- Biển số
- OF-737959
- Ngày cấp bằng
- 2/8/20
- Số km
- 500
- Động cơ
- 117,626 Mã lực
em tìm mà nó chỉ ra "Xuy mao cầu tỳ" chứ không thấy câu "Xuy mao cầu khổng" của cụ.Xuy mao cầu khổng mà toàn dịch là bới lông tìm vết
em tìm mà nó chỉ ra "Xuy mao cầu tỳ" chứ không thấy câu "Xuy mao cầu khổng" của cụ.Xuy mao cầu khổng mà toàn dịch là bới lông tìm vết
Câu này trong ngữ cảnh nào cụ nhỉ? Lần đầu em đọc, trước nay chỉ thấy "Xuy mao cầu tỳ" thù đúng là: Bới lông, tìm vếtXuy mao cầu khổng mà toàn dịch là bới lông tìm vết
Câu này có nghĩa như bứt dây động rừng, có ý khuyên nếu muốn (bắt, tiêu diệt v.v.) con rắn thì đừng có làm lay động đến cỏ. Ví dụ công an bắt gián điệp thì tem tém, im lặng mà triển khai các biện pháp nghiệp vụ chứ đừng có làm ầm lên.Xin lỗi cụ nhưng em thấy giải thích của cụ không thích hợp, bản chất của câu này là đả thảo kinh xà - đánh cỏ dọa rắn ( chứ ko phải có ý bắt rắn như cụ nói)
Bác hiểu nhầm chữ "kinh" ở đây nên mới gây rắc rối ạ. Kinh trong văn cảnh này là kinh hãi, kinh sợ đấy ạ. Tức là đánh động cây cỏ làm rắn hoảng sợ chứ không phải đánh động cây cỏ để doạ rắn đâu ạ.Xin lỗi cụ nhưng em thấy giải thích của cụ không thích hợp, bản chất của câu này là đả thảo kinh xà - đánh cỏ dọa rắn ( chứ ko phải có ý bắt rắn như cụ nói)
Thứ 6 phải hóng bà hàng nước. Keke.Đả thảo kinh xà thì dịch lại thành "Nhổ cỏ sợ rắn", ý nói là đi nhổ cỏ phải biết sợ bị rắn cắn. Hô hô. Nay thứ 6, con rắn chạy trốn người cắt cỏ, hay người cắt cỏ bị rắn cắn đây?
Đấy là người mình dùng, còn như em nghĩ bản chất đầu tiên của nó là "đánh động để xua đuổi". Còn về mình thì thiên biến vạn hóa, còn như em nghĩ đánh rắn động cỏ thì nó là việc đương nhiên rồi, sao mà gọi là 36 kế đượcCâu này có nghĩa như bứt dây động rừng, có ý khuyên nếu muốn (bắt, tiêu diệt v.v.) con rắn thì đừng có làm lay động đến cỏ. Ví dụ công an bắt gián điệp thì tem tém, im lặng mà triển khai các biện pháp nghiệp vụ chứ đừng có làm ầm lên.
em hiểu theo đúng ý đó mà, làm rắn hoảng sợ và dọa rắn thì có gì khác nhau đâu?Bác hiểu nhầm chữ "kinh" ở đây nên mới gây rắc rối ạ. Kinh trong văn cảnh này là kinh hãi, kinh sợ đấy ạ. Tức là đánh động cây cỏ làm rắn hoảng sợ chứ không phải đánh động cây cỏ để doạ rắn đâu ạ.
đây là 1 trong các lộ võ công của đả cẩu bổng của Cái bang, lộ chiêu pháp này ghi rõ là cẩu nên các chiêu của nó toàn giành những từ ngữ thấp hèn như cẩu, xà. trong khi đó hàng long thập bát chưởng đc đề cao với các chiêu thức kháng long hữu hối, kiến long tại điền, thần long bái vĩ. Những ng đối địch với cái bang thương hạ thấp lộ chưởng này bằng câu hàng xà thập bát chưởng là vậyEm thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
Các cụ VN xưa tư duy chuyển đổi Đánh vào cỏ thay = động vào cỏ, làm cho rắn sợ thay = đánh con rắn. Đây là những phép ví von trong lối tư duy hình thành thành ngữ... Sau sẽ cần học thêm các ý nghĩa của 1 thành ngữ dựa theo lối ví von này (vd như câu đánh rắn động có có vài nghĩa khác nhau, tùy theo văn cảnh).Em thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
Đúng vậy, cái này là động cỏ rắn chạy !36 kế thì nhiều kế nghe qua có vẻ giống nhau, nhưng lại khác nhau về bản chất nhiều. Giết gà dọa khỉ thì 2 đối trọng là tương đương nhau, còn đả thảo kinh xà thì không, theo em hiểu là vậy
Bác cũng dịch sai. Phải là đánh cỏ rắn sợ như bác Mô kích 50 mới đúng .Em thắc mắc ngu 1 tý, bản dịch của câu "đả thảo kinh xà" rõ ràng là đánh cỏ động rắn, thế nào mà dân mình toàn dùng đánh rắn động cỏ nhỉ, từ báo chí đến phim ảnh, thậm chi dịch giải nghĩa trên google luôn
Gặp được cao nhân tiếng Trung đây rồi. Nhân đây mợ cho em hỏi thêm chút. Tại sao từ "tôi", đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất lúc là Ngộ, lúc là Ngã, lúc lại là Ngô vậy? Hay nó là các từ khác nhau trong tiếng Hán mà em không biết? Em đang tự học tiếng Hán qua app thì chỉ mới biết có mỗi chữ "gủa" thôiTiện thớt, cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc Đả thảo kinh xà - 打草驚蛇 bên Tàu.
Đả thảo kinh xà - kế thứ 13 trong Tam thập lục kế: 打草驚蛇:疑以叩實,察而後動。復者,陰之媒也 - Đả thảo kinh xà: Nghi dĩ khấu thực, sát nhi hậu động. Phục giả, âm chi môi dã.
Nghĩa là: Chỗ có hoài nghi thì phải dò xét xác thực, xét kỹ rồi sau đó mới hành động. Dò xét nhiều lần là thủ đoạn trọng yếu để phát hiện kẻ địch.
Trong sách "Nam Đường cận sự" của Trịnh Văn Bảo (953-1013) có câu chuyện: Thời Nam Đường, có Vương Lỗ, làm quan ở huyện Đăng Đồ, tham lam, vơ vét, phạm nhiều hành vi tham nhũng, trái pháp luật. Xà trên ko thẳng, xà dưới tất cong, thuộc hạ của Vương cũng trắng trợn làm việc xấu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để tống tiền, nhận hối lộ, bóc lột của cải người dân. Triều đình cho kiểm tra, cáo trạng đưa đến nha môn kiện thuộc hạ của Vương, Vương đọc các tội danh ghi trên cáo trạng sợ hãi đến mức toàn thân run rẩy, toát mồ hôi lạnh. Hóa ra những tình tiết tội phạm khác nhau được những người trong đơn tố cáo liệt kê đều giống với những điều xấu mà chính Vương đã làm, và nhiều điều xấu đều liên quan đến anh ta và cảm thấy như đang kiện chính anh ta. Vương không khỏi dùng bút run rẩy viết lên hồ sơ vụ án cảm xúc thực sự của mình: “Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ xà kinh" - người tuy đánh cỏ, ta rắn cũng thấy kinh sợ.
Về sau, Đả thảo kinh xà được dùng như thành ngữ, ẩn dụ cho thấy người A bị trừng phạt, để người B, C, v.v. được cảnh báo hoặc việc cố ý hành động lộ liễu khi đối phó với kẻ địch, khiến đối phương phải cảnh giác và đề phòng, hoặc lo sợ mà sơ hở.
Thoát trung nhưng câu này nói thật là ta bản dịch kém hơn nguyên tác nhiều quá. Đánh rắn là đã xong rồi, động cỏ không có ý nghĩa gì nữa. Có cụ gì ở trên dịch thành đánh cỏ dọa rắn cũng là cách thức tốt.Thành ngữ của mình nhiều khi thay đổi so với thành ngữ tương đương tiếng Trung để thoát Trung. Cũng là cái hay cụ ạ. Em nghĩ không nên cứng nhắc bắt buộc phải dùng nguyên mẫu, thay đổi cũng hay mà. Chúng ta hay nói: thập tử nhất sinh chứ không nói cửu tử nhất sinh. Em thấy câu tiếng Việt nó hay hơn