Cháu nói là thú vị, chứ ko đặt ra nghi vấn, và bản thân cháu cũng phát hiện điểm thú vị tiếp theo đọc sơ cũng thấy chút liên hệ
(THL người Miện Dương, Hồ Bắc, còn TIT mất tại Ngạc Châu, Hồ Bắc). Tất nhiên, diện tích Hồ Bắc bằng 2/3 Vietnam (187.400 km²) thì khả năng 2 người quan hệ hay quen nhau cũng khó nói (dù ta là người Việt thì rất muốn kéo 2 cái tên này sát sạt lại với nhau).
Cháu đính chính chút, ông NGuyễn Nghiễm sinh Nguyễn Du năm 58 tuổi ợ. Và đó là thế kỷ 19, sau thời TIT khoảng 500 năm (thường thì y học hay phán càng gần thời hiện đại, người càng khỏe, càng thọ
. Điển hình các cụ ở quê hình như ngũ tuần đã ra đình ăn cỗ mâm riêng, thất thập là "cổ lai hy" rồi.
Thực ra cụ TIT mà sinh THL năm 66 tuổi thì cũng có thể, và nếu quả vậy thì ai kiếm được bài thuốc "Ích Tắc thang" ắt phải bán chạy hơn Minh Mạng nhất dạ ngũ giao các cụ nhỉ ^_^
---
Sự gia tăng tuổi thọ (theo internet)
Chúng ta quay về quá khứ và nhìn lại chặng đường mà loài người đã đi qua. Vào thời kỳ đồ đá, đồ đồng, tuổi thọ của con người chỉ vào khoảng 25 tuổi. Đến 35 tuổi thì đã được gọi là già lắm rồi, trong khi bây giờ 25 tuổi thì chúng ta mới được coi là trưởng thành, kết hôn và sinh đẻ.
Đến thời kỳ trung cổ, tuổi thọ trung bình của con người được cộng thêm 10 tuổi nữa.
Bước sang thời kỳ đầu hiện đại, vào thế kỷ thứ 17, 18, tuổi thọ trung bình của con người đã thêm được 10 tuổi nữa, chạm ngưỡng 45 tuổi. Vào đầu thế kỷ thứ 20, tức là những năm 1900, tuổi thọ của con người đạt 50 - 60 tuổi. Hiện nay, theo thống kê, tuổi thọ của con người đạt vào khoảng 75 - 80 tuổi.
Vào đầu thế kỷ 20, khi bệnh tật theo chiều hướng ổn định và y học tìm ra những phương thức chữa bệnh hiệu quả, người ta tính toán rằng, cứ sau mỗi một thập kỷ thì trung bình tuổi thọ của con người tăng được 2 tuổi. Và thế là hiện nay tuổi thọ của chúng ta đã gấp đôi so với 200 năm trước. Các quốc gia có tuổi thọ cao nhất là Nhật Bản, Thụy Sỹ, Úc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Pháp, Canada, Nauy, Anh, Mỹ và có cả Việt Nam. Tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 74 tuổi.