[Funland] Đại Việt từng bỏ lỡ một cơ hội cai trị Trung Hoa

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Cụ đang lẫn lộn khái niệm nguồn gốc dân tộc với sự định cư của các nhóm trong dân tộc đó, nói như cụ thì người thái ở thái lan hay VN thì cũng chẳng phải là thuộc Thái hay Việt, đều là TQ hết. Truy như cụ thì cuối cùng người Việt chỉ có dân tộc Mường thôi.
Người Ngô duy nhĩ của TQ cuối cùng cũng xuất phát từ Thổ, hay nhóm Slavơ cuối cùng cũng là người Nga
Nói thế thì sự vận động và di cư của dân tộc, của lịch sử chẳng có giá trị gì hết
Cháu cũng tự hào dân tộc như cụ thôi. Cơ mà hình như cụ quên ban đầu cụ dẫn chứng Nùng Trí Cao với chủ ý vơ vị Vương (tự xưng ở 1 góc Quảng Tây) như 1 người Việt hiên ngang truóc người Hán. Sau đó cụ tiếp cận theo quan điểm người của 1 Quốc gia. Ý là dù người tộc nào nhưng đứng chung trong "một quốc gia" (và "54 dân tộc anh em" theo Sách GK thế kỷ 20) thì ta cứ tính vào. Có nên cố quá mà trở nên cực đoan?

Về điểm này, cụ nên đọc thêm wiki có đoạn: Nùng Trí Cao (1025 - 1055) là một lãnh tụ Tráng nổi lên đòi tự trị giữa Đại Tống và Đại Cồ Việt thời nhà Lý. Đọc xong ta có thấy hao hao tường thuật trên An Ninh Thé giới về nhân vật có tên Osa-ma Bin La Den không ợ?

Nùng Trí Cao là người Tráng ở châu Quảng Nguyên (ngày nay là tỉnh Cao Bằng), và là con của thủ lĩnh địa phương Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc nổi dậy ở phía bắc nước Đại Việt, tự xưng là Chiêu Thành hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Tháng 2 năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Phúc. Phúc đốt sào huyệt rồi cùng vợ con chạy vào núi trốn. Vua cho quân đuổi theo, bắt được Phúc và con là Thông đem về Thăng Long, rồi sai quân san phẳng thành hào, chiêu dụ tộc loại còn sống sót, vỗ về yên ủi rồi rút quân. Tháng 3 năm 1039, vua chém Phúc và Thông ngoài chợ. Vợ Phúc là A Nùng cùng Nùng Trí Cao tập hợp lực lượng để trả thù.

Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng mẹ là A Nùng tập hợp lực lượng trở về lấy châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra một nước gọi là nước Đại Lịch. Lý Thái Tông sai tướng lên đánh, bắt được đem về Thăng Long. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha và anh, nay thương tình không giết, tha cho về và lại phong cho làm Quảng Nguyên mục. Sau đó Nùng Trí Cao vào triều yết kiến, được vua Thái Tông gia phong cho tước Thái bảo.

Năm 1048, Trí Cao lại nổi dậy, chiếm giữ động Vật Ác (phía tây Cao Bằng). Lý Thái Tông sai Quách Thịnh Dật đi đánh, Trí Cao lại đầu hàng.​

Năm 1052, Nùng Trí Cao lại nổi dậy lần nữa, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam. Để tăng thêm thanh thế, ông xin phụ thuộc vào Trung Quốc, hoàng đế Nhân Tông nhà Tống không cho. Trí Cao bèn đem quân sang đánh Trung Quốc.

Nhà Tống lo sợ. Lý Thái Tông dâng biểu sang Trung Quốc xin mang quân phối hợp đánh Nùng Trí Cao.

Năm 1055, thời vua Lý Thánh TôngĐại Việt, đô giám nhà Tống là Tiêu Chú lại theo đường Đặc Ma (Vân Nam) đánh úp, bắt được mẹ Trí Cao là A Nùng, em Trí Cao là Trí Quang, con là Kế Phong. Quân Tống lại mộ những người cảm tử vào đất Đại Lý để lùng tìm Trí Cao.

Quân cảm tử chưa tới thì người nước Đại Lý ngại gây hấn với nhà Tống đã bắt Nùng Trí Cao chém chết, mang đầu đem nộp nhà Tống. Nhà Tống giết luôn gia quyến của Trí Cao.​
 

Spatacus Cute

Xe tải
Biển số
OF-437697
Ngày cấp bằng
16/7/16
Số km
227
Động cơ
213,460 Mã lực
Tuổi
41
Lang thang thấy bài hay mời các Cụ xem:
Nếu Trần Dụ Tông khi ấy sát cánh cùng Trần Hữu Lượng - người được cho là con trai của Trần Ích Tắc - đánh bại Chu Nguyên Chương, họ Trần có thể sẽ cai trị Trung Hoa. (Tiếc quá các Cụ nhỉ).
Thời Trần, vua Trần Thái Tông đã sinh hạ 6 hoàng tử: Trần Quốc Khang, Trần Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc và Trần Nhật Duật. Khi Trần Hoảng nối nghiệp cha lên ngôi là Trần Thánh Tông đã phong vương cho các em. Trần Ích Tắc được phong là Chiêu Quốc Vương. Theo Đại Việt sử ký Tiền biên (do Ngô Thì Sĩ và con là Ngô Thì Nhậm biên soạn cơ bản dựa vào Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, nhưng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo và những đính chính hoặc đánh giá lại), Trần Ích Tắc “là người thông minh, hiếu học, thông kinh sử, lục nghệ, giỏi văn chương và những kỹ năng nhỏ không gì là không tinh xảo. Từng dựng nhà học ngay cạnh nhà để tập hợp văn sĩ bốn phương đến giảng tập, cung cấp cho họ cả cơm áo. Học trò như Mạc Đĩnh Chi ở Bắc Hà, Bùi Phong ở Hồng Châu tất cả 20 người đều được dùng ở đời” (Trang 351.ĐVSKTB. Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội 1997). Như vậy, Trần Ích Tắc không phải người tầm thường. Cũng theo ĐVSKTB (trang 367): “Khi Ích Tắc chưa sinh, vua Thái Tông nằm mộng thấy một vị thần có 3 mắt từ trên trời xuống nói rằng: Thần bị Thượng đế trách phạt, xin ký thác vào vua, sau này lại về phương Bắc. Khi Ích Tắc sinh, giữa trán có vết giống như con mắt, hình dáng cũng giống như người trong mộng”.
Năm 1285, Hốt Tất Liệt sau khi đưa đại quân vượt sông Trường Giang, xóa sổ triều đại Nam Tống, đã sai hoàng tử Thoát Hoan mang quân sang chinh phạt Đại Việt nhà Trần lần thứ ba. Lúc này cháu Trần Ích Tắc là Trần Khâm đã lên ngôi vua là Trần Nhân Tông. Ở tình thế mà Trần Nhân Tông buộc lòng phải gả em gái là An Tư công chúa cho Thoát Hoan để níu chân giặc tấn công, lại có thêm một sự kiện là chú Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đầu hàng giặc cùng nhiều quần thần khác như Trần Kiện, Lê Trắc, Trần Lộng, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long … mang theo gia quyến. Ngay lập tức, Trần Ích Tắc được phong là “An Nam Quốc Vương”.
Nếu khi ấy, Trần Nhân Tông thua trận thì Trần Ích Tắc sẽ trở thành Quốc vương Đại Việt. Nếu thắng thì vẫn dòng dõi nhà Trần làm vua, nếu thua thì dòng dõi nhà Trần cũng vẫn làm vua chứ không phải những hàng tướng khác. Bây giờ lùi xa lịch sử nhìn lại, liệu không biết có nên đưa ra một giả thuyết khác ngoài chính sử và chỉ đảm bảo “năm ăn, năm thua” rằng có thể là Trần Ích Tắc đích thị đầu hàng nhà Nguyên, nhưng cũng có thể là “kế gián” mà vị vua anh minh Trần Nhân Tông trao sứ mạng cho chú ruột mình? Với “kế gián” này, nếu thua nhà Nguyên, Trần Nhân Tông vẫn nhìn thấy triều đình do chú ruột mình cầm giữ. Nếu được thì bờ cõi Đại Việt vẫn “vững âu vàng”, còn chú ruột mình thì nằm vùng ở Trung Nguyên đợi thời cơ tìm diệt nhà Nguyên – tuy mạnh nhưng thiếu gốc văn hóa. Thực tế là Đại Việt vẫn tồn tại, còn Trần Ích Tắc thì ở lại Hán Dương.
Và một thực tế mới đã dần dà diễn ra có vẻ theo như “kế gián” này. Khi sang hàng nhà Nguyên, Trần Ích Tắc mang theo cậu con trai đầu sinh năm 1275 tên là Trần Hữu Thành nhưng tên tục là Trần Ích Xã. Mới bốn tuổi, Trần Hữu Thành đã viết chữ giống cha. Xã Tắc là thần đất và thần lúa, cũng có nghĩa là triều đình và giang sơn.

Năm 1309, khi ở Đại Việt, vua Trần Anh Tông đã chấp chính, thì cậu con trai thứ hai của Trần Ích Tắc chào đời mang tên Trần Hữu Lượng. Năm 1320, Trần Ích Tắc qua đời, Trần Hữu Lượng mới 11 tuổi. Anh cả thay cha dạy em đèn sách. Bởi vậy, việc đúng sai của cha, chàng không thể tỏ tường. Nhưng nguồn gốc Đông A từ Đại Việt thì chàng biết. Chàng tự hào về ông tổ Trần Tự Minh chạy từ địa giới đất Mân thuộc Bách Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc) sang giúp Thục An Dương Vương chống lại Triệu Đà – Nam Việt xa xưa, tự hào rằng sau 1452 năm, nhà Trần đã là Vua Đại Việt. Sau khi nhà Nguyên 3 lần thua Đại Việt, các dân tộc Trung Nguyên bị nhà Nguyên đô hộ noi gương Đại Việt, liên tục đứng lên đánh đuổi giặc xâm lăng hòng “Phản Nguyên, phục Tống”. Trần Hữu Lượng đã âm thầm dùi mài kinh sử, học theo cuốn “Đông A Võ Phái” của Trần Tự An (hậu duệ Trần Tự Minh). Thời Thuận Đế, nhờ sự giới thiệu của Từ Thọ Huy, Trần Hữu Lượng được vào phục vụ dưới trướng của Nghê Văn Tuấn. Nghê Văn Tuấn mưu sát Thọ Huy nhưng việc bất thành. Chàng giết Nghê Văn Tuấn và lãnh chức binh công Khắc Giang Tây, Phúc Kiến. 2 năm sau, chàng nghênh Thọ Huy thiên đô về Giang Châu (nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây).
Khi ấy, phong trào “Hồng Cân” phạt Nguyên do Quách Tử Hưng làm chủ soái rất có thanh thế. Quách Tử Hưng có con rể là Chu Nguyên Chương – Chu Nguyên Chương thời niên thiếu có tên Trùng Bát, cũng có tên là Hưng Ninh, sau cải ra Nguyên Chương, tự là Quốc Thụy. Sinh ở Chung Ly, Hào Châu, tỉnh Hà Nam (nay ở Đông Bắc Phượng Dương, tỉnh An Huy). Là con một nông dân. Năm 1344, bệnh dịch hạch giết hại bố mẹ và 2 anh em Chu Nguyên Chương. Không còn nơi nào nương tựa, năm 17 tuổi, Chu Nguyên Chương phải xin vào chùa Hoàng Giác ít năm, nhập đoàn khất sĩ. Sau gia nhập đoàn quân của Quách Tử Hưng khởi nghĩa ở Hào Châu, được họ Quách mến gả cho con gái. Khi Quách Tử Hưng chết vào mùa xuân 1355, Chu Nguyên Chương được trao quyền. Có ấn soái trong tay, Chu Nguyên Chương bộc lộ ngay tham vọng đế vương.
Lúc này, Trần Hữu Lượng đã sát hại Từ Thọ Huy và xưng đế năm 1360 niên hiệu Đại Nghĩa, lấy quốc hiệu Hán, kinh đô là Giang Châu. Ngay từ khi dấy binh, năm 1354, chàng đã sai sứ sang Đại Việt, xin hòa thân với triều Trần Dụ Tông. Nhưng Trần Dụ Tông đã từ chối. Có lẽ “kế gián” từ thời Trần Nhân Tông đã không được truyền lại thời con cháu. Trong ĐVSKTB, Ngô Thì Sĩ đã than rằng: “Giả sử gặp Lý Thái Tông thì cho hòa thân, giúp cho quân lương để xem việc làm”. Đó chính là mầm mống thất bại sau này của Trần Hữu Lượng mặc dù khi ấy, Trần Hữu Lượng rất mạnh. Truyện chưởng Kim Dung rất ca ngợi Trần Hữu Lượng như một vị anh hùng cái thế. Không những không giúp quân lương cho, quan trấn phủ biên giới phía Bắc là Hoàng Thạc còn lợi dụng lúc Trần Hữu Lượng và Chu Nguyên Chương đánh nhau ở Bằng Tường, thu quân đến 300 người về Đại Việt. Năm 1361, khi Chu Nguyên Chương đánh Giang Châu, Trần Hữu Lượng lui về Vũ Xương. Chàng lại thêm lần cho người sang Đại Việt xin hợp quân, Trần Dụ Tông vẫn không cho. Ý đồ thúc thủ và quên dòng dõi, lại nhớ chuyện xưa đã khiến Trần Dụ Tông bỏ lỡ một thời cơ lịch sử. Nếu lúc ấy, Trần Dụ Tông hợp quân với Trần Hữu Lượng đánh Chu Nguyên Chương đại bại, thì lịch sử sẽ có một triều đại Trung Quốc do người Việt Nam làm vua.
Tuy bị Đại Việt khước từ hợp quân, Trần Hữu Lượng vẫn cùng binh tướng chiến đấu rất dũng mãnh khiến Chu Nguyên Chương phải chống đỡ, vừa cầm cự, tập trung tiêu diệt các thế lực dưới tầm, thu phục các thế lực tồn tại trong thoi thóp. Chu Nguyên Chương có một mưu sĩ lỗi lạc là Lưu Bá Ôn. Để rắp tâm tiêu diệt Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương đã cho tăng cường luyện tập thủy quân thiện chiến vì biết Trần Hữu Lượng đánh thủy rất giỏi. Năm 1364, sau khi đã chuẩn bị xong vào mùa đông, Chu Nguyên Chương đã khai chiến mạnh mẽ. Nhưng cuộc giao tranh vẫn bất phân thắng bại. Tháng sáu 1366, thủy quân của Trần Hữu Lượng nhử thủy quân của Chu Nguyên Chương vào hồ Động Đình. Một trận hỏa công biến cả hồ thành biển lửa. Chu Nguyên Chương may mắn thoát chết.
Lưu Bá Ôn hiểm độc bày kế Chu Nguyên Chương trá hàng. Một Chu Nguyên Chương giả bị trói trên thuyền đầy thuốc nổ áp sát vào thuyền Trần Hữu Lượng xin hàng. Khi Trần Hữu Lượng phát hiện bị lừa thì đã quá muộn. Cả chiến thuyền trá hàng đã kích nổ, khiến Trần Hữu Lượng tan xác, mang theo mộng xưng đế ở Trung Quốc, cho xứng đáng hòa khí Đông A của Đại Việt. Trần Hữu Lượng tử trận năm 1366, hưởng thọ 57 tuổi. Chu Nguyên Chương tiến đánh Vũ Xương. Con trai Trần Hữu Lượng là Trần Lý và anh Trần Hữu Thanh đều tuẫn tiết. Chu Nguyên Chương xưng vương 1368. Nhà Minh ra đời. Điều cuối cùng mà Trần Dụ Tông phải làm là cử Lễ bộ thị lang Đào Văn Địch sang thần phục nhà Minh trước khi băng hà năm 1369. Nhà Trần suy thoái từ đó.
Nếu Trần Dụ Tông khi ấy sát cánh cùng Trần Hữu Lượng đánh bại Chu Nguyên Chương. Trần Hữu Lượng sẽ là người Đại Việt đầu tiên làm Hoàng đế Trung Quốc. Và như thế, mọi thư tịch Đại Việt bị quân Nguyên cướp sang Trung Nguyên sẽ trở về Đại Việt. Và như thế, nhà Trần sẽ không suy thoái, sẽ không bị quân Minh xâm lược. Lịch sử Đại Việt sẽ đi theo hướng khác, biết đâu rất sáng sủa từ đó. Mối thù với Trần Hữu Lượng, khiến nhà Minh đã đốt sạch, phá sạch Đại Việt khi xâm lược làm cho Việt sử ta đã vốn rất mỏng, lại càng thêm đắm chìm vào tan nát. Ở Trung Quốc những người mang họ Trần bị bắt ở dưới thuyền, không cho lên bờ. Thời cơ lịch sử bị bỏ lỡ. Lịch sử Đại Việt lại phải thêm những trang chống ngoại xâm, rồi nội chiến như đã xảy ra. Tiếc thay.[/QUOTE
Hài hước quá! Nếu vậy em họ Nguyễn chắc cũng có cơ hội làm vua Đại Việt!
Lang thang thấy bài hay mời các Cụ xem:
Nếu Trần Dụ Tông khi ấy sát cánh cùng Trần Hữu Lượng - người được cho là con trai của Trần Ích Tắc - đánh bại Chu Nguyên Chương, họ Trần có thể sẽ cai trị Trung Hoa. (Tiếc quá các Cụ nhỉ).
Thời Trần, vua Trần Thái Tông đã sinh hạ 6 hoàng tử: Trần Quốc Khang, Trần Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc và Trần Nhật Duật. Khi Trần Hoảng nối nghiệp cha lên ngôi là Trần Thánh Tông đã phong vương cho các em. Trần Ích Tắc được phong là Chiêu Quốc Vương. Theo Đại Việt sử ký Tiền biên (do Ngô Thì Sĩ và con là Ngô Thì Nhậm biên soạn cơ bản dựa vào Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, nhưng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo và những đính chính hoặc đánh giá lại), Trần Ích Tắc “là người thông minh, hiếu học, thông kinh sử, lục nghệ, giỏi văn chương và những kỹ năng nhỏ không gì là không tinh xảo. Từng dựng nhà học ngay cạnh nhà để tập hợp văn sĩ bốn phương đến giảng tập, cung cấp cho họ cả cơm áo. Học trò như Mạc Đĩnh Chi ở Bắc Hà, Bùi Phong ở Hồng Châu tất cả 20 người đều được dùng ở đời” (Trang 351.ĐVSKTB. Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội 1997). Như vậy, Trần Ích Tắc không phải người tầm thường. Cũng theo ĐVSKTB (trang 367): “Khi Ích Tắc chưa sinh, vua Thái Tông nằm mộng thấy một vị thần có 3 mắt từ trên trời xuống nói rằng: Thần bị Thượng đế trách phạt, xin ký thác vào vua, sau này lại về phương Bắc. Khi Ích Tắc sinh, giữa trán có vết giống như con mắt, hình dáng cũng giống như người trong mộng”.
Năm 1285, Hốt Tất Liệt sau khi đưa đại quân vượt sông Trường Giang, xóa sổ triều đại Nam Tống, đã sai hoàng tử Thoát Hoan mang quân sang chinh phạt Đại Việt nhà Trần lần thứ ba. Lúc này cháu Trần Ích Tắc là Trần Khâm đã lên ngôi vua là Trần Nhân Tông. Ở tình thế mà Trần Nhân Tông buộc lòng phải gả em gái là An Tư công chúa cho Thoát Hoan để níu chân giặc tấn công, lại có thêm một sự kiện là chú Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đầu hàng giặc cùng nhiều quần thần khác như Trần Kiện, Lê Trắc, Trần Lộng, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long … mang theo gia quyến. Ngay lập tức, Trần Ích Tắc được phong là “An Nam Quốc Vương”.
Nếu khi ấy, Trần Nhân Tông thua trận thì Trần Ích Tắc sẽ trở thành Quốc vương Đại Việt. Nếu thắng thì vẫn dòng dõi nhà Trần làm vua, nếu thua thì dòng dõi nhà Trần cũng vẫn làm vua chứ không phải những hàng tướng khác. Bây giờ lùi xa lịch sử nhìn lại, liệu không biết có nên đưa ra một giả thuyết khác ngoài chính sử và chỉ đảm bảo “năm ăn, năm thua” rằng có thể là Trần Ích Tắc đích thị đầu hàng nhà Nguyên, nhưng cũng có thể là “kế gián” mà vị vua anh minh Trần Nhân Tông trao sứ mạng cho chú ruột mình? Với “kế gián” này, nếu thua nhà Nguyên, Trần Nhân Tông vẫn nhìn thấy triều đình do chú ruột mình cầm giữ. Nếu được thì bờ cõi Đại Việt vẫn “vững âu vàng”, còn chú ruột mình thì nằm vùng ở Trung Nguyên đợi thời cơ tìm diệt nhà Nguyên – tuy mạnh nhưng thiếu gốc văn hóa. Thực tế là Đại Việt vẫn tồn tại, còn Trần Ích Tắc thì ở lại Hán Dương.
Và một thực tế mới đã dần dà diễn ra có vẻ theo như “kế gián” này. Khi sang hàng nhà Nguyên, Trần Ích Tắc mang theo cậu con trai đầu sinh năm 1275 tên là Trần Hữu Thành nhưng tên tục là Trần Ích Xã. Mới bốn tuổi, Trần Hữu Thành đã viết chữ giống cha. Xã Tắc là thần đất và thần lúa, cũng có nghĩa là triều đình và giang sơn.

Năm 1309, khi ở Đại Việt, vua Trần Anh Tông đã chấp chính, thì cậu con trai thứ hai của Trần Ích Tắc chào đời mang tên Trần Hữu Lượng. Năm 1320, Trần Ích Tắc qua đời, Trần Hữu Lượng mới 11 tuổi. Anh cả thay cha dạy em đèn sách. Bởi vậy, việc đúng sai của cha, chàng không thể tỏ tường. Nhưng nguồn gốc Đông A từ Đại Việt thì chàng biết. Chàng tự hào về ông tổ Trần Tự Minh chạy từ địa giới đất Mân thuộc Bách Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc) sang giúp Thục An Dương Vương chống lại Triệu Đà – Nam Việt xa xưa, tự hào rằng sau 1452 năm, nhà Trần đã là Vua Đại Việt. Sau khi nhà Nguyên 3 lần thua Đại Việt, các dân tộc Trung Nguyên bị nhà Nguyên đô hộ noi gương Đại Việt, liên tục đứng lên đánh đuổi giặc xâm lăng hòng “Phản Nguyên, phục Tống”. Trần Hữu Lượng đã âm thầm dùi mài kinh sử, học theo cuốn “Đông A Võ Phái” của Trần Tự An (hậu duệ Trần Tự Minh). Thời Thuận Đế, nhờ sự giới thiệu của Từ Thọ Huy, Trần Hữu Lượng được vào phục vụ dưới trướng của Nghê Văn Tuấn. Nghê Văn Tuấn mưu sát Thọ Huy nhưng việc bất thành. Chàng giết Nghê Văn Tuấn và lãnh chức binh công Khắc Giang Tây, Phúc Kiến. 2 năm sau, chàng nghênh Thọ Huy thiên đô về Giang Châu (nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây).
Khi ấy, phong trào “Hồng Cân” phạt Nguyên do Quách Tử Hưng làm chủ soái rất có thanh thế. Quách Tử Hưng có con rể là Chu Nguyên Chương – Chu Nguyên Chương thời niên thiếu có tên Trùng Bát, cũng có tên là Hưng Ninh, sau cải ra Nguyên Chương, tự là Quốc Thụy. Sinh ở Chung Ly, Hào Châu, tỉnh Hà Nam (nay ở Đông Bắc Phượng Dương, tỉnh An Huy). Là con một nông dân. Năm 1344, bệnh dịch hạch giết hại bố mẹ và 2 anh em Chu Nguyên Chương. Không còn nơi nào nương tựa, năm 17 tuổi, Chu Nguyên Chương phải xin vào chùa Hoàng Giác ít năm, nhập đoàn khất sĩ. Sau gia nhập đoàn quân của Quách Tử Hưng khởi nghĩa ở Hào Châu, được họ Quách mến gả cho con gái. Khi Quách Tử Hưng chết vào mùa xuân 1355, Chu Nguyên Chương được trao quyền. Có ấn soái trong tay, Chu Nguyên Chương bộc lộ ngay tham vọng đế vương.
Lúc này, Trần Hữu Lượng đã sát hại Từ Thọ Huy và xưng đế năm 1360 niên hiệu Đại Nghĩa, lấy quốc hiệu Hán, kinh đô là Giang Châu. Ngay từ khi dấy binh, năm 1354, chàng đã sai sứ sang Đại Việt, xin hòa thân với triều Trần Dụ Tông. Nhưng Trần Dụ Tông đã từ chối. Có lẽ “kế gián” từ thời Trần Nhân Tông đã không được truyền lại thời con cháu. Trong ĐVSKTB, Ngô Thì Sĩ đã than rằng: “Giả sử gặp Lý Thái Tông thì cho hòa thân, giúp cho quân lương để xem việc làm”. Đó chính là mầm mống thất bại sau này của Trần Hữu Lượng mặc dù khi ấy, Trần Hữu Lượng rất mạnh. Truyện chưởng Kim Dung rất ca ngợi Trần Hữu Lượng như một vị anh hùng cái thế. Không những không giúp quân lương cho, quan trấn phủ biên giới phía Bắc là Hoàng Thạc còn lợi dụng lúc Trần Hữu Lượng và Chu Nguyên Chương đánh nhau ở Bằng Tường, thu quân đến 300 người về Đại Việt. Năm 1361, khi Chu Nguyên Chương đánh Giang Châu, Trần Hữu Lượng lui về Vũ Xương. Chàng lại thêm lần cho người sang Đại Việt xin hợp quân, Trần Dụ Tông vẫn không cho. Ý đồ thúc thủ và quên dòng dõi, lại nhớ chuyện xưa đã khiến Trần Dụ Tông bỏ lỡ một thời cơ lịch sử. Nếu lúc ấy, Trần Dụ Tông hợp quân với Trần Hữu Lượng đánh Chu Nguyên Chương đại bại, thì lịch sử sẽ có một triều đại Trung Quốc do người Việt Nam làm vua.
Tuy bị Đại Việt khước từ hợp quân, Trần Hữu Lượng vẫn cùng binh tướng chiến đấu rất dũng mãnh khiến Chu Nguyên Chương phải chống đỡ, vừa cầm cự, tập trung tiêu diệt các thế lực dưới tầm, thu phục các thế lực tồn tại trong thoi thóp. Chu Nguyên Chương có một mưu sĩ lỗi lạc là Lưu Bá Ôn. Để rắp tâm tiêu diệt Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương đã cho tăng cường luyện tập thủy quân thiện chiến vì biết Trần Hữu Lượng đánh thủy rất giỏi. Năm 1364, sau khi đã chuẩn bị xong vào mùa đông, Chu Nguyên Chương đã khai chiến mạnh mẽ. Nhưng cuộc giao tranh vẫn bất phân thắng bại. Tháng sáu 1366, thủy quân của Trần Hữu Lượng nhử thủy quân của Chu Nguyên Chương vào hồ Động Đình. Một trận hỏa công biến cả hồ thành biển lửa. Chu Nguyên Chương may mắn thoát chết.
Lưu Bá Ôn hiểm độc bày kế Chu Nguyên Chương trá hàng. Một Chu Nguyên Chương giả bị trói trên thuyền đầy thuốc nổ áp sát vào thuyền Trần Hữu Lượng xin hàng. Khi Trần Hữu Lượng phát hiện bị lừa thì đã quá muộn. Cả chiến thuyền trá hàng đã kích nổ, khiến Trần Hữu Lượng tan xác, mang theo mộng xưng đế ở Trung Quốc, cho xứng đáng hòa khí Đông A của Đại Việt. Trần Hữu Lượng tử trận năm 1366, hưởng thọ 57 tuổi. Chu Nguyên Chương tiến đánh Vũ Xương. Con trai Trần Hữu Lượng là Trần Lý và anh Trần Hữu Thanh đều tuẫn tiết. Chu Nguyên Chương xưng vương 1368. Nhà Minh ra đời. Điều cuối cùng mà Trần Dụ Tông phải làm là cử Lễ bộ thị lang Đào Văn Địch sang thần phục nhà Minh trước khi băng hà năm 1369. Nhà Trần suy thoái từ đó.
Nếu Trần Dụ Tông khi ấy sát cánh cùng Trần Hữu Lượng đánh bại Chu Nguyên Chương. Trần Hữu Lượng sẽ là người Đại Việt đầu tiên làm Hoàng đế Trung Quốc. Và như thế, mọi thư tịch Đại Việt bị quân Nguyên cướp sang Trung Nguyên sẽ trở về Đại Việt. Và như thế, nhà Trần sẽ không suy thoái, sẽ không bị quân Minh xâm lược. Lịch sử Đại Việt sẽ đi theo hướng khác, biết đâu rất sáng sủa từ đó. Mối thù với Trần Hữu Lượng, khiến nhà Minh đã đốt sạch, phá sạch Đại Việt khi xâm lược làm cho Việt sử ta đã vốn rất mỏng, lại càng thêm đắm chìm vào tan nát. Ở Trung Quốc những người mang họ Trần bị bắt ở dưới thuyền, không cho lên bờ. Thời cơ lịch sử bị bỏ lỡ. Lịch sử Đại Việt lại phải thêm những trang chống ngoại xâm, rồi nội chiến như đã xảy ra. Tiếc thay.
Hài hước quá! Nếu vậy họ Trần có thể làm vua Trung Hoa thì em họ Nguyễn chắc cũng có cơ hội làm vua Đại Việt!
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Cụ đang lẫn lộn khái niệm nguồn gốc dân tộc với sự định cư của các nhóm trong dân tộc đó, nói như cụ thì người thái ở thái lan hay VN thì cũng chẳng phải là thuộc Thái hay Việt, đều là TQ hết. Truy như cụ thì cuối cùng người Việt chỉ có dân tộc Mường thôi.
Người Ngô duy nhĩ của TQ cuối cùng cũng xuất phát từ Thổ, hay nhóm Slavơ cuối cùng cũng là người Nga
Nói thế thì sự vận động và di cư của dân tộc, của lịch sử chẳng có giá trị gì hết
Cụ có nhắc tới "sự vận động và di cư của dân tộc, của lịch sử" mà dường như hiểu không thấu đáo chính cái cụm tư này. Đọc lịch sử ta đều biết nhân vật "đòi tự trị" Nùng Trí Cao (cũng như bố ông ta) đã lập ra những quốc gia nào. Có cái nào chứng tỏ những người Nùng/Choan(thế kỷ XI) đó muốn hợp nhất dân tộc họ vào đứng chung với QG VN 1000 năm sau (thế kỷ XXI) không?

Ở mỗi thời kỳ LS, nó đều có biến động của nó, không thể lấy cái HIỆN TẠI để đo dòng ý thức của hàng triệu người thuộc những tộc người khác nhau ở thời kỳ khác nhau. Cụ thử tưởng tượng Nùng Trí Cao nếu thành công, và người Choang /Nùng mà độc lập được, dân số họ (gộp số ở VN và TQ) sẽ có thể là 1 nước ngót 30 triệu người. Bằng dân số 1/2 Thái Lan, gấp 5 lần Laò (bây giờ). Và rất có thể bản đồ TQ sẽ khuyết đi Vân Nam, Quảng Tây, lãnh thổ VN cũng ko chắc đã gồm Cao Bằng, Lạng Sơn.v.v.

Tất nhiên, dù họ Nùng kia có anh hùng, ông ta cũng chỉ đứng trong lịch sử cùng 1 vài cái tên vắn số khác nhưng Chế Bồng Nga của người Chiêm Thành, cũng như 1 vài tiểu quốc khác như Bồn Man, Phù Nam.v.v. đã nhập vào bản đồ hình chữ S.

Thật may mắn là cha ông chúng ta đã mạnh hơn họ, đông hơn họ, chiến đấu giỏi hơn họ, cơ mưu chính trị tốt hơn họ.

Nhưng không vì thế mà ta cứ quả quyết 1 cách hồn nhiên tính mọi người trong số các nhân vật lịch sử cả ngàn năm qua như thể họ cùng trong bọc TRĂM TRỨNG của Âu Cơ-Lạc Long Quân mà ra.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,161
Động cơ
514,063 Mã lực
Cái thứ 2 của cụ thì nhầm to nhé, thời điểm đấy nếu cho lên bàn cân so sánh giữa một chính phủ tự lập tận cái xứ khỉ ho cò gáy với một bên là đế quốc Pháp vừa chiến thắng trong WW2 thì ai cũng hiểu đồng minh Mĩ sẽ chọn ai. Cụ Hồ có theo cs hay không thì thằng Pháp nó cũng bem hết để lập lại một nước thuộc địa ngu ngu dễ bảo như trước đó, và đám Đồng Minh chắc chắn sẽ bảo vệ cho đồng bọn hết mình. Nên đừng có mơ bám theo Mĩ lúc đó mà thằng Mĩ lại tình thương mến thương cấm Pháp để yên!
Sau 1945 ,còn nước nào trên thế giới bị đô hộ nữa ?
 

Newnick

Xe tăng
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
1,134
Động cơ
269,869 Mã lực
Thẩm tiếp!
Trump là họ Đỗ, nếu Trump là Tổng Bí Thơ Nước Kỳ Huê thì người gốc Việt làm cầm đầu Thế giới nữa :D
Em đang lo là khi thiếu tướng tình báo Ngô Bá Mai tới đây nghỉ hưu thì VN hết người làm thái thú, may quá lại có cụ Đỗ xuất hiện
 

scorpion_ica

Xe container
Biển số
OF-28564
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
7,477
Động cơ
529,241 Mã lực
Toàn thấy nếu !

Đánh cho Mỹ cút rồi đấy, nếu khéo thì kỳ này tổng thống Mỹ là Nguyễn Văn Trăm ấy nhể !
Cụ viết linh tinh quá đi...lúc khai sinh em đặt tên cháu là Đỗ Năng Trung!
 

nhutinhco

Xe điện
Biển số
OF-51680
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
2,587
Động cơ
523,147 Mã lực
Thớt càng ngày càng fun theo hướng dịch những cái tên.
Of là tổ chức dùng mật mã nhiều nhất thế giới :)
 

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
3,251
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc

Tùng Zyn

Xe buýt
Biển số
OF-443820
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
826
Động cơ
215,125 Mã lực
Tuổi
37
Chàng tự hào về ông tổ Trần Tự Minh chạy từ địa giới đất Mân thuộc Bách Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc) sang giúp Thục An Dương Vương chống lại Triệu Đà – Nam Việt xa xưa
Nhưng thuỷ tổ họ Trần cũng chạy từ Trung Quốc sang mà cụ. Dù có thống trị Trung Hoa thì cũng vẫn là gốc Trung Quốc chứ đâu phải gốc Việt.
 

bannhavingroup

Xe máy
Biển số
OF-466072
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
79
Động cơ
202,170 Mã lực
Tuổi
36
Nghe câu chuyện hư cấu quá các bác ạ
 

MrMilan

Xe container
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
5,571
Động cơ
961,365 Mã lực
Thẩm Du vãi, đến quân Nguyên mạnh thế còn chả cai trị nổi TQ nữa là dân việt có vài mống.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,151
Động cơ
1,200,066 Mã lực
Em không nhớ Kim Dung kể thì Tràn Hữu Lượng là đệ tử Thiếu Lâm hay bên Cái Bang cụ nhỉ?
Câu chuyện tranh hùng của các nhân vật thời Nguyên mạt Minh sơ, đã được nhà văn Kim Dung viết thành cuốn tiểu thuyết võ hiệp dã sử “Cô gái Đồ Long” (còn được biết đến với tên gọi "Ỷ Thiên Đồ Long ký"). Trong truyện, Trần Hữu Lượng dùng kế đoạt lấy chức Bang chủ Cái Bang, khởi xướng cuộc cuộc nổi dậy của dân nghèo chống Nguyên, đồng thời là đại kình địch của lực lượng Minh giáo do Chu Nguyên Chương cầm đầu (trước là Trương Vô Kỵ), cuối cùng bị Chu Nguyên Chương đánh bại. Trần Hữu Lượng dưới ngòi bút Kim Dung, có tài năng hiếm lạ:

Lúc nhỏ, Hữu Lượng là đệ tử tục gia của phái Thiếu Lâm, một lần Trương Tam Phong mang Trương Vô Kỵ bị trúng độc Huyền Minh thần chưởng đến chùa Thiếu Lâm cầu mượn cuốn Cửu dương thần công cứu mạng, đã trao đổi bằng khẩu quyết võ công phái Võ Đang, Hữu Lượng mới nghe qua một lần mà thuộc lòng, đọc lại không sót chữ nào, phương trượng chùa Thiếu Lâm thấy vậy nói rằng "võ công phái Võ Đang bản tự đã có, mời Trương tôn sư về cho". Nguồn Wiki..
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,151
Động cơ
1,200,066 Mã lực

GrimReaper87

Xe hơi
Biển số
OF-87130
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
157
Động cơ
409,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Em tiếc quá, vì nếu ko VNĐ sẽ thống trị NDT các cụ nhỉ
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,151
Động cơ
1,200,066 Mã lực
Thẩm Du vãi, đến quân Nguyên mạnh thế còn chả cai trị nổi TQ nữa là dân việt có vài mống.
Giả sử như Trần Hữu Lượng mà thành công thì vẫn cứ gọi là nước Tàu chứ không thể gọi là Đại Việt được Cụ nhỉ.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,947
Động cơ
1,253,749 Mã lực
Thẩm tiếp!
Trump là họ Đỗ, nếu Trump là Tổng Bí Thơ Nước Kỳ Huê thì người gốc Việt làm cầm đầu Thế giới nữa :D
anh gì mới hết nhiệm kỳ TTK LHQ có họ Phan đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top