[Funland] Đại Việt từng bỏ lỡ một cơ hội cai trị Trung Hoa

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,504
Động cơ
426,066 Mã lực
Đồng bào dân tộc Tày mấy năm về trước cũng từng liu truyền câu truyện tương tự cụ chủ :)
Nói thật, truyện của cụ em không đọc
 

Teu beo

Xe tải
Biển số
OF-36789
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
491
Động cơ
475,917 Mã lực
Các cụ cứ nói đồng hoá với đồng lý, bơm thổi bọn khựa quá. Em thấy như bọn Mãn nó đè đầu bọn Hán bao nhiêu năm có ngóc đầu lên nổi đâu. Rồi Nhật cũng đè ngửa ra hấp diêm mà chả thấy bị đồng chì nhôm nát hoá gì cả.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
Đồng bào dân tộc Tày mấy năm về trước cũng từng liu truyền câu truyện tương tự cụ chủ :)
Nói thật, truyện của cụ em không đọc
:))nỏ phải chuyện của em đâu, có tí liên quan đến võ hiệp kỳ tình Trung Hoa xuất bản nên cop nhặt lên cho vui. Với lại thi thoảng tự hào tí cũng hay Cụ.:D
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
Các cụ cứ nói đồng hoá với đồng lý, bơm thổi bọn khựa quá. Em thấy như bọn Mãn nó đè đầu bọn Hán bao nhiêu năm có ngóc đầu lên nổi đâu. Rồi Nhật cũng đè ngửa ra hấp diêm mà chả thấy bị đồng chì nhôm nát hoá gì cả.
Cái hay của bọn Hán là hay ở chỗ "Đấy" Cụ nhỉ.:D
 

5491

Xe tải
Biển số
OF-15089
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
367
Động cơ
515,852 Mã lực
Nơi ở
Ngàn sao
Thread này được gọi là thủ dâm tinh thần, còn ảo tưởng còn dựa vào thánh thần, mãi mãi đất nước này vẫn thế thôi.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,473
Động cơ
270,607 Mã lực
Cái thứ 2 của cụ thì nhầm to nhé, thời điểm đấy nếu cho lên bàn cân so sánh giữa một chính phủ tự lập tận cái xứ khỉ ho cò gáy với một bên là đế quốc Pháp vừa chiến thắng trong WW2 thì ai cũng hiểu đồng minh Mĩ sẽ chọn ai. Cụ Hồ có theo cs hay không thì thằng Pháp nó cũng bem hết để lập lại một nước thuộc địa ngu ngu dễ bảo như trước đó, và đám Đồng Minh chắc chắn sẽ bảo vệ cho đồng bọn hết mình. Nên đừng có mơ bám theo Mĩ lúc đó mà thằng Mĩ lại tình thương mến thương cấm Pháp để yên!
Vâng, nói ra mồm thì thì có cụ Mạc Na, Mạc Can :D,... Còn đa số các cụ sử gia Huê Kỳ thì viết chi tiết. Nói về số đầu sách thời kỳ 1945-1975 thì các cụ sử gia Mỹ, các cụ nghiên cứu gia Mỹ cho ra hàng nghìn đầu sách.

VN mình chọn lọc mới xuất bản được vài chục quyển, lại "biên" nhiều nên thông tin còn mênh mông lắm. Có lẽ chờ F1 sau này nó thành thạo tiếng Anh nó đọc thẳng sách gốc. Nhưng cháu e F1 nó không có lập trường tư tưởng vững vàng như các cụ. :D

1945-1946: Một cơ hội bị bỏ lỡ trong Quan hệ Việt-Mỹ
Đăng lúc: Thứ tư - 24/09/2008 17:19


Tháng 9 -1945, nhân dân Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh - tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong một bối cảnh quốc tế cực kỳ phức tạp.
Ở phía Nam, quân Pháp nương bóng quân Anh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, đã nổ súng ỏ Sài Gòn nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Ngày 23 - 9 - 1945, cuộc chiến tranh tái chiếm Nam bộ bắt đầu.

Ở phía Bắc Việt Nam, lực lượng Quốc dân Đảng Trung Hoa đem 4 quân đoàn với 18 vạn quân, và không quên mang theo một số chính khách Việt Nam của các tổ chức Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng trước đó sống lưu vong tại Trung Hoa để thực hiện chủ trương “cầm Hồ diệt Cộng”.

Trong khi đó, Liên Xô đang phải lo hàn gắn các vết thương nặng nề mà chiến tranh để lại trên lãnh thổ của họ, vừa phải lo củng cố khối Xô-viết để đối phó với cuộc chiến tranh lạnh của Mỹ. Vả lại lúc đó họ cũng chưa hiểu những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam là ai. Do đó, hầu như không quan tâm tới nước Việt Nam xa xôi cách trở.

Cường quốc cuối cùng trên thế giới lúc đó có thể tác động đến tình hình Việt Nam là Mỹ.

Trong những năm 1942-1944, tổng thống Roosevelt vừa tiến hành chiến tranh chống Nhật trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, vừa chủ trương ngăn cản Pháp trở lại Đông Dương sau chiến tranh, có ý định đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế.

Chính sách đó của Mỹ phù hợp với đường lối “đánh Pháp, đuổi Nhật” của ************* Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Vì vậy, “Hồ Chí Minh gửi nhiều thông điệp đến tổng thống Roosevelt… nhưng không thông điệp nào được trả lời… Đầu năm 1945, ông được OSS [cơ quan tình báo của Mỹ, tiền thân của CIA sau này] tuyển dụng để tổ chức một mạng lưới tình báo ở Đông Dương3. “Với mật danh Lucius, ông đã cung cấp cho OSS những tin tức tình báo về lực lương Nhật [ở Đông Dương]… Các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị [Nhật] bắn hạ”(1).

Tuy nhiên, trong năm cuối cùng của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách đối với Đông Dương.

Trước thái độ thù nghịch của Pháp, Anh và Trung Hoa dân quốc, Hội nghị toàn quốc của ************* Đông Dương họp trong hai ngày 14 và 15-8-1945 tại Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, đã quyết định: “Thân thiện với các nước coi trọng nền độc lập của Việt Nam… Chính sách chúng ta là phải tránh cái trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào nước ta… Bởi vậy cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương”(2).

Trong thời gian cuối 1945 - đầu 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi một loạt thư, điện đến tổng thống và bộ trưởng ngoại giao Mỹ (3).

Trong điện văn gửi tổng thống Truman ngày 17-10-1945, Hồ Chí Minh đề nghị Mỹ truyền đạt tới Liên Hiệp quốc nguyện vọng của Việt Nam muốn “được tham gia vào Ủy ban tư vấn của Viễn Đông”, đồng thời phản đối sự có mặt của Pháp trong tổ chức này vì “Pháp không có quyền… đại diện cho nhân dân Việt Nam tại Ủy ban này” (4).

Năm ngày sau, 22-10-1945, Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ trưởng ngoại giao Mỹ, kèm theo một số tư liệu như bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, bản Tuyên bố thoái vị của Bảo Đại, bản tuyên bố về chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công hàm về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến miền Nam Việt Nam… Bức thư viết: Trong mấy năm qua, Việt Nam đã thực hiện Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Xan Phranxixcô. “Trên thực tế, việc thực hiện Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Xan Phranxixcô bao hàm việc thủ tiêu chủ nghĩa đế quốc cùng tất cả các hình thức áp bức thực dân”. Do đó, Chính phủ Việt Nam đề nghị Liên Hiệp quốc công nhận “nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam”. Sau khi nhắc lại việc Pháp nổ súng ngày 23-9-1945 nhằm “tái lập sự cai trị của Pháp” và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “chống lại cuộc xâm lược của Pháp”, bức thư viết: Tình hình ở miền Nam Việt Nam “nhanh chóng phát triển thành một cuộc chiến tranh thực sự và có tổ chức, trong đó cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề”, tình hình đó “đã đến giai đoạn khẩn cấp và đòi hỏi có sự can thiệp ngay tức thời từ phía Liên Hiệp quốc”, đề nghị tổ chức quốc tế này cử một ủy ban điều tra tới miền Nam Việt Nam, đồng thời chấp thuận cho đoàn đại biểu Việt Nam tới dự cuộc họp đầu tiên của Ủy ban tư vấn Viễn Đông “để phát biểu những quan điểm của Chính phủ Việt Nam” (5).

Đề nghị ấy không được thỏa mãn. Hơn một tháng sau ngày 23 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh gửi điện cho bộ trưởng ngoại giao Mỹ, bày tỏ “lấy làm tiếc về sự vắng mặt của Đoàn đại biểu Việt Nam” tại cuộc họp nói trên, đồng thời “bác bỏ mọi quyền của người Pháp phát biểu nhân danh nhân dân Việt Nam” (6).

Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Hải quân Mỹ 26 - 10 - 1945, Truman tuyên bố 12 điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Một tuần lễ sau, báo Cứu Quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, nhận định: “Nhân dân Việt Nam… rất hoan nghênh” tuyên bố đó của tổng thống Mỹ, nhất là 5 trong 12 điểm ấy “có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới”. Sau khi nhắc lại việc Pháp đang “mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam”, bài báo tin “chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy [được] thực hiện ngay” (7).



Larry Vogt (đứng xa bên trái) và René Défourneaux (đứng xa bên trái) nhìn những người lính Việt Minh tập bắn súng cacbin M- 1 ngày 16 - 8 - 1945

Trong một bức điện gửi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Hồ Chí Minh hi vọng “tất cả các dân tộc tự do trên thế giới đang thực hiện ý tưởng cao quý về lòng khoan dung và nhân đạo thể hiện trong diễn văn [ngày 26-10-1945] của tổng thống Truman, sẽ công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa [dân chủ] Việt Nam và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giết chóc ở Nam Việt Nam” (8).
Nhân dịp Liên Hiệp quốc đang họp tại London (Anh), ngày 14 - 1 - 1946 Hồ Chí Minh gửi điện cho bộ trưởng ngoại giao Mỹ James Byrnes, chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp quốc, các đại biểu của Liên Xô và Trung Hoa tại Hội đồng Liên hiệp quốc, đề nghị Mỹ và các nước khác “công nhận nền độc lập” của Việt Nam, “nhận [Việt Nam] vào Hội đồng Liên Hiệp quốc”, trước mắt “mang vấn đề của [Việt Nam] ra trước Hội đồng Liên Hiệp quốc [để] nghiên cứu kỹ càng” (9).

Ngày 16-2-1946, Hồ Chí Minh gửi thư cho Truman, nhấn mạnh: việc Pháp xâm lược Việt Nam “hòng lập lại ách thống trị của họ… là một thách thức đối với thái độ đáng kính trọng mà Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã bày tỏ trước, trong và sau chiến tranh, … đối chọi với lập trường vững chắc mà Ngài [Truman] đã nêu lên trong bản tuyên bố 12 điểm và với tính cao thượng và khoan dung lý tưởng mà phái đoàn [Mỹ] đã bày tỏ trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc”. Một lần nữa, ông yêu cầu Mỹ “thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của [Việt Nam]” (10).

Hai ngày sau, 18-2-1946, trong công hàm gửi Chính phủ Mỹ và chính phủ các cường quốc khác (Liên Xô, Trung Hoa và Anh), Hồ Chí Minh đề nghị các nước:

- “Thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để, bằng sự can thiệp khẩn cấp, ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam và đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương”;

- “Đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên Hiệp quốc”.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn, nền độc lập mà cho tới nay đã là một thực tế”, do đó nhân dân Việt Nam “sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp” (11).



Allison Thomas đứng quan sát những người lính Việt Minh tập ném lựu đạn ngày 17 - 8 - 1945

Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ và chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ nhằm tách Nam Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, Pháp cử cao ủy d’Argenlieu, tướng Salan sang Trùng Khánh và thiếu tá Sainteny tới Hà Nội để thương lượng việc đưa quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân Trung Hoa. Được Pháp dành cho một số quyền lợi đáng kể, Trung Hoa đồng ý.
Hiệp ước giữa Pháp và Trung Hoa ngày 28 - 2 - 1946 đẩy Việt Nam vào một tình thế nan giải. Ngay ngày hôm ấy, Hồ Chí Minh gửi cho Truman một bức điện, thông báo: “Trong những cuộc hội đàm giữa Chính phủ Việt Nam và các đại diện Pháp, những người này đòi hỏi tách Nam Bộ và để quân Pháp quay trở lại Hà Nội”. Hồ Chí Minh “kêu gọi cá nhân ông [Truman] và nhân dân Mỹ hãy khẩn trương can thiệp nhằm ủng hộ nền độc lập của chúng tôi và giúp làm cho những cuộc thương thuyết phù hợp hơn với những nguyên tắc của các bản Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco”(12).

Đọc các thư và điện của Hồ Chí Minh gửi tổng thống và bộ trưởng ngoại giao Mỹ, mọi người đều thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó đặt niềm tin ở người Mỹ – mà Hồ Chí Minh gọi là “những người bảo vệ và chiến đấu cho công lý thế giới” (guardians and champions of World Justice) - và khẳng định “mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ” (our goal is full independence and full cooperation with the United States) (13).

Mỹ không trả lời những thư và điện ấy.

Từ Washington, D.C., giám đốc tổ chức tình báo OSS William J. Donovan khẳng định: “Việt Minh là một ************* 100 phần 100” (14), còn thứ trưởng ngoại giao Dean Acheson tuyên bố: “Hồ Chí Minh là tay sai của Cộng sản quốc tế” (15). “Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng một chính phủ ở Đông Dương bị Việt Minh thống trị có thể có hại cho quyền lợi của Mỹ” (16). Vì vậy, Mỹ quyết định “loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng sản ở Đông Dương” (17). Muốn vậy, như lời của vụ trưởng Vụ Đông Nam Á Abbott L. Moffat, “cần phải duy trì người Pháp để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Cộng ở Đông Nam Á” (18).

Trong năm cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, những người cầm quyền ở Mỹ cho Liên Xô và các nước Đông Âu (vừa được giải phóng khỏi thảm họa phát-xít) là kẻ thù mới, có thể đe dọa thế lực và quyền lợi của Mỹ.

Bộ ngoại giao Mỹ và cơ quan tình báo OSS khuyên tổng thống Roosevelt thay đổi chính sách đối với Đông Dương để tranh thủ Pháp (cũng như các nước tư bản Tây Âu khác) cùng Mỹ chống lại khối Xô-viết.

Gặp đại sứ Mỹ ở Pháp Jefferson Caffery ngày 13-3-1945, tướng De Gaulle cảnh báo Mỹ: “Như các ông đã biết, Nga đang tiến nhanh… Chúng tôi không hiểu chính sách của các ông. Các ông đang nhằm cái gì? Các ông có muốn chúng tôi trở thành - chẳng hạn - một trong những bang liên hiệp dưới sự bảo hộ của Nga?... Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản, chúng tôi không muốn rơi vào quỹ đạo của Nga, nhưng tôi hi vọng các ông không đẩy chúng tôi vào chỗ đó” (19).

Bộ Ngoại giao Anh cũng cảnh báo: “Việc mất Đông Dương sẽ tàn phá nền kinh tế cũng như tinh thần dân tộc của Pháp, có thể dẫn họ đến chỗ liên kết với Nga để chống lại Mỹ và Anh” (20).

Trước sức ép cả ở trong nước lẫn từ nước ngoài, ngày 3 - 4 - 1945, Roosevelt chuẩn y một tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao Mỹ theo đó “Đông Dương chỉ có thể trở thành một xứ ủy trị thông qua hành động tự nguyện của Pháp” (21). Roosevelt không phải không biết Pháp không bao giờ tự nguyện đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị, vì 10 ngày trước đó (24 - 3 - 1945), De Gaulle đã ra tuyên bố chỉ cho 5 xứ của Đông Dương được tự trị trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp (22). Trong thực tế, chủ trương ủy trị đã bị chính cha đẻ của nó khai tử.

Ngày 12-4-1945, Roosevelt qua đời. “Chưa đầy một tháng sau đó, chính quyền Truman tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và các viên chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ không phản đối sự tái lập quyền lực của Pháp” (23) ở đó.

Bốn tháng sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, Truman tiếp tướng De Gaulle tại Nhà Trắng ngày 24-8-1945. Tính theo giờ Việt Nam, đó là ngày 25 - 8 - 1945, đúng vào lúc mà hàng chục vạn người Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đang vùng lên khởi nghĩa giành độc lập tự do, chấm dứt gần 80 năm vong quốc. Truman khẳng định lại lập trường của Mỹ: “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy” (24). Truman giải thích: “Từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên mọi thứ. Vì vậy điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản] với nhau và những xáo động cách mạng, để tất cả những gì không phải là cộng sản sẽ không trở thành cộng sản” (25).

Như nhận định của giáo sư sử học người Mỹ George McTurnan Kahin, “nước Pháp sau chiến tranh [thế giới thứ hai] bị tàn phá nặng nề, không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính, nên không thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở Đông Dương” (26). Anh cũng gặp khó khăn không kém gì Pháp. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất có thể giúp Pháp.

Mỹ cung cấp cho Pháp 8 tàu chiến để chở Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 sang tăng viện cho Sài Gòn (27). Ngoài ra, “Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp mua 75 tàu chở quân của Mỹ” (28). Nhà báo Mỹ Harold Issacs (có mặt tại Sài Gòn lúc đó) tường thuật: “Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê, cho mượn” (29).

Trong cuộc hội đàm cuối tháng 8 - 1945, Truman đồng ý cho De Gaulle vay dài hạn 650 triệu đô-la (30). Tháng 5 năm sau, Mỹ xóa món nợ 1 tỉ 800 triệu đô-la mà Pháp đã vay trong thế chiến, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đô-la thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển BIRD (31). Năm 1947, Truman lại cho Pháp vay 150 triệu đô-la để mua xe và phụ tùng sử dụng ở Đông Dương.

Không chỉ giúp Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, Mỹ còn ủng hộ ý đồ của Pháp chiếm cả miền Bắc. Theo giáo sư Kahin, “ít ra là từ cuối tháng 9 - 1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa [Dân quốc] để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở miền Bắc]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa] Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam” (32). Kết quả là Hiệp ước ngày 28-2-1946 ra đời.

Trong bữa cơm tiễn thiếu tá Mỹ Archimedes L.A. Patti về nước tổ chức tại Bắc Bộ Phủ tối 30-9-1945, Hồ Chí Minh “bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ kiềm chế ý đồ thực dân của Pháp. Ông nói rằng nếu Mỹ chỉ cần dùng ảnh hưởng của mình đối với De Gaulle thì cũng có thể đạt được một thỏa hiệp tạm thời ở Việt Nam mà trong đó không chỉ riêng Pháp mà tất cả các nước bạn bè đều có lợi từ nền độc lập của Việt Nam” (33).

Hi vong của Hồ Chí Minh không được Mỹ đáp ứng. Mỹ khước từ khát vọng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, làm ngược lại những gì mà Truman đã tuyên bố trong Ngày Hải quân Mỹ 26-10-1945: “Hoa Kỳ tin tưởng vào sự trở lại chủ quyền của hết thảy các dân tộc đã mất chủ quyền bởi cường lực. Hoa Kỳ không ưng thuận một sự thay đổi lãnh thổ nào mà không được chính các dân tộc đương sự thỏa thuận. Tất cả các dân tộc đương chuẩn bị tự trị được tự chọn lấy chính thể của họ. Không một chính phủ nào thành lập bằng sự áp bức, bằng vũ lực trên một dân tộc khác lại sẽ được Hoa Kỳ thừa nhận cả” (34). Ngược lại, Mỹ thỏa mãn yêu cầu thực dân của Pháp. Hồ Chí Minh tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs: “Chúng tôi tiếc rằng Mỹ đã tiếp tế khí giới cho Pháp giết hại người chúng tôi, phá phách xứ sở chúng tôi” (35).

Gần bốn thập niên sau, luật gia Mỹ Joseph Amter viết: “Nếu được Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh có thể đã thành lập ở Việt Nam một chính phủ tuy cộng sản nhưng vẫn hữu nghị với Mỹ. Là một người có tinh thần dân tộc mãnh liệt, Hồ Chí Minh không muốn Việt Nam bị (…) bất cứ cường quốc thực dân nào thống trị. Nếu lúc đó Mỹ ủng hộ Hồ Chí Minh, Mỹ đã có thể tránh được một cuộc chiến tranh tốn kém và bi thảm ở Việt Nam những năm về sau” (36).

Ngày nay, chúng ta nhắc lại chuyện cũ, không phải để tiếc nuối một cơ hội trong quá khứ bị bỏ lỡ, mà nhằm rút ra một bài học cho hiện tại và để tránh những sai lầm trong tương lai.

(1)Báo Time (Mỹ), ngày 12 - 9 - 1969.

(2) Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tập VII, tr. 426 - 427.

(3) Một số thư và điện này được in lại trong United States - Vietnam Relations 1945-1967 (do Bộ quốc phòng Mỹ biên soạn, Cơ quan in của Chính phủ Mỹ ấn hành, Washington D.C., 1971), được dịch và in trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).

(4) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 52, 53.

(5) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 68-71.

(6) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 109.

(7) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 82-83.

(8)Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 109.

(9) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 157.

(10) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 176-177.

(11) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 182.

(12) Bức điện ngày 28 - 2 - 1946 không có trong Hồ Chí Minh toàn tập, do tiến sĩ Phan Văn Hoàng công bố trên đặc san Sài Gòn giải phóng Tết dương lịch 2006: Một tư liệu lịch sử chưa được công bố (tr. 8, ký: Hoàng Anh).

(13) United States - Vietnam Relations 1945-1967, sđd, tr. 97.

(14) Alain Ruscio, Les Communistes français et la guerre d’Indochine 1944-1954, NXB L’Harmattan, Paris, 1985, tr. 64 .

(15) The Pentagon Papers (ấn bản của thượng nghị sĩ Gravel), NXB Beacon Press, Boston, 1971, tập I, tr. 20

(16) Gary R. Hess, The United States’ Emergence as a Southeast Asian Power 1940-1950, Columbia University Press xuất bản, New York, 1987, tr. 207.

(17) Mark P. Bradley, Imaging Vietnam and America - The Making of Postcolonial Vietnam 1919 - 1950, University of North Carolina xuất bản, 2000, tr. 172.

(18) Gary R. Hess, sđd, tr. 205.

(19) Stein Tannesson, The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Hô Chi Minh and de Gaulle in a World at War, International Peace Research Institute xuất bản, Oslo, 1991, tr. 259.

(20) Gary R. Hess, sđd, tr. 143.

(21) William J. Duiker, sđd, tr. 24.

(22) Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, NXB Plon, Paris, 1959, tập III, tr. 420 - 422.

(23) George McTurnan Kahin, Intervention - How America Became Involved in Vietnam, NXB Alfred A. Knopf, New York, 1986, tr. 4.

(24) Charles de Gaulle, sđd, tập III, tr. 249 - 250.

(25) Charles de Gaulle, sđd, tập III, tr. 245.

(26) George McTurnan Kahin, sđd, tr. 7.

(27) David G. Marr, Vietnam 1945 - The Quest for Power, University of California Press xuất bản, 1995, tr. 545

(28) George McTurnan Kahin, sđd, tr. 8.

(29) Harold Isaacs, No Peace for Asia, NXB Doubleday, New York, 1947, tr. 161.

(30) Charles de Gaulle, sđd, tập III, tr. 249.

(31) Serge Berstern và Pierre Milza, Histoire de le France au XXè siècle, NXB Complexe, Paris, 1991, tập III, tr. 157.

(32) George McTurnan Kahin, sđd, tr. 19.

(33) Archimedes L.A. Patti, Why Vietnam?, University of California Press xuất bản, 1980, tr. 368.

(34) Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 82 - 83.

(35) Báo Cứu Quốc, số 1183, ngày 5 - 3 - 1949.

(36) Joseph Amter, Vietnam Verdict, NXB Continium, New York, 1982, tr. 19.



Tác giả bài viết: Phan Văn Hoàng

Nguồn: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/1945-1946-Mot-co-hoi-bi-bo-lo-trong-Quan-he-Viet-My-26072.html
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,587
Động cơ
536,693 Mã lực
Các cụ cứ nói đồng hoá với đồng lý, bơm thổi bọn khựa quá. Em thấy như bọn Mãn nó đè đầu bọn Hán bao nhiêu năm có ngóc đầu lên nổi đâu. Rồi Nhật cũng đè ngửa ra hấp diêm mà chả thấy bị đồng chì nhôm nát hoá gì cả.
Nhà Nguyên, nhà Thanh chiếm được TQ rồi để trở thành một triều đại của TH :)). Nhật lùn chưa xâm chiếm được hết TH đã thất bại.
Không xem thường người Hoa được.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,318
Động cơ
458,685 Mã lực
Tho^ng tin tre^n wiki :

Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc). Ở đây, rất có thể là do Trần Hữu Lượng muốn mượn quân đội của nhà Trần nhằm phục vụ cho quyền lợi của mình nên nói phao lên như vậy, bởi theo Minh sử (quyển 123, liệt truyện 11) thì cha của Trần Hữu Lượng là Trần Phổ Tài, sau năm 1364 vẫn còn sống và được phong làm Thừa Ân hầu[2].
---
Trần Hữu Lượng (chữ Hán: 陳友諒; sinh năm 1320, mất ngày 3 tháng 10 năm 1363) là một thủ lĩnh quân phiệt thời "Nguyên mạt Minh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, là người Miện Dương, Hồ Bắc[1]. Ông nguyên họ Tạ, nhưng vì tổ tiên ở rể nhà họ Trần, nên sau này lấy theo họ đó.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
Thread này được gọi là thủ dâm tinh thần, còn ảo tưởng còn dựa vào thánh thần, mãi mãi đất nước này vẫn thế thôi.
Không ảo tưởng nó vẫn thế, vậy thì tội gì không ảo tí cho nó vui Cụ, nữa là biết thêm Trần Hữu Lượng của Kim Dung cũng hay.:D
 

HÀNH KHẤT

Xe tăng
Biển số
OF-20014
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
1,402
Động cơ
512,830 Mã lực
Nơi ở
Chỗ có Bia
Thức tỉnh đi các cụ, em mượn lời Sơn tường mtp. Trước mắt giờ em lo ko còn gì để cắm với đáo hạn cho WB đây.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,318
Động cơ
458,685 Mã lực
Tho^ng tin tre^n wiki :

Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc). Ở đây, rất có thể là do Trần Hữu Lượng muốn mượn quân đội của nhà Trần nhằm phục vụ cho quyền lợi của mình nên nói phao lên như vậy, bởi theo Minh sử (quyển 123, liệt truyện 11) thì cha của Trần Hữu Lượng là Trần Phổ Tài, sau năm 1364 vẫn còn sống và được phong làm Thừa Ân hầu[2].
---
Trần Hữu Lượng (chữ Hán: 陳友諒; sinh năm 1320, mất ngày 3 tháng 10 năm 1363) là một thủ lĩnh quân phiệt thời "Nguyên mạt Minh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, là người Miện Dương, Hồ Bắc[1]. Ông nguyên họ Tạ, nhưng vì tổ tiên ở rể nhà họ Trần, nên sau này lấy theo họ đó.
A. Duma có câu nổi tiếng: Lịch sử là những cái đinh để tôi treo những bức tranh của tôi lên.

Chỉ bằng 1 câu trong Đại Việt Sử ký (sau đó Việt Nam Sử lược chép lại), thì không dễ để xác minh thực hư.

-> Ta tin theo Minh sử hay Đại Việt Sử ký?

Có 1 chi tiết thú vị: Trần Ích Tắc (TIT) mất năm 1329, thọ 76 tuổi. THL sinh 1320, tức là nếu quan hệ cha-con thì năm ấy "cụ" TIT đã 66 tuổi. Máy móc của cụ chắc phải cỡ Ê-lếch-trô-lắc 50 năm vẫn chạy tốt.

Điểm thú vị thứ 2: Trần Hữu Lượng người Miện Dương, Hồ Bắc, còn TIT mất tại Ngạc Châu, Hồ Bắc.
 

thuhuong2

Xe điện
Biển số
OF-366840
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
2,161
Động cơ
272,502 Mã lực
Đọc đèn cù Trần Đĩnh cụ ấy nói về tình huống khi Nhật chiếm Tàu cũng là 1 cơ hội lướt lướt qua cho VN đem quân theo Nhật phệt Khựa đấy.
Nhân nói về đèn cù, theo cuốn này thì Mao khống chế ta còn hơn Mẽo ép Diệm Nhu
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
Nhà Nguyên, nhà Thanh chiếm được TQ rồi để trở thành một triều đại của TH :)). Nhật lùn chưa xâm chiếm được hết TH đã thất bại.
Không xem thường người Hoa được.
Đúng vậy, ghét cái tính thâm nho chứ về nhiều cái cả thế giới vẫn nể các bác Xếnh xáng.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,098
Động cơ
562,699 Mã lực
Người Việt xưa có mỗi Nùng Trí Cao tý nữa xưng vương Trung Hoa, cũng thuộc hàng kinh khủng đấy
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,035
Động cơ
505,924 Mã lực
A. Duma có câu nổi tiếng: Lịch sử là những cái đinh để tôi treo những bức tranh của tôi lên.

Chỉ bằng 1 câu trong Đại Việt Sử ký (sau đó Việt Nam Sử lược chép lại), thì không dễ để xác minh thực hư.

-> Ta tin theo Minh sử hay Đại Việt Sử ký?

Có 1 chi tiết thú vị: Trần Ích Tắc (TIT) mất năm 1329, thọ 76 tuổi. THL sinh 1320, tức là nếu quan hệ cha-con thì năm ấy "cụ" TIT đã 66 tuổi. Máy móc của cụ chắc phải cỡ Ê-lếch-trô-lắc 50 năm vẫn chạy tốt.

Điểm thú vị thứ 2: Trần Hữu Lượng người Miện Dương, Hồ Bắc, còn TIT mất tại Ngạc Châu, Hồ Bắc.
Chắc sai sót do anh thư ký thôi Cụ, mà quy trình vẫn đúng mà?:D
 

nhutinhco

Xe điện
Biển số
OF-51680
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
2,444
Động cơ
22,073 Mã lực
Ghét khựa thì ghét chứ cte'o chê chúng nó được! Tham quan ô lại của nó nhiều, nhưng Tập bảo diệt là truy tận nóc, tróc tận gốc!
Mình ưng tập ở điểm này!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top