1. Sơ lược về lịch sử tổ chức khoa cử
6. Lời kết
Thời Phong Kiến, trọng sỹ nhất, thứ nhì là trọng nông. Một anh nông dân, tuy nghèo nhưng vẫn được coi trọng hơn những gánh hát, kẻ thương nhân, hay thợ thủ công. Từ nông thành sỹ cũng là con đường tiến thân kinh điển nhất. Thông qua khoa mục, nếu đỗ đạt, anh nông dân sỹ tử bỗng trở thành một ông nghè, ông Tiến sỹ được cả nước trọng vọng, đề tên bảng vàng, khắc bia Tiến sỹ, vinh quy bái tổ, hiển vinh vô cùng. Từ đây, con đường làm quan mở ra với biết bao vận hội mới trong cuộc đời.
Trải qua 900 năm lịch sử khoa cử, những “hạt vàng” được đãi từ trong cát. Khoa cử đã làm tiền đề cho biết bao danh sỹ mang tài học ra phò vua, trị nước. Bảng nhãn Lê Văn Hưu với Đại Việt Sử Ký, Thái Học Sinh – Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, Bảng nhãn – nhà bác học Lê Quý Đôn với hàng loạt công trình nghiên cứu đồ sộ, Trạng nguyên – nhà toán học Lương Thế Vinh, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, Thám hoa Giang Văn Minh… đều là những bậc anh tài trên nhiều lĩnh vực: trị bình, trị loạn, ngoại giao, khoa học, sử học, địa lý…
Nền khoa cử đã kết thúc hơn 100 năm trước, nhưng những giá trị của nó để lại cho lịch sử là vô cùng to lớn. Khoa cử cũng thể hiện những tư tưởng thời đại, trọng kẻ sỹ, khuyến khích sự học… những tư tưởng ấy vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Các bạn thân mến, khoa cử là một phần quan trọng của lịch sử nước ta, muốn hiểu về lịch sử thì không thể không hiểu về khoa cử. Mong rằng bài viết của mình có thể đem đến một vài góc nhìn về nền khoa cử nước nhà. Cám ơn các bạn đã đọc đến những dòng này. Chúc các cụ một tuần làm việc hiệu quả.
Thân ái chào tạm biệt!