[Funland] Đã khởi động dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản

Linhmkt

Xe tăng
Biển số
OF-535011
Ngày cấp bằng
1/10/17
Số km
1,078
Động cơ
171,813 Mã lực
Tuổi
38
Thì cứ nghe chuyên gia Nhật trả lời rồi kiểm định sau , được thì tốt mà kg được thì coi như thủ nghiệm .
"......Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản.


Tiến sĩ Tadashi Yamamura trao đổi với phóng viên Dân trí.

- Hà Nội đã khởi động Dự án tài trợ thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản. Ông có thể giới thiệu về công nghệ này?

- Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản).

Các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor sau khi được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme làm phân cắt phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ trong phân tử nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh, là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt.



Vận chuyển các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor để lắp đặt xuống sông Tô Lịch.

Việc đặt các máy sục khí công nghệ nano để tăng hiệu quả, tốc độ xử lý và giảm lượng bùn ở dưới đáy. Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50µm) và nano (đường kính nhỏ hơn 0,05µm) rất nhỏ nên nó chìm xuống phần tầng giữa và tầng đáy của hồ có tác dụng phân giải các chất bẩn, bùn ở tầng giữa và tầng đáy.


Lắp đặt máy sục khí Nano xuống sông Tô Lịch.

- Nhiều ý kiến cho rằng, nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch vẫn là việc nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông, do đó giải pháp làm sạch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản vẫn mới chỉ là tạm thời. Giải pháp căn cơ là phải tách nguồn nước thải sinh hoạt khỏi sông Tô Lịch, đưa về nhà máy xử nước thải tập trung. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tôi cho rằng nhiều người đang hiểu sai hoặc hiểu chưa đầy đủ về công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Bằng công nghệ này, chúng tôi đã thực hiện thành công ở một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonesia…

Theo số liệu chúng tôi có được, dọc sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, hàng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt qua các cống này đổ trực tiếp xuống dòng sông. Nhưng với công nghệ này chúng tôi đặt dưới lòng sông Tô Lịch thì vẫn làm sạch được.

Công nghệ của chúng tôi có thể xử lý được hơn 1,3 triệu m3/ngày đêm, tức là gấp 9 lần lượng nước chảy vào, tốc độ xử lý là nhanh bằng 6 lần tốc độ âm thanh, nên lượng nước chảy vào sẽ được xử lý ngay trong ngày và sẽ không còn ô nhiễm. Công nghệ này được ví như "nhà máy xử nước thải" ngay dưới lòng sông.

Nước sẽ được “tự làm sạch” hết mùi hôi thối mặc dù nước thải hàng ngày vẫn chảy xả vào sông Tô Lịch: Do lắp đặt các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor, các máy sục khí công nghệ nano ở dưới lòng sông, nên dù vẫn có nước thải chảy xả vào sông hồ hàng ngày, nhưng do lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối đã bị phân hủy nên dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và chất xúc tác Nano Bioreactor sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải tức thì các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O. Do vậy không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

- Như ông nói ở trên thì việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản giống như "nhà máy xử nước thải" ngay dưới lòng sông, vậy nó có khác gì so với nhà máy xử lý nước thải tập trung thông thường?

- Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ tiết kiệm ngân sách, hiệu quả xử lý bền vững và không bị tái ô nhiễm: Các tấm Nano Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Kết hợp với máy sục khí công nghệ nano với thời gian sử dụng chu kỳ lên đến trên 25 năm không phải mất thêm chi phí định kỳ để xử lý như 1 năm, 2 năm lại phải nạo vét bùn đáy hay hàng tháng, phải bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học như công nghệ khác nên rất tiết kiệm cho ngân sách.



Người dân Thủ đô hi vọng Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ làm sạch được sông Tô Lịch.

Còn như suy nghĩ của nhiều người là phải tách nguồn nước thải sinh hoạt rồi thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung, việc này rất tốn kém: Sông Tô Lịch dài hơn 14km, chúng ta sẽ phải đầu tư đường ống dài như vậy để gom nước thải. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải cũng tốn kém kinh phí và mất một diện tích đất lớn. Khi xây xong, nhà máy sẽ phải dùng điện 24/24h để hoạt động, trong khi thiết bị của Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản chỉ chạy 6 tiếng/ngày.

Kể cả chúng ta tách được nguồn nước thải sinh hoạt như vậy thì dòng sông vẫn tồn tại 3 vấn đề đó là: mùi hôi, chất lượng nước không thay đổi và lượng bùn vẫn còn.

Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ xử lý ở đầu nguồn các dòng sông, do đó, hạ lưu các con sông sẽ dần được cải thiện và sinh vật sẽ phát triển được.

- Xin cảm ơn ông!
Đứng giữa rất nhiều luồng dư luận, các góc nhìn, cũng như ý kiến của cccm of nhà mình trong vấn đề này, của chú phỉnh, của các chiên za việt nam... e chọn tin một ông tiến sĩ người nhật mà em chưa từng biết :D
Nó cg là cái em đang hi vọng, hi vọng sau 1 tuần nữa cụ Tô Lịch sẽ trả lời tất cả :x

Câu chuyện ngắn về sông Tô Lịch của cụ GS Nguyễn Lân Dũng, một trong các gs e biết và tôn trọng.
https://m.nongnghiep.vn/ten-song-to-lich-do-dau-ma-co-post123297.html
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Em hóng quá vừa chạy qua xem thực hư thế nào. Đây là khu vực sục khí, đầu Hoàng Quốc Việt:




Vẫn còn mùi khá nồng.

Chạy xuống đoạn dưới gần Nguyễn Khánh Toàn, nước lặng nên ko ngửi thấy mùi hôi;





Thế đành chờ kết quả tiếp theo vậy,


Vâng
Phải “điều trị” đủ ngày đã nói nhé
Chứ không được “bỏ thuốc” với bất kỳ lý do gì!
 

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,738
Động cơ
-47,286 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Bản chất của các khối dân cư ven bờ sông Tô Lịch, đang hàng ngày xả thải sinh hoạt ra sông, họp chợ và vứt mẹ nó rác, cứt đái thẳng xuống sông là... ý thức môi trường quá kém. Sông Tô Lịch hầu như ko chịu ảnh hưởng ô nhiễm gì của các khu công nghiệp, các nhà máy. Chỉ là của người dân sinh hoạt hàng ngày.

Ý thức dân như vậy, nó phản ánh bằng môi trường xung quanh như vậy. Nó giống như dân cặn bã thì sẽ hình thành lên những khu ổ chuột nhếch nhác vậy. Người ta xử lý các khu ổ chuột thế nào? San phẳng, di dân đi nơi khác, tái định cư vào một khu có quy hoạch hoàn toàn khác. Nên chả có phương pháp lọc, xử lý bằng xử lý ý thức. Giờ, nếu có tiền, di toàn bộ dân 2 bên bờ sông, giải phóng mặt bằng rồi cho đấu giá lại thành các shop house 50 năm. Rồi mới xử lý lòng sông sau.
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
931
Động cơ
1,061,094 Mã lực
Bản chất của các khối dân cư ven bờ sông Tô Lịch, đang hàng ngày xả thải sinh hoạt ra sông, họp chợ và vứt mẹ nó rác, cứt đái thẳng xuống sông là... ý thức môi trường quá kém. Sông Tô Lịch hầu như ko chịu ảnh hưởng ô nhiễm gì của các khu công nghiệp, các nhà máy. Chỉ là của người dân sinh hoạt hàng ngày.

Ý thức dân như vậy, nó phản ánh bằng môi trường xung quanh như vậy. Nó giống như dân cặn bã thì sẽ hình thành lên những khu ổ chuột nhếch nhác vậy. Người ta xử lý các khu ổ chuột thế nào? San phẳng, di dân đi nơi khác, tái định cư vào một khu có quy hoạch hoàn toàn khác. Nên chả có phương pháp lọc, xử lý bằng xử lý ý thức. Giờ, nếu có tiền, di toàn bộ dân 2 bên bờ sông, giải phóng mặt bằng rồi cho đấu giá lại thành các shop house 50 năm. Rồi mới xử lý lòng sông sau.
Đâu phải chỉ dân cư đôi bờ đâu cụ.
Nước thải sinh hoạt của người dân, nhà hàng, khách sạn...cả vùng rộng lớn gồm Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy chưa được thu gom, hiện vẫn theo cống thoát nước mưa chảy về nguồn cuối cùng là sông Tô Lịch.
Nên căn cơ vẫn là thu gom nước thải của cả vùng, ko cho chảy ra sông nữa là cắt nguồn gây ô nhiễm.
Còn bổ cập nước và khơi thông dòng chảy bằng nước sông Hồng, nước sau xử lý đều OK cả
 

Anhnguyen29

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-649950
Ngày cấp bằng
11/5/19
Số km
118
Động cơ
110,160 Mã lực
Tuổi
29
Công nghệ này có vẻ giống lọc nước bằng vật liệu cho vi sinh sống trong lọc nước bể cá cảnh
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Đâu phải chỉ dân cư đôi bờ đâu cụ.
Nước thải sinh hoạt của người dân, nhà hàng, khách sạn...cả vùng rộng lớn gồm Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy chưa được thu gom, hiện vẫn theo cống thoát nước mưa chảy về nguồn cuối cùng là sông Tô Lịch.
Nên căn cơ vẫn là thu gom nước thải của cả vùng, ko cho chảy ra sông nữa là cắt nguồn gây ô nhiễm.
Còn bổ cập nước và khơi thông dòng chảy bằng nước sông Hồng, nước sau xử lý đều OK cả
Cái khơi thông dòng chảy bằng nước sông Hồng bản chất là pha loãng ô nhiễm
Giải pháp căn cơ là gom nước thải sinh hoạt về 1 nguồn xử lý trước khi hoà vào tô lịch
Nhưng biết đâu anh bạn Nhật lại thành công
 

tieulyphidao

Xe điện
Biển số
OF-326634
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
2,340
Động cơ
331,835 Mã lực
Theo em thì nên dùng cả 2 phương án.
1. thu gom nuóc xả thải
2. Áp dụng công nghệ Nhật để lọc và phân huỷ hữu cơ.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,961
Động cơ
303,880 Mã lực
E ở trong Nam mà nghe tiếng sông Tô Lịch rùi, hy vọng thôi các bác :P
 

khongankem

Xe đạp
Biển số
OF-655146
Ngày cấp bằng
18/5/19
Số km
13
Động cơ
108,420 Mã lực
Tuổi
25
Làm sạch thì tốt quá, mùa hè này mùi kinh khủng
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
931
Động cơ
1,061,094 Mã lực
Cái khơi thông dòng chảy bằng nước sông Hồng bản chất là pha loãng ô nhiễm
Giải pháp căn cơ là gom nước thải sinh hoạt về 1 nguồn xử lý trước khi hoà vào tô lịch
Nhưng biết đâu anh bạn Nhật lại thành công
Đồng ý với cụ. Như em trao đổi thì nên phải làm đồng bộ mấy điểm:
1- Thu gom nước thải và xử lý, ko cho vào sông Tô Lịch
2- Khai thông dòng chảy, bổ cập nước đầu nguồn (2 PA: PA1bơm nước sông Hông, PA2: xả nước sau xử lý đạt cột A-QCVN14/2008&40/2011&TCVN7222:2002; Pa2 nên chọn vì chi phí rẻ hơn, có ý nghĩa về môi trường hơn vì tận dụng nước sau xử lý)
3- Làm đập tràn (cơ khí) giữ mức nước >1,5m trên sông, khi mưa lũ mở đập, khi ko mưa đóng đập. Kết hợp với cải tạo cảnh quan bên sông Tô Lịch

Nếu làm đc, mà em cho là dư sức làm đc thì sẽ có dòng sông như mong mỏi
 

Pilota

Xe điện
Biển số
OF-308865
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
4,678
Động cơ
346,638 Mã lực
Bản chất của các khối dân cư ven bờ sông Tô Lịch, đang hàng ngày xả thải sinh hoạt ra sông, họp chợ và vứt mẹ nó rác, cứt đái thẳng xuống sông là... ý thức môi trường quá kém. Sông Tô Lịch hầu như ko chịu ảnh hưởng ô nhiễm gì của các khu công nghiệp, các nhà máy. Chỉ là của người dân sinh hoạt hàng ngày.

Ý thức dân như vậy, nó phản ánh bằng môi trường xung quanh như vậy. Nó giống như dân cặn bã thì sẽ hình thành lên những khu ổ chuột nhếch nhác vậy. Người ta xử lý các khu ổ chuột thế nào? San phẳng, di dân đi nơi khác, tái định cư vào một khu có quy hoạch hoàn toàn khác. Nên chả có phương pháp lọc, xử lý bằng xử lý ý thức. Giờ, nếu có tiền, di toàn bộ dân 2 bên bờ sông, giải phóng mặt bằng rồi cho đấu giá lại thành các shop house 50 năm. Rồi mới xử lý lòng sông sau.

Ông chửi người dân 2 ven bờ sông là sao??? Ông có biết những người rất cần môi trường sạch cho sông Tô là ai không? Sông bẩn là chỉ do người dân hai ven bờ ị đ.ái ra mà nó bẩn à? Nói ng.u cũng phải có căn cứ đấy!
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,492
Động cơ
231,811 Mã lực
Tuổi
49
Một ngày mà đã có kết quả khả quan

 

tieulyphidao

Xe điện
Biển số
OF-326634
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
2,340
Động cơ
331,835 Mã lực
hết đơt nóng này là có kqua chắc chắn thôi.
 

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,738
Động cơ
-47,286 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Ông chửi người dân 2 ven bờ sông là sao??? Ông có biết những người rất cần môi trường sạch cho sông Tô là ai không? Sông bẩn là chỉ do người dân hai ven bờ ị đ.ái ra mà nó bẩn à? Nói ng.u cũng phải có căn cứ đấy!
Tôi nói là có căn cứ. Tôi nói những khối dân cư 2 bên bờ sông, tức là ko chỉ có mấy nhà gần sông, bao gồm tất cả các khối dân cư xả thải rồi đổ ra sông. Họ có khó chịu ko? Dĩ nhiên là họ là những người muốn cải tạo sông nhất, nhất là những người gần sông.

Vậy họ đang làm cái gì để thay đổi tình trạng này? Mấy chục năm rồi? Họ có gây sức ép gì lên chính quyền để tìm giải pháp ko? Hay là thôi kệ nó, nó thối thì cũng hàng chục năm thối rồi.

Sông Tô Lịch như vậy, thì là do những người dân xả thải chứ còn do ai? Hay là lại đổ cho những người ở đâu đâu, ở quận xa khác, ở tỉnh khác? Nếu nhà máy nào đó gây ô nhiễm xem họ có làm ầm lên ko?

Nhiều người ở đây, thi thoảng mới đi qua sông Tô Lịch còn thấy bức xúc. Những người dân khu vực đó thử hỏi: hội thanh niên đâu, hội phụ nữ đâu, hội người cao tuổi đâu, mặt trận tổ quốc đâu, cử tri đâu, đại biểu đâu, hội đồng nhân dân... hay là vấn đề này các tổ chức đó kệ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,738
Động cơ
-47,286 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Đâu phải chỉ dân cư đôi bờ đâu cụ.
Nước thải sinh hoạt của người dân, nhà hàng, khách sạn...cả vùng rộng lớn gồm Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy chưa được thu gom, hiện vẫn theo cống thoát nước mưa chảy về nguồn cuối cùng là sông Tô Lịch.
Nên căn cơ vẫn là thu gom nước thải của cả vùng, ko cho chảy ra sông nữa là cắt nguồn gây ô nhiễm.
Còn bổ cập nước và khơi thông dòng chảy bằng nước sông Hồng, nước sau xử lý đều OK cả
Vâng, về khu vực địa lý em ko thạo, nói chung chung là các “khối dân cư”.
Có thể chính khu dân em cũng góp phần xả thải (em cách bờ sông Tô Lịch khoảng 3km). Nhưng những người đáng phải bức xúc nhất là những người sát 2 bên bờ sông, mà chịu ảnh hưởng mỗi khi trái gió trở trời. Mà mỗi lần cải tạo sông Tô Lịch là giá đất chỗ họ lên giá cơ mà. Nên họ phải quyế liệt hơn nữa, triệt để hơn nữa việc gây ô nhiễm.

Ví dụ có 2 cái chợ, 1 cái ở Ngã Tư Sở, một cái ở Hạ Đình. Họp chợ xong bẩn thỉu vô cùng. Chính mắt em thấy mổ gà mổ cá xong cũng hất cả nước bẩn xuống sông. Tiện tay là vứt xuống sông.
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,343
Động cơ
131,562 Mã lực
Vâng, về khu vực địa lý em ko thạo, nói chung chung là các “khối dân cư”.
Có thể chính khu dân em cũng góp phần xả thải (em cách bờ sông Tô Lịch khoảng 3km). Nhưng những người đáng phải bức xúc nhất là những người sát 2 bên bờ sông, mà chịu ảnh hưởng mỗi khi trái gió trở trời. Mà mỗi lần cải tạo sông Tô Lịch là giá đất chỗ họ lên giá cơ mà. Nên họ phải quyế liệt hơn nữa, triệt để hơn nữa việc gây ô nhiễm.
Ví dụ có 2 cái chợ, 1 cái ở Ngã Tư Sở, một cái ở Hạ Đình. Họp chợ xong bẩn thỉu vô cùng. Chính mắt em thấy mổ gà mổ cá xong cũng hất cả nước bẩn xuống sông. Tiện tay là vứt xuống sông.
Sông Tô bị ô nhiễm mà đổ cho người dân e rằng không chính xác hoàn toàn :D, sông Tô không có nước nguồn như các dòng sông khác , nước của nó có được chính là nước thải sinh hoạt
Chúng ta hình dung nước thải sinh hoạt hộ gia đình , khu dân cư , nhà hàng , khách sạn trong thành phố đều đổ ra cống chung , cống chung đó gom lại rồi đổ ra sông , ra hồ xung quanh
Trong tự nhiên có các loại vi sinh vật , chúng âm thầm phân huỷ nước thải này , tuy nhiên tốc độ rất chậm . Nếu mật độ dân cư ít , nước thải ít hơn tốc tộ tự phân huỷ ,nó sẽ sạch
Hiện nay mật độ dân cư tăng ,cộng thêm xài nhiều hoá chất tẩy rửa như xà phòng , nước rửa chén , nước tẩy bồn cầu ,dầu mỡ ...vv đã tiêu diệt vi sinh rất mạnh ,khả năng phân huỷ tự nhiên không còn nữa , sông bẩn và có mùi . QCVN14:2008 BTNMT không áp dụng cho hộ gia đình , ở nhà chúng ta có mổ gà , chặt cá thì cũng đổ ra cống rồi rút cục cũng xuống sông thôi , không có ai kiểm soát cả
Dự án của Nhật đã coi sông Tô như 1 bể phản ứng khổng lồ để họ đưa thiết bị vào , công nghệ theo như báo chí nói thì em thấy vẫn là công nghệ truyền thống , chỉ có máy móc hiện đại hơn . Vì sông Tô dòng chảy rất ít nên có thể có kết quả cục bộ ở nơi đặt máy chứ không thể hy vọng thay đổi cả 1 dòng sông
Tuy nhiên , vẫn kỳ vọng một phép màu nào đó =D>
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,492
Động cơ
231,811 Mã lực
Tuổi
49
Sông Tô bị ô nhiễm mà đổ cho người dân e rằng không chính xác hoàn toàn :D, sông Tô không có nước nguồn như các dòng sông khác , nước của nó có được chính là nước thải sinh hoạt
Chúng ta hình dung nước thải sinh hoạt hộ gia đình , khu dân cư , nhà hàng , khách sạn trong thành phố đều đổ ra cống chung , cống chung đó gom lại rồi đổ ra sông , ra hồ xung quanh
Trong tự nhiên có các loại vi sinh vật , chúng âm thầm phân huỷ nước thải này , tuy nhiên tốc độ rất chậm . Nếu mật độ dân cư ít , nước thải ít hơn tốc tộ tự phân huỷ ,nó sẽ sạch
Hiện nay mật độ dân cư tăng ,cộng thêm xài nhiều hoá chất tẩy rửa như xà phòng , nước rửa chén , nước tẩy bồn cầu ,dầu mỡ ...vv đã tiêu diệt vi sinh rất mạnh ,khả năng phân huỷ tự nhiên không còn nữa , sông bẩn và có mùi . QCVN14:2008 BTNMT không áp dụng cho hộ gia đình , ở nhà chúng ta có mổ gà , chặt cá thì cũng đổ ra cống rồi rút cục cũng xuống sông thôi , không có ai kiểm soát cả
Dự án của Nhật đã coi sông Tô như 1 bể phản ứng khổng lồ để họ đưa thiết bị vào , công nghệ theo như báo chí nói thì em thấy vẫn là công nghệ truyền thống , chỉ có máy móc hiện đại hơn . Vì sông Tô dòng chảy rất ít nên có thể có kết quả cục bộ ở nơi đặt máy chứ không thể hy vọng thay đổi cả 1 dòng sông
Tuy nhiên , vẫn kỳ vọng một phép màu nào đó =D>
Chính vì ko có nhà máy xử lý nước thải ở đầu nguồn nên ngta đã chặn dòng ở cầu Tó đó cụ. Ko có dòng chảy vì ko dám để nước thải xả ra thẳng ra sông Hồng sẽ gây thảm hoạ về môi trường
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top