống).
Trong các "con bò" mà các bác đang nói đến có cả nhóm soái Nga hiện thời đang làm mưa làm gió ở chính trường VN đấy (chủ của MASAN, Techcombank, Vin hay Sungroup,...). Chẳng lẽ em lại hỏi thêm các bác có người nào không muốn làm bò như vậy, không chỉ thời đó mà cả bây giờ.
Được ra nước ngoài làm NCS hồi đó là đã được đổi đời cho bản thân và gia đình bằng tiền tích lũy kiếm được.
Thời gần sau này còn có phong trào đi làm chuyên gia nữa. Dù làm chuyên gia tiền tích lũy trung bình có hơn làm NCS nhưng môi trường làm việc nguy hiểm hơn (bệnh tật, chiến tranh,... vì chủ yếu là ở các nước châu Phi) và muốn làm chuyên gia thì gần như tuyệt đại đa số đã phải qua NCS (chuyên gia giáo dục, y tế, nông nghiệp VN hồi đó được đánh giá rất cao).
Những người bảo họ là bò vì đã phải đứng ngoài mà không đủ khả năng để được làm bò thôi!