Cụ ấy là tu sĩ thì chính xác nhưng tu sĩ Phật Giáo thì chưa chắc nếu xét trên quan điểm Phật Giáo là tôn giáo được Nhà Nước công nhận chính thức.
Điều 2 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (18/11/2016)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-tin-nguong-ton-giao-2016-322934.aspx quy định:
6.
Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
7.
Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
.......
12.
Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Trong giới hạn định nghĩa/giải thích của Luật này thì
không có khái niệm tu sĩ / sư, mà chỉ có khái niệm
tín đồ, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo.
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (sửa đổi lần thứ VII) ngày 14/3/2023 -
https://giacngo.vn/toan-van-hien-chuong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-sua-doi-lan-thu-vii-post66133.html,
https://vbgh.vn/laws/hien-chuong-ghpgvn/:
Điều 72. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm:
1. Giáo phẩm:
+ Giáo phẩm Tăng: có Hòa thượng và Thượng tọa;
+ Giáo phẩm Ni: có Ni trưởng và Ni sư.
2. Đại chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni; Sa di, Sa di ni; Thức xoa ma na, Tu nữ hệ phái Nam tông.
3. Cư sĩ, Phật tử.
Như thế, các cụm từ như
sư, sãi, vãi, tiểu, đại đức,
tu sĩ không được đề cập trong quy định của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng như của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nên được hiểu là các từ này không dành riêng/độc quyền để chỉ nói tới các thành viên của GHPG VN, mặc dù trong đời sống khi đề cập tới các từ này trong ngữ cảnh tôn giáo thì gần như được hiểu là để chỉ những người theo Phật giáo (ở mức độ ít hay nhiều). Riêng từ
tu sĩ khi hiểu theo nghĩa người tu tập, tu luyện thì cũng áp dụng cho các tôn giáo/tín ngưỡng khác.
Trở lại với các văn bản của GHPG VN và Ban Tôn giáo chính phủ (
https://tuoitre.vn/ban-ton-giao-chinh-phu-va-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-ra-van-ban-ve-su-thich-minh-tue-20240516185720206.htm):
+ CV của GHPG VN viết rằng "
người đàn ông này [= Lê Anh Tú = "sư Thích Minh Tuệ"]
không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập ...." và "
để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư;", trong khi bản thân Hiến chương của chính GHPGVN lại không có định nghĩa thế nào là "
tu sĩ" / "
tu sỹ" hay "
nhà sư" cả. Việc này cho thấy sự thiếu chính xác trong việc sử dụng từ ngữ của văn bản này, chưa nói tới việc Phật giáo không phải là tôn giáo của chỉ mỗi GHPG VN mà đó là tôn giáo của bất kỳ ai có niềm tin vào các giáo lý của Phật giáo.
+ CV của Ban Tôn giáo CP viết "
Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam." cũng mắc lỗi tương tự, bởi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không định nghĩa thế nào là tu sĩ / tu sỹ, cho dù có sự điều chỉnh lại khi viết "... thuộc GHPG VN" mà lẽ ra nên dùng một trong các từ mà Luật này đã định nghĩa là "
tín đồ" và/hoặc "
nhà tu hành" - đại loại như "
Ông Thích Minh Tuệ không phải là tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam." hoặc "
Ông Thích Minh Tuệ không phải là nhà tu hành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.".
Với từ
sư, định nghĩa trong một số từ điển như sau:
Sư (Hán - Việt/Hán - Nôm: 師):
- Kẻ làm thầy, kẻ dạy dỗ; kính trọng; đoàn lũ quân binh: Sư phú, sư trưởng, sư biểu, sư huynh, sư đệ, tổ sư, tiên sư, quân sư, thái sư, kinh sư, danh sư, sư phụ, tọa sư, ông sư, pháp sư, bà sư, giáo sư, hương sư, tôn sư, vương sư, sư lữ, ban sư, xuất sư, thủy sư.
- Thầy dạy học; tiếng gọi người tu đạo Phật: Sư đệ, sư đồ, tôn sư, ông sư, sư huynh, sư mẫu, sư phạm, sư phụ, sư sinh, sư trưởng.
- Quân lính, quân đội: sư đoàn, thủy sư, xuất sư, ban sư.
Như vậy, việc một ai đó gọi công dân Lê Anh Tú là tu sĩ hay sư là việc không vi phạm những gì Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 đã quy định và cũng không sai với những gì Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết.