Dạ, chính xác. Em đi khám, clean răng định kỳ 6 tháng một lần mà có trả đồng nào đâu. Còn nhổ răng thì em không biết vì chưa bao giờ phải nhổ.Tại vì đội Việt kiều cụ quen không có bảo hiểm răng, còn nếu có thì sẽ rẻ thôi. Ở Mỹ mà không chịu mua bảo hiểm sức khoẻ thì đừng kêu đắt
Mấy người bác sĩ răng bên này (nếu gọi đúng thì phải là tiến sĩ nha khoa), người ta học hơn 10 năm, lương vài trăm nghìn đô một năm nhổ răng cho mình, nếu như lấy giá $200 như ở Việt Nam thì không đúng.
Giống như em ăn tô phở ở Cali giá $13 đồng, em cũng thấy rất phải chăng, vì lương của người bưng phở là trên $16 một giờ, tiền thuê mặt bằng dăm nghìn đô một tháng.....
Nói chung là những người Việt Kiều nào còn so sánh giá cả giữa Mỹ và Việt Nam thì vẫn chưa hội nhập hoàn toàn vào cuộc sống Mỹ, và như vậy sẽ rất dễ trở thành người đứng giữa 2 dòng nước. Đi cũng dở, ở cũng không vui.
Cá nhân em ở Mỹ bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ phải bận tâm về tiền khi đi bác sĩ, nha sĩ... vì đã có bảo hiểm chi trả, nếu như phải co-pay thì mình chỉ đóng vài chục đồng. Thành ra khi em nghe ai nói chi phí y tế ở Mỹ đắt đỏ lắm, em chỉ cười. Một là họ nghe người khác kễ lại, hai là họ không có mua bảo hiểm, ba là họ là Việt Kiều dzõm, ở lậu không có giấy tờ nên không có được Obama Care dành cho người thu nhập thấp. Ở Mỹ người nghèo cũng được chính phủ cho bảo hiểm y tế free.
Thậm chí năm nay, 2024, bang California còn cho 700 nghìn dân vượt biên không giấy tờ được hưởng bảo hiểm y tế free ( không tốn tiền). Em nghĩ điều này cũng hợp lý vì đằng nào họ cũng đã ở trên đất Cali, nếu như họ bệnh nhẹ, họ không đi bác sĩ được thì sẽ dẫn tới bệnh nặng cấp cứu phải đưa vào bệnh viện, bệnh viện phải chữa dù họ không có tiền, không có bảo hiểm. Khi ấy chi phí y tế của xã hội sẽ nặng nề hơn. Dù em đóng thuế để chính phủ trả tiền bảo hiểm y tế cho mấy người từ Nam Mỹ, thậm trí từ Châu Á như Trung Quốc vượt biên vào Mỹ em thấy cũng hợp lý. Người bệnh cần được chữa trị dù họ không có tiền, không có giấy tờ cư trú hợp pháp.
Chỉnh sửa cuối: