[Funland] Đả thảo kinh xà sao dịch thành đánh rắn động cỏ

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,738
Động cơ
400,255 Mã lực
Xin lỗi cụ nhưng em thấy giải thích của cụ không thích hợp, bản chất của câu này là đả thảo kinh xà - đánh cỏ dọa rắn ( chứ ko phải có ý bắt rắn như cụ nói)
Câu này có nghĩa như bứt dây động rừng, có ý khuyên nếu muốn (bắt, tiêu diệt v.v.) con rắn thì đừng có làm lay động đến cỏ. Ví dụ công an bắt gián điệp thì tem tém, im lặng mà triển khai các biện pháp nghiệp vụ chứ đừng có làm ầm lên.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,671
Động cơ
377,913 Mã lực
Xin lỗi cụ nhưng em thấy giải thích của cụ không thích hợp, bản chất của câu này là đả thảo kinh xà - đánh cỏ dọa rắn ( chứ ko phải có ý bắt rắn như cụ nói)
Bác hiểu nhầm chữ "kinh" ở đây nên mới gây rắc rối ạ. Kinh trong văn cảnh này là kinh hãi, kinh sợ đấy ạ. Tức là đánh động cây cỏ làm rắn hoảng sợ chứ không phải đánh động cây cỏ để doạ rắn đâu ạ.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,767
Động cơ
250,644 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Đả thảo kinh xà thì dịch lại thành "Nhổ cỏ sợ rắn", ý nói là đi nhổ cỏ phải biết sợ bị rắn cắn. Hô hô. Nay thứ 6, con rắn chạy trốn người cắt cỏ, hay người cắt cỏ bị rắn cắn đây?
Thứ 6 phải hóng bà hàng nước. Keke.
 

NestFarm

Xe hơi
Biển số
OF-866366
Ngày cấp bằng
20/8/24
Số km
111
Động cơ
1,403 Mã lực
Câu này có nghĩa như bứt dây động rừng, có ý khuyên nếu muốn (bắt, tiêu diệt v.v.) con rắn thì đừng có làm lay động đến cỏ. Ví dụ công an bắt gián điệp thì tem tém, im lặng mà triển khai các biện pháp nghiệp vụ chứ đừng có làm ầm lên.
Đấy là người mình dùng, còn như em nghĩ bản chất đầu tiên của nó là "đánh động để xua đuổi". Còn về mình thì thiên biến vạn hóa, còn như em nghĩ đánh rắn động cỏ thì nó là việc đương nhiên rồi, sao mà gọi là 36 kế được
 

NestFarm

Xe hơi
Biển số
OF-866366
Ngày cấp bằng
20/8/24
Số km
111
Động cơ
1,403 Mã lực
Bác hiểu nhầm chữ "kinh" ở đây nên mới gây rắc rối ạ. Kinh trong văn cảnh này là kinh hãi, kinh sợ đấy ạ. Tức là đánh động cây cỏ làm rắn hoảng sợ chứ không phải đánh động cây cỏ để doạ rắn đâu ạ.
em hiểu theo đúng ý đó mà, làm rắn hoảng sợ và dọa rắn thì có gì khác nhau đâu?
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Em thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
đây là 1 trong các lộ võ công của đả cẩu bổng của Cái bang, lộ chiêu pháp này ghi rõ là cẩu nên các chiêu của nó toàn giành những từ ngữ thấp hèn như cẩu, xà. trong khi đó hàng long thập bát chưởng đc đề cao với các chiêu thức kháng long hữu hối, kiến long tại điền, thần long bái vĩ. Những ng đối địch với cái bang thương hạ thấp lộ chưởng này bằng câu hàng xà thập bát chưởng là vậy
 

temuchin

Xe tải
Biển số
OF-100767
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
310
Động cơ
410,744 Mã lực
Em thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
Các cụ VN xưa tư duy chuyển đổi Đánh vào cỏ thay = động vào cỏ, làm cho rắn sợ thay = đánh con rắn. Đây là những phép ví von trong lối tư duy hình thành thành ngữ... Sau sẽ cần học thêm các ý nghĩa của 1 thành ngữ dựa theo lối ví von này (vd như câu đánh rắn động có có vài nghĩa khác nhau, tùy theo văn cảnh).
 

Uyển Lam

Xe hơi
Biển số
OF-860888
Ngày cấp bằng
6/6/24
Số km
190
Động cơ
14,427 Mã lực
Nơi ở
Vanity
Đả: đánh
Thảo: cỏ cây
Kinh: sợ hãi
Xà: Rắn
=> "Đả thảo kinh xà": đánh rắn làm động đến cỏ.
Câu này hiểu theo nghĩa:
1. Đuổi rắn đi thì làm động đến cỏ để rắn sợ mà bỏ đi.
2. Mình sơ suất, không cẩn thận nên đối phương chạy thoát.
* Cỏ: có thể hiểu là các thành phần phụ như: cỏ cây (nơi rắn ẩn nấp); mình đánh "rắn" (yếu tố chính) nhưng làm "cỏ" (yếu tố phụ) bị tác động.

Có một câu nữa cũng mang ngữ nghĩa tương tự:
"Dứt dây động dừng": Động đến việc nhỏ làm hỏng việc lớn.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
36 kế thì nhiều kế nghe qua có vẻ giống nhau, nhưng lại khác nhau về bản chất nhiều. Giết gà dọa khỉ thì 2 đối trọng là tương đương nhau, còn đả thảo kinh xà thì không, theo em hiểu là vậy
Đúng vậy, cái này là động cỏ rắn chạy !
 

coindesar

Xe buýt
Biển số
OF-553591
Ngày cấp bằng
6/2/18
Số km
807
Động cơ
163,893 Mã lực
Câu hỏi này hay.
" Đả thảo" là nguyên nhân, "kinh xà" là kết quả. Đánh vào cây cỏ sẽ làm con rắn sợ hãi và trốn tránh, với ngụ ý là muốn tóm con rắn, không làm con rắn kinh sợ thì không nên làm lay động đến cỏ cây xung quanh.
Đúng là dịch chuẩn phải là đánh cỏ động rắn, giờ mới biết ^^
 

Entropy

Xe tăng
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
1,875
Động cơ
2,488,523 Mã lực
Cốt kiếc gì không các cụ?
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,953
Động cơ
361,730 Mã lực
Tuổi
124
Phải biết hoàn cảnh ra đời của câu này như thế nào thì mới hiểu là các cụ dịch đúng hay sai.
Thành ngữ đả thảo kinh xà bắt nguồn từ câu phê của Vương Lỗ, huyện lệnh huyện Đương Đồ thời Nam Đường vào đơn kiện của người dân đối với chủ sự (thư ký giúp việc huyện lệnh) về tội ăn đút lót để xử láo trong vụ kiện tụng giữa người dân này và hàng xóm của anh ta, trong khi kẻ chủ mưu làm láo và gian tham nhất huyện này chính là huyện lệnh. Câu phê như sau: nhữ tuy đả thảo ngô dĩ xà kinh, nghĩa là ngươi mới đánh cỏ ta là rắn đã thấy sợ. Đời sau rút gọn và đổi thành đả thảo kinh xà, hàm ý nếu muốn bắt được con rắn thì đừng động vào cỏ hay nếu làm việc thiếu thận trọng thì không tóm được tội phạm đầu sỏ. Vì thế câu các cụ ta dịch nên hiểu như sau: Muốn đánh rắn thì đừng động cỏ.
Truyện này được chép trong Nam Đường cận sự của Trịnh Văn Bảo (953-1013).
 
Chỉnh sửa cuối:

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,370
Động cơ
3,262,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiện thớt, cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc Đả thảo kinh xà - 打草驚蛇 bên Tàu.

Đả thảo kinh xà - kế thứ 13 trong Tam thập lục kế: 打草驚蛇:疑以叩實,察而後動。復者,陰之媒也 - Đả thảo kinh xà: Nghi dĩ khấu thực, sát nhi hậu động. Phục giả, âm chi môi dã.

Nghĩa là: Chỗ có hoài nghi thì phải dò xét xác thực, xét kỹ rồi sau đó mới hành động. Dò xét nhiều lần là thủ đoạn trọng yếu để phát hiện kẻ địch.


Trong sách "Nam Đường cận sự" của Trịnh Văn Bảo (953-1013) có câu chuyện: Thời Nam Đường, có Vương Lỗ, làm quan ở huyện Đăng Đồ, tham lam, vơ vét, phạm nhiều hành vi tham nhũng, trái pháp luật. Xà trên ko thẳng, xà dưới tất cong, thuộc hạ của Vương cũng trắng trợn làm việc xấu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để tống tiền, nhận hối lộ, bóc lột của cải người dân. Triều đình cho kiểm tra, cáo trạng đưa đến nha môn kiện thuộc hạ của Vương, Vương đọc các tội danh ghi trên cáo trạng sợ hãi đến mức toàn thân run rẩy, toát mồ hôi lạnh. Hóa ra những tình tiết tội phạm khác nhau được những người trong đơn tố cáo liệt kê đều giống với những điều xấu mà chính Vương đã làm, và nhiều điều xấu đều liên quan đến anh ta và cảm thấy như đang kiện chính anh ta. Vương không khỏi dùng bút run rẩy viết lên hồ sơ vụ án cảm xúc thực sự của mình: “Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ xà kinh" - người tuy đánh cỏ, ta rắn cũng thấy kinh sợ.

Về sau, Đả thảo kinh xà được dùng như thành ngữ, ẩn dụ cho thấy người A bị trừng phạt, để người B, C, v.v. được cảnh báo hoặc việc cố ý hành động lộ liễu khi đối phó với kẻ địch, khiến đối phương phải cảnh giác và đề phòng, hoặc lo sợ mà sơ hở.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,656
Động cơ
293,561 Mã lực
Em thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
Bác cũng dịch sai. Phải là đánh cỏ rắn sợ như bác Mô kích 50 mới đúng .
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,852
Động cơ
352,462 Mã lực
Tiện thớt, cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc Đả thảo kinh xà - 打草驚蛇 bên Tàu.

Đả thảo kinh xà - kế thứ 13 trong Tam thập lục kế: 打草驚蛇:疑以叩實,察而後動。復者,陰之媒也 - Đả thảo kinh xà: Nghi dĩ khấu thực, sát nhi hậu động. Phục giả, âm chi môi dã.

Nghĩa là: Chỗ có hoài nghi thì phải dò xét xác thực, xét kỹ rồi sau đó mới hành động. Dò xét nhiều lần là thủ đoạn trọng yếu để phát hiện kẻ địch.


Trong sách "Nam Đường cận sự" của Trịnh Văn Bảo (953-1013) có câu chuyện: Thời Nam Đường, có Vương Lỗ, làm quan ở huyện Đăng Đồ, tham lam, vơ vét, phạm nhiều hành vi tham nhũng, trái pháp luật. Xà trên ko thẳng, xà dưới tất cong, thuộc hạ của Vương cũng trắng trợn làm việc xấu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để tống tiền, nhận hối lộ, bóc lột của cải người dân. Triều đình cho kiểm tra, cáo trạng đưa đến nha môn kiện thuộc hạ của Vương, Vương đọc các tội danh ghi trên cáo trạng sợ hãi đến mức toàn thân run rẩy, toát mồ hôi lạnh. Hóa ra những tình tiết tội phạm khác nhau được những người trong đơn tố cáo liệt kê đều giống với những điều xấu mà chính Vương đã làm, và nhiều điều xấu đều liên quan đến anh ta và cảm thấy như đang kiện chính anh ta. Vương không khỏi dùng bút run rẩy viết lên hồ sơ vụ án cảm xúc thực sự của mình: “Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ xà kinh" - người tuy đánh cỏ, ta rắn cũng thấy kinh sợ.

Về sau, Đả thảo kinh xà được dùng như thành ngữ, ẩn dụ cho thấy người A bị trừng phạt, để người B, C, v.v. được cảnh báo hoặc việc cố ý hành động lộ liễu khi đối phó với kẻ địch, khiến đối phương phải cảnh giác và đề phòng, hoặc lo sợ mà sơ hở.
Gặp được cao nhân tiếng Trung đây rồi. Nhân đây mợ cho em hỏi thêm chút. Tại sao từ "tôi", đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất lúc là Ngộ, lúc là Ngã, lúc lại là Ngô vậy? Hay nó là các từ khác nhau trong tiếng Hán mà em không biết? Em đang tự học tiếng Hán qua app thì chỉ mới biết có mỗi chữ "gủa" thôi :((
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,897
Động cơ
204,003 Mã lực
Thành ngữ của mình nhiều khi thay đổi so với thành ngữ tương đương tiếng Trung để thoát Trung. Cũng là cái hay cụ ạ. Em nghĩ không nên cứng nhắc bắt buộc phải dùng nguyên mẫu, thay đổi cũng hay mà. Chúng ta hay nói: thập tử nhất sinh chứ không nói cửu tử nhất sinh. Em thấy câu tiếng Việt nó hay hơn :))
Thoát trung nhưng câu này nói thật là ta bản dịch kém hơn nguyên tác nhiều quá. Đánh rắn là đã xong rồi, động cỏ không có ý nghĩa gì nữa. Có cụ gì ở trên dịch thành đánh cỏ dọa rắn cũng là cách thức tốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top