[Funland] Cuộc sống chân thực ở Pakistan

vumanhduy

Xe tăng
Biển số
OF-92470
Ngày cấp bằng
21/4/11
Số km
1,696
Động cơ
420,114 Mã lực
Em cũng theo dõi kênh mợ này, thấy rõ sự phân biệt giàu nghèo. Người thuê và người làm đúng kiểu ông bà chủ và đầy tớ. Kể cả gia đình chồng mợ ấy dù là nhà giàu/ đại gia thì chỉ thể hiện được kiểu tự chủ cuộc sống, tự cung tụ cấp thôi, chứ tiẹn nghi trong nhà vẫn kiểu cũ. Thế mới thấy rõ VN phát triển thế nào, giờ về nông thôn chất lượng cuộc sống thành phố theo dài. Bên đó phân biệt nam nữ cũng cách biệt nữa, dù nữ giới Pakistan ko bị luật lệ hà khắc như ở nước Hồi giáo khác. Buồn cừoi là theo dõi kênh mợ ý, thấy đường xá một số nơi có hơi hướng VN.
Gia đình chông bạn này thuộc giai tầng trên đấy, nhà chồng bạn đấy còn một căn biệt phủ nhìn rất hiện đại xịn xò ở thành phố gần đó kiểu khu nhà giàu đấy như họ lại không ở mà cứ thích ở tp quê nhà cơ thế mới hay
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,622
Động cơ
377,417 Mã lực
Ở đâu cũng có người giàu kẻ nghèo, kẻ ngu dốt người tài ba...Em thích sống ở Vn dù chưa phải top hạnh phúc nhưng vì cá nhân em rất sợ sống ở những xh có phân biệt chủng tộc hoạc phân tầng giai cấp. Ví dụ
- Các nước phương tây thì mình có hay tài giỏi giàu có bằng giời thì cũng không bao giờ hòa nhập vào đời sống văn hóa của họ.
- Ở các nước như ấn độ, pakistand....thì lỡ mình sinh ra trong tầng lớp nào thì có phấn đấu ngàn đời cũng không thay đổi được tầng lớp gốc của mình.

Ở VN em không bị áp lực về văn hóa, chủng tộc và tầng lớp. Thi thoảng vẫn có kỳ thị tí về vùng miền hay nguồn gốc...nhưng nếu có tài vẫn được tôn trọng ngang nhau.....ở chỗ kia....never
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,229
Động cơ
320,267 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Việt Nam ta có phát triển nhanh, đời sống dân mình cải thiện nhiều, so với Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi v.v... vì họ đứng yên, hoặc phát triển chậm, mình thì tiến nhanh hơn (cũng không phải nhanh thuộc hàng top) nên đời sống dân mình dần hơn họ.
Nhưng vui vừa thôi, tự hào vừa thôi chứ đừng vui quá. Xét cho cùng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người trên toàn thế giới thôi. Vì thế so với mức sống trung bình của thế giới ta còn xa lắm. Các cụ cứ hình dung mức sống của 1 ông công nhân lương 10 triệu với 1 ông lập trình viên lương 30 triệu sẽ thấy chênh lệch thế nào.
Mấy cụ nói đời sống ở quê đầy đủ nhà cửa, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện. Nhưng chỉ ở các vùng tuy nông thôn nhưng tiện đường giao thông hoặc có đông con cái đi làm xa gửi về thôi. Còn rất nhiều người không có đủ những tiện ích đó, cụ thể:
- Mấy vùng đường sá hơi khó khăn tí, cách Hà Nội cũng chỉ dưới 100 km (ví dụ Hòa Bình).
- Ngay trong Hà Nội ở các xóm trọ công nhân, người buôn bán tự do... Các cụ chỉ cần quá bộ đi cách nhà mình dưới 500m, tìm các dãy nhà trọ lợp tôn, fibroximang sẽ thấy.
Tóm lại vẫn còn phải cố gắng nhiều ạ. Em hi vọng đời con em sẽ có thu nhập bình quân bằng 2/3 mức trung bình, đời cháu em sẽ đạt mức trung bình thế giới. Chỉ là mức trung bình thôi các cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,916
Động cơ
175,342 Mã lực
Pakistan dân số gấp đôi VN mà số lượng ô tô bán mỗi năm đâu đó bằng nửa mình
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Ấn Độ, Pakistan, Banglades đều tách từ Ấn Độ ra nhưng cuộc sống của cả ba nước này còn khó khăn hơn mình nhiều các cụ ạ. Họ theo đạo và dở nhất là gia đình chỉ có 1 người đi làm là nam giới, còn nữ giới ở nhà. Nếu dân họ không vướng đạo và quá thuận lợi khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì họ lên nhanh đấy vì cũng độc lập từ năm 1947 rồi!
Trong 3 nước đó, Bangladesh giờ GDP đầu người cao nhất.
 

congngo

Xe điện
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
4,593
Động cơ
537,503 Mã lực
Các bạn Pakistan chống sặc nước cho xe ô tô ( chắc đường cũng hay bị ngập nước), em thấy phần nhiều xe đều chế ông xả thế này ( ở TP Karachi).
Xe này là hơi bị sang ở bên đó rồi.
z3367586512476_312086d581aac99d78c20e547a2848c1.jpg
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
E cho rằng muốn VN phát triển thực sự vươn tầm thì phải cải tổ mảng GIÁO DỤC đầu tiên. Có quá nhiều vần đề trong việc DẠY- HỌC, giáo trình, định hướng nghề nghiệp, tư duy của đội ngũ này quá cũ kỹ, lợi ích nhóm rất khó phát huy được tố chất của con người.
Giáo dục và phồn vinh thật ra nó quan hệ ngược lại với mọi người nghĩ, xã hội càng phồn vinh thì giáo dục càng phát triển, xã hội phồn vinh đều do những con người dám mạo hiểm dựng lên chứ không phải những người có giáo dục tiêu chuẩn. Giáo dục cốt yếu để duy trì một xã hội phồn vinh đã được gầy dừng.
 

chien.dq

Xe hơi
Biển số
OF-783678
Ngày cấp bằng
13/7/21
Số km
121
Động cơ
29,209 Mã lực
Như chuyện cổ tích ấy nhỉ
 
  • Vodka
Reactions: z0n

AHDA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788412
Ngày cấp bằng
25/8/21
Số km
935
Động cơ
68,473 Mã lực
Tuổi
49
Em cũng theo dõi kênh mợ này, thấy rõ sự phân biệt giàu nghèo. Người thuê và người làm đúng kiểu ông bà chủ và đầy tớ. Kể cả gia đình chồng mợ ấy dù là nhà giàu/ đại gia thì chỉ thể hiện được kiểu tự chủ cuộc sống, tự cung tụ cấp thôi, chứ tiẹn nghi trong nhà vẫn kiểu cũ. Thế mới thấy rõ VN phát triển thế nào, giờ về nông thôn chất lượng cuộc sống thành phố theo dài. Bên đó phân biệt nam nữ cũng cách biệt nữa, dù nữ giới Pakistan ko bị luật lệ hà khắc như ở nước Hồi giáo khác. Buồn cừoi là theo dõi kênh mợ ý, thấy đường xá một số nơi có hơi hướng VN.
Cụ chém cứ như chưa ai ở đây về nông thôn bao giờ ý, nông thôn VN chỉ vài khu vực đô thị như thị trấn thị xã thôi nhưng mức sống và dịch vụ còn xa mới theo các đô thị.
Còn các cụ muốn so sánh tương đương thì trong số năm tương đương cụ cứ tra Hàn Nhật với Đài xem GDP và thu nhập đầu người tăng bao nhiêu rồi so ngược lại VN ta nhé. Chứ so với vài nước kiểu Pakistan hay SiriLan ca thì e ko nói
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,346 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chém cứ như chưa ai ở đây về nông thôn bao giờ ý, nông thôn VN chỉ vài khu vực đô thị như thị trấn thị xã thôi nhưng mức sống và dịch vụ còn xa mới theo các đô thị.
Còn các cụ muốn so sánh tương đương thì trong số năm tương đương cụ cứ tra Hàn Nhật với Đài xem GDP và thu nhập đầu người tăng bao nhiêu rồi so ngược lại VN ta nhé. Chứ so với vài nước kiểu Pakistan hay SiriLan ca thì e ko nói
Thì vẫn câu chuyện gặp cảnh người thì nghĩ đến ta, mình hơn họ thì nói hơn họ. Đối với nước phát triển mình kém họ thì kém. Có gì mà bì vôi bì phấn ở đây đâu cụ.
còn cụ bảo nông thôn mức sống dịch kém xa thì em ko đồng ý...dich vụ ăn chơi nhảy múa ít chứ quán xá chợ nhỏ họ vẫn đầy đủ. Trừ khi vùng sâu vùng xa thôi, mà nhưng khu vực hẻo lánh thì ko nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,088
Động cơ
542,019 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Trong 3 nước đó, Bangladesh giờ GDP đầu người cao nhất.
Bên em làm vận tải biển, em sang Bangladesh mấy lần, cũng làm việc với nhiều tầng lớp từ công nhân đến ông chủ, luật sư, tòa án nhưng nói thật xã hội vẫn còn lạc hậu như mình từ những năm 1990 ấy, nhếch nhác, bẩn thỉu ngoài ra vẫn còn phân biệt đẳng cấp, ông chủ, người làm thuê, phụ nữ đàn ông... Đến gần đây những năm 2018-2019, công nhân làm việc trên tàu chỉ được trả công 1-3 usd/ngày bao ăn thì biết khổ thế nào. Mà đó là ở thủ đô Dhaka với Chittagong là những thành phố phát triển nhất của đất nước rồi đó. Đến Bangladesh mới cảm nhận được dân đông nhung nhúc từ sáng tới đêm thế nào.
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
441
Động cơ
434,419 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Mình đi rất nhiều vùng của VN từ năm 1994, nhất là vùng sâu vùng xa, cứ vài ba năm quay lại là thấy khác. Sự phát triển là rõ ràng về hạ tầng giao thông và nhất là về điện, phải nói rằng độ phủ lưới điện của VN ít có quốc gia nào có mức thu nhập tương đương sánh được. Điện đường và phổ cập phổ thông đã khiến cho sự phát triển của các vùng sâu vùng xa nhanh hơn, khoảng cách được thu hẹp.

Mình đi nhiều nước, trong đó có hơn 1 tuần ở 2 tp lớn của Ấn mới thấy người nghèo ở Ấn (có lẽ các nước lân cận như Pakistan, Banglades, Sirlanka cũng vậy) khó có cửa leo lên lên vị trí cao hơn.

Công nhân mà thu nhập cỡ 7-8 tr ở VN mình nghĩ sống có khi phong lưu hơn trung lưu ở vùng tỉnh của Ấn.

Đáng lẽ ra mấy nước này lên theo chế độ XHCN 1 thời gian để phá tan hết các hệ thống giai tầng địa vị xã hội, u mê tín ngưỡng, sau đó muốn thay đổi gì thì thay, mới phát triển được.
 

hungpb

Xe buýt
Biển số
OF-207428
Ngày cấp bằng
24/8/13
Số km
704
Động cơ
325,144 Mã lực
Nơi ở
Xứ sở thiên đường
Em thật thớt này lắm DLV lương 3 củ khoai lắm
Người ta so sánh với người khá hơn mình, chứ so với nước nghèo mà cũng so. Chiến tranh đã qua mấy chục năm mà vẫn không chịu phát triển.
Như có cụ ở trên nói đúng, hãy so với những nước có số năm chiến tranh tương đương ấy. Xem họ cuộc của họ thế nào.
Con người VN khá thông minh mà mãi mới thoát nghèo lên trung bình, kinh tế thì phụ thuộc tài nguyên thô, phụ thuộc rất lớn và FDI, không làm được cái gì ra hồn (cụ nào kể giúp em cái gì ra hồn với)
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Ai Cập cũng cố gắng công nghiệp hóa như mấy nước châu Âu bên kia Địa Trung Hải, nhưng không thành công, cuối cùng kết luận là Ai Cập nhiều cát quá, cát bay vào làm hỏng hết thiết bị nên không công nghiệp hóa được.

Mỗi nước thất bại đều có lý do để bảo chữa cho mình. Pakistan khoảng cuối những năm 1950 đầu 1960 thuộc loại giầu nhất châu Á, đến Hàn Quốc còn sang học hỏi về kinh nghiệm.

Thời đó các bạn Nam Á coi mình là dân da trắng ở châu Á (brown sahib) nên coi thường dân Đông Á da vàng lắm (tâm lý này có cả ở người Pakistan, Afghanistan, Án Độ,…), vì các bạn nói ngôn ngữ Ấn – Âu (tức là cùng tổ tiên với người Âu), có nét mặt da trắng, có văn hóa (truyện cổ tích, …) gần gũi với các dân tộc nói ngôn ngữ Iran và Nam Âu. Từ ngữ hệ Ấn – Âu mới chia ra thành các nhóm Xla-vơ (Nga, Ukraine, Belarus, Séc, Ba Lan…), nhóm Giéc-manh (Đức, Anh, Thụy Điển, Hà Lan…), nhóm Latin (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Rumani…), nhóm Ấn – Iran (Iran, Afghnistan, Tajikistan, Hindi, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Nepal,…)

Nhưng chung quy lại, vẫn là chỉ số IQ trung bình của quốc gia đóng vai trò quyết định (trên nền tẳng một nền chính trị ổn định). Dân Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh… chỉ số IQ trung bình chỉ từ 81-84, dân Ai Cập cũng khoảng như vậy, chỉ cao hơn dân châu Phi da đen một chút (nói chung dân da đen ở châu Phi có chỉ số IQ trung bình từ khoảng 55-80, tùy quốc gia). Trong khi đó, dân Italy chỉ số IQ trung bình 102, dân Trung Quốc 105, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore cũng khoảng 105-108. Cũng có xê dịch theo các nguồn, nhưng không nhiều.

Ấn Độ cũng có một chút khá hơn so với Pakistan về công nghiệp (ô-tô, dược phẩm) nhưng với một nước lớn 1.4 tỷ dân thì quy mô như vậy là quá nhỏ bé, đa phần dân vẫn làm nông nghiệp với hình thức canh tác lạc hậu.

Ngay ở nhà, em thấy người giỏi toán thì từ những việc nhỏ như đi chợ thế nào cho tối ưu, không lãng phí, nấu ăn, sắp xếp việc gia đình để đảm bảo kế hoạch… đã hơn người không giỏi toán rồi, đừng nói là việc lớn như công nghiệp hóa ở tầm quốc gia. Không có đầu óc tốt thì có rót tiền vào cũng không làm nổi (như các nước Â-rập nhiều dầu mỏ nhưng để xây dựng, cũng phải thuê quản lý từ nước ngoài, chứ không tự làm được.)
Còn mình thì tự làm được nhiều thứ, không phải đi thuê nhưng đắt gấp 3 lần đi thuê
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Mình đi rất nhiều vùng của VN từ năm 1994, nhất là vùng sâu vùng xa, cứ vài ba năm quay lại là thấy khác. Sự phát triển là rõ ràng về hạ tầng giao thông và nhất là về điện, phải nói rằng độ phủ lưới điện của VN ít có quốc gia nào có mức thu nhập tương đương sánh được. Điện đường và phổ cập phổ thông đã khiến cho sự phát triển của các vùng sâu vùng xa nhanh hơn, khoảng cách được thu hẹp.

Mình đi nhiều nước, trong đó có hơn 1 tuần ở 2 tp lớn của Ấn mới thấy người nghèo ở Ấn (có lẽ các nước lân cận như Pakistan, Banglades, Sirlanka cũng vậy) khó có cửa leo lên lên vị trí cao hơn.

Công nhân mà thu nhập cỡ 7-8 tr ở VN mình nghĩ sống có khi phong lưu hơn trung lưu ở vùng tỉnh của Ấn.

Đáng lẽ ra mấy nước này lên theo chế độ XHCN 1 thời gian để phá tan hết các hệ thống giai tầng địa vị xã hội, u mê tín ngưỡng, sau đó muốn thay đổi gì thì thay, mới phát triển được.
Thuê anh Mao Trạch Đông qua làm quả cách mạng văn hóa là êm ngay 😂😂😂
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Em thật thớt này lắm DLV lương 3 củ khoai lắm
Người ta so sánh với người khá hơn mình, chứ so với nước nghèo mà cũng so. Chiến tranh đã qua mấy chục năm mà vẫn không chịu phát triển.
Như có cụ ở trên nói đúng, hãy so với những nước có số năm chiến tranh tương đương ấy. Xem họ cuộc của họ thế nào.
Con người VN khá thông minh mà mãi mới thoát nghèo lên trung bình, kinh tế thì phụ thuộc tài nguyên thô, phụ thuộc rất lớn và FDI, không làm được cái gì ra hồn (cụ nào kể giúp em cái gì ra hồn với)
Có cái này, vượt trội so với bọn tư bổn
Chưa thấy nguyên thủ nào của bọn tây viết được khối lượng này
56811284_2581755018561761_8532278508636864512_n.jpg
56587643_142707046774541_1902509742912176128_n.jpg
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,116
Động cơ
645,074 Mã lực
Mình đi rất nhiều vùng của VN từ năm 1994, nhất là vùng sâu vùng xa, cứ vài ba năm quay lại là thấy khác. Sự phát triển là rõ ràng về hạ tầng giao thông và nhất là về điện, phải nói rằng độ phủ lưới điện của VN ít có quốc gia nào có mức thu nhập tương đương sánh được. Điện đường và phổ cập phổ thông đã khiến cho sự phát triển của các vùng sâu vùng xa nhanh hơn, khoảng cách được thu hẹp.

Mình đi nhiều nước, trong đó có hơn 1 tuần ở 2 tp lớn của Ấn mới thấy người nghèo ở Ấn (có lẽ các nước lân cận như Pakistan, Banglades, Sirlanka cũng vậy) khó có cửa leo lên lên vị trí cao hơn.

Công nhân mà thu nhập cỡ 7-8 tr ở VN mình nghĩ sống có khi phong lưu hơn trung lưu ở vùng tỉnh của Ấn.

Đáng lẽ ra mấy nước này lên theo chế độ XHCN 1 thời gian để phá tan hết các hệ thống giai tầng địa vị xã hội, u mê tín ngưỡng, sau đó muốn thay đổi gì thì thay, mới phát triển được.
Cụ nịnh LĐ thô á.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,073
Động cơ
589,021 Mã lực
Ở đâu cũng có người giàu kẻ nghèo, kẻ ngu dốt người tài ba...Em thích sống ở Vn dù chưa phải top hạnh phúc nhưng vì cá nhân em rất sợ sống ở những xh có phân biệt chủng tộc hoạc phân tầng giai cấp. Ví dụ
- Các nước phương tây thì mình có hay tài giỏi giàu có bằng giời thì cũng không bao giờ hòa nhập vào đời sống văn hóa của họ.
- Ở các nước như ấn độ, pakistand....thì lỡ mình sinh ra trong tầng lớp nào thì có phấn đấu ngàn đời cũng không thay đổi được tầng lớp gốc của mình.

Ở VN em không bị áp lực về văn hóa, chủng tộc và tầng lớp. Thi thoảng vẫn có kỳ thị tí về vùng miền hay nguồn gốc...nhưng nếu có tài vẫn được tôn trọng ngang nhau.....ở chỗ kia....never
Vn ta cũng kỳ thị chủng tộc, thậm chí còn hơn nhiều nước.
 

giadep_emve

Xe hơi
Biển số
OF-806678
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
170
Động cơ
14,512 Mã lực
Tuổi
25
Em oánh dấu , rửa bát xong e xem video
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top