Gặp thằng anh Rể khốn nạn, thế mà nhiều người tôn sùng. Nghe ông ta kể các vụ chơi gái thời đấy mà giờ tụi lãng tử đào hoa còn thua
Hix, cháu thích nghe Tuấn Ngọc. Đêm spotlight ở nhà hát lớn là bác Phạm Duy dẫn. Nửa hồn thương đau thì nghe chú Ngọc hát. Duyên phận thật.Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang nặng nỗi niềm vì một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy mang đến cho ông hân hoan hạnh phúc nhưng cũng chính là người gieo vào trái tim đa sầu, đa cảm của Phạm Đình Chương nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai. Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu ê chề vì chữ tình, ông gửi hết vào giai điệu và hiến dâng cho đời những tuyệt phẩm.
Phạm Đình Chương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Đây là gia đình có nhiều tên tuổi ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc nước nhà. Cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng, một người chơi đàn tranh nổi tiếng và có 2 đời vợ. Người vợ đầu của ông Phụng có 2 người con là: Phạm Đình Sỹ (chồng của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, cha ruột của ca sĩ Mai Hương) và Phạm Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung). Người vợ hai, một nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng của xứ Bắc, là mẹ ruột của những tên tuổi lớn một thời như: Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).
Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ông được đắm mình trong âm nhạc từ khi còn nhỏ. Ông được cha và bạn bè của cha dạy nhạc lý từ sớm. Tuy nhiên, phải nói một cách trung thực, tài hoa của người nhạc sĩ này được biết đến đều nhờ vào khả năng tự học, tự rèn luyện của chính ông.
Giai đoạn sau năm 1945, khi kháng chiến chống Pháp đang sục sôi, các anh em của Phạm Đình Chương cũng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ hoạt động trong ban Văn nghệ Quân đội của quân khu IV và quân khu III. Trong giai đoạn ấy, anh em nhà họ Phạm đã thành lập ban hợp ca Thăng Long, mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc.
Ở thời điểm đó, Phạm Đình Chương cũng bắt đầu sáng tác. Tác phẩm đầu tay của ông là các nhạc phẩm tiền chiến mang không khí hào hùng, mạnh mẽ như: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi, Được mùa.
Năm 1954, có tài liệu ghi là năm 1951, cả gia đình của Phạm Đình Chương chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tại Sài Gòn, ban hợp ca Thăng Long được tái hợp với sự hiện diện của các tên tuổi đã thành danh như: Hoài Bắc (nghệ danh của Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Duy, đôi khi còn có thêm sự góp mặt của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Khánh Ngọc – sau này là người vợ, cũng là mối tình lớn nhất, sâu đậm nhất trong cuộc đời Phạm Đình Chương.
Thời ấy, ban hợp ca Thăng Long là cái tên có ảnh hưởng lớn trong làng nhạc Sài Gòn. Phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của họ đều sẽ “cháy vé”. Tên tuổi của họ cũng được nhiều tờ báo tận dụng để kiếm tiền. Bởi cứ in hình của ban nhạc anh em, đặc biệt là 3 giai nhân gồm Thái Thanh, Thái Hằng và Khánh Ngọc... ngay ở trang bìa thì cũng có thể “kiếm ăn” được kha khá.
Trong giai đoạn này, Phạm Đình Chương vẫn sáng tác đều đặn những ca khúc mang âm hưởng nhớ quê hương miền Bắc như: Anh đi chiến dịch, Khúc giao duyên, Xóm đêm... Ông còn được biết đến là thiên tài phổ thơ thành nhạc một cách hào hoa, tạo nên nhiều nhạc phẩm để đời.
Được biết, chính trong môi trường âm nhạc sôi động ngày ấy ông đã gặp gỡ, yêu và nên duyên vợ chồng với ca sĩ – diễn viên nức tiếng thời ấy Khánh Ngọc. Khánh Ngọc là ngôi sao sáng chói của bầu trời nghệ thuật Sài Gòn. Bà được báo chí trao cho danh xưng “ngọn núi lửa” vì vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm. Bà từng là mục tiêu săn đón của biết bao đại gia Sài Gòn thuở ấy. Khánh Ngọc không chỉ sở hữu vẻ ngoài cuốn hút mà còn có giọng ca say mê lòng người.
Lần đầu gặp Khánh Ngọc, Phạm Đình Chương đã trao trái tim cho người con gái ấy và với danh thế lừng lẫy, là ngôi sao sáng trong ban hợp ca đình đám Thăng Long nên ông chiếm được trái tim của người đẹp. Sau một thời gian yêu nhau, họ nên duyên vợ chồng trong ánh mắt ngưỡng mộ xen lẫn sự ghen tỵ của nhiều người. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ lại kết thúc trong tai tiếng sau đó ít lâu. Cuộc hôn nhân đổ vỡ đã để lại trong trái tim Phạm Đình Chương nỗi đau không thể xóa nhòa theo thời gian. Nỗi đau tình vì bị phản bội ấy đã được gửi gắm trong âm nhạc bằng những bản tình ca lay động lòng người, trong đó có tác phẩm Nửa hồn thương đau.
Cuộc tình nghiệt ngã với cô đào nóng bỏng
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, báo chí Sài Gòn chấn động vì cuộc ly hôn đầy tai tiếng của Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Khi ấy người nhạc sĩ tài năng đã phải đón nhận nỗi đau tột cùng khi “kỳ án ăn chè Nhà Bè” được báo chí lá cải Sài Gòn khai thác triệt để, với những hình ảnh nóng hổi cập nhật từng ngày, bởi vì những người trong cuộc không ai khác đều là những người nổi tiếng lẫy lừng, là các thành viên trong một gia đình tài tử danh tiếng.
Trước khi “cơn bão” ập đến, Phạm Đình Chương đã nghe phong thanh những điều tiếng không hay về vợ. Đó là Khánh Ngọc đã có một người đàn ông khác. Tuy nhiên, vì tình yêu mà ông dành cho vợ quá lớn nên không tin vào những điều tiếng ấy, hơn nữa họ đang có đứa con hơn 4 tuổi. Bản thân ông hiểu khi đã sống trong thế giới đèn màu, những câu chuyện bên lề, ác ý như vậy là không thể tránh khỏi, thế nên ông cứ im lặng để sống. Ông tránh tiếp xúc với những câu hỏi của dư luận, báo chí về việc này.
Thế nhưng đã là sự thật thì không có bức màn thưa nào có thể che đậy được. Chuyện gì đến rồi cũng đã đến. Một buổi tối định mệnh, theo yêu cầu của một người bạn thân, Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ mình đang cùng nhân tình “ăn chè” ở tận miệt Nhà Bè – vùng ven Sài Gòn. Nỗi đau đớn nhân lên gấp bội, khi nhân tình của Khánh Ngọc không ai khác chính là một thành viên trong gia đình của ông. Một mối quan hệ cay đắng và oan nghiệt. Thời điểm ấy trời đất như sụp đổ dưới chân Phạm Đình Chương, nhờ có người bạn dìu, ông mới gắng gượng ra về với cõi lòng tan nát.
Người ta kể, những ngày sau đó, Phạm Đình Chương đã khóc hết nước mắt vì bi kịch của gia đình. Sau nhiều ngày suy nghĩ ông gạt nước mắt, đâm đơn ra tòa xin ly hôn. Cuối cùng tòa phán quyết thuận tình cho ông ly hôn và ông cũng được quyền nuôi đứa con chung của 2 người. Sau cuộc ly hôn đầy nghiệt ngã ấy, cuộc đời Phạm Đình Chương chuyển sang một lối rẽ khác. Cuộc sống của ông giờ chỉ còn lại nỗi buồn, nỗi đau và đôi khi là sự uất hận về chữ tình. Chìm trong đau khổ, ông dần tách khỏi ban hợp ca Thăng Long, né tránh thế giới bên ngoài. Đây cũng chính là giai đoạn ông liên tiếp cho ra đời những bản tình ca đầy tâm trạng như: Người đi qua đời tôi, Đêm cuối cùng, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển...
Có giai thoại kể rằng, trong một đêm mưa buồn, ông tình cờ đến giải khuây ở sân khấu Đại Nhạc Hội. Không ngờ tại đây ông gặp lại người xưa, tức ca sĩ Khánh Ngọc đang biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, trời đang mưa như trút nước giữa đường phố Sài Gòn, đêm lại buồn hiu hắt, ông tiếp cận và ngỏ lời muốn đưa vợ cũ về nhà. Thế nhưng Khánh Ngọc từ chối. Ông lặng lẽ đi dưới trời mưa về nhà với ngổn ngang những tâm trạng buồn bã và ký ức miền hạnh phúc với người đàn bà đã vụt qua đời mình. Trong đêm đó, khi về đến nhà Phạm Đình Chương buồn day dứt, ngay thời khắc ấy ông nghĩ đến quyết định quyên sinh. Thế nhưng giữa đêm mưa gió, nghe tiếng đứa con trai bé bỏng khóc thế là ông trở lại với thực tại, quên đi cái ý nghĩ rồ dại kia.
Cũng trong cái đêm đó, trong lòng Phạm Đình Chương vang lên lời thơ bài Lệ đá xanh của Thanh Tâm Tuyền. Những lời thơ dường như đã nói giúp ông bao đau thương, bao uất hận đang giấu trong lòng và thế là ông mượn một phần lời thơ của Thanh Tâm Tuyền để viết nên bản tình ca bất hủ Nửa hồn thương đau.
Sau năm 1975, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại Mỹ và mất trong cô độc. Trước đó vợ cũ của ông, nữ ca sĩ – diễn viên Khánh Ngọc cũng sang Mỹ và đã có một gia đình mới. Có nhiều lời kể, thi thoảng vô tình nghe nhạc phẩm Nửa hồn thương đau của chồng cũ vang lên ở xứ người, bà đã lấy tay quệt vội những giọt nước mắt.
Đời người đã qua, nỗi đau cũng đã trở thành miền quá vãng nhưng những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương để lại cho đời đến nay vẫn còn vang vọng. Đến giờ khi nghe Nửa hồn thương đau vang lên với nỗi buồn khôn tả, ít người biết rằng Phạm Đình Chương đã gửi hết nỗi đau cuộc đời của mình vào bản tình ca đó.
-----------------
Vợ ngoại tình với anh rể, là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Từ đó sống và chết trong cô độc. Vợ cũ đi bước nữa và có cuộc sống hạnh phúc.
Bài này hay nhưng nghe giọng em Lệ Quyên nhão nhoét, mệt vl. Một dạo 10 ông taxi thì 9 ông mở nhạc Lệ Quyên hát, nghe phát sợ luôn.Cụ này em nhớ nhất bài Xóm đêm
Vợ ngon thế này giữ cũng khóCuộc đời nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang nặng nỗi niềm vì một người phụ nữ. Người phụ nữ ấy mang đến cho ông hân hoan hạnh phúc nhưng cũng chính là người gieo vào trái tim đa sầu, đa cảm của Phạm Đình Chương nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai. Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu ê chề vì chữ tình, ông gửi hết vào giai điệu và hiến dâng cho đời những tuyệt phẩm.
Phạm Đình Chương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Đây là gia đình có nhiều tên tuổi ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc nước nhà. Cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng, một người chơi đàn tranh nổi tiếng và có 2 đời vợ. Người vợ đầu của ông Phụng có 2 người con là: Phạm Đình Sỹ (chồng của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, cha ruột của ca sĩ Mai Hương) và Phạm Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung). Người vợ hai, một nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng của xứ Bắc, là mẹ ruột của những tên tuổi lớn một thời như: Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).
Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ông được đắm mình trong âm nhạc từ khi còn nhỏ. Ông được cha và bạn bè của cha dạy nhạc lý từ sớm. Tuy nhiên, phải nói một cách trung thực, tài hoa của người nhạc sĩ này được biết đến đều nhờ vào khả năng tự học, tự rèn luyện của chính ông.
Giai đoạn sau năm 1945, khi kháng chiến chống Pháp đang sục sôi, các anh em của Phạm Đình Chương cũng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ hoạt động trong ban Văn nghệ Quân đội của quân khu IV và quân khu III. Trong giai đoạn ấy, anh em nhà họ Phạm đã thành lập ban hợp ca Thăng Long, mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc.
Ở thời điểm đó, Phạm Đình Chương cũng bắt đầu sáng tác. Tác phẩm đầu tay của ông là các nhạc phẩm tiền chiến mang không khí hào hùng, mạnh mẽ như: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi, Được mùa.
Năm 1954, có tài liệu ghi là năm 1951, cả gia đình của Phạm Đình Chương chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tại Sài Gòn, ban hợp ca Thăng Long được tái hợp với sự hiện diện của các tên tuổi đã thành danh như: Hoài Bắc (nghệ danh của Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Duy, đôi khi còn có thêm sự góp mặt của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Khánh Ngọc – sau này là người vợ, cũng là mối tình lớn nhất, sâu đậm nhất trong cuộc đời Phạm Đình Chương.
Thời ấy, ban hợp ca Thăng Long là cái tên có ảnh hưởng lớn trong làng nhạc Sài Gòn. Phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của họ đều sẽ “cháy vé”. Tên tuổi của họ cũng được nhiều tờ báo tận dụng để kiếm tiền. Bởi cứ in hình của ban nhạc anh em, đặc biệt là 3 giai nhân gồm Thái Thanh, Thái Hằng và Khánh Ngọc... ngay ở trang bìa thì cũng có thể “kiếm ăn” được kha khá.
Trong giai đoạn này, Phạm Đình Chương vẫn sáng tác đều đặn những ca khúc mang âm hưởng nhớ quê hương miền Bắc như: Anh đi chiến dịch, Khúc giao duyên, Xóm đêm... Ông còn được biết đến là thiên tài phổ thơ thành nhạc một cách hào hoa, tạo nên nhiều nhạc phẩm để đời.
Được biết, chính trong môi trường âm nhạc sôi động ngày ấy ông đã gặp gỡ, yêu và nên duyên vợ chồng với ca sĩ – diễn viên nức tiếng thời ấy Khánh Ngọc. Khánh Ngọc là ngôi sao sáng chói của bầu trời nghệ thuật Sài Gòn. Bà được báo chí trao cho danh xưng “ngọn núi lửa” vì vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm. Bà từng là mục tiêu săn đón của biết bao đại gia Sài Gòn thuở ấy. Khánh Ngọc không chỉ sở hữu vẻ ngoài cuốn hút mà còn có giọng ca say mê lòng người.
Lần đầu gặp Khánh Ngọc, Phạm Đình Chương đã trao trái tim cho người con gái ấy và với danh thế lừng lẫy, là ngôi sao sáng trong ban hợp ca đình đám Thăng Long nên ông chiếm được trái tim của người đẹp. Sau một thời gian yêu nhau, họ nên duyên vợ chồng trong ánh mắt ngưỡng mộ xen lẫn sự ghen tỵ của nhiều người. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ lại kết thúc trong tai tiếng sau đó ít lâu. Cuộc hôn nhân đổ vỡ đã để lại trong trái tim Phạm Đình Chương nỗi đau không thể xóa nhòa theo thời gian. Nỗi đau tình vì bị phản bội ấy đã được gửi gắm trong âm nhạc bằng những bản tình ca lay động lòng người, trong đó có tác phẩm Nửa hồn thương đau.
Cuộc tình nghiệt ngã với cô đào nóng bỏng
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, báo chí Sài Gòn chấn động vì cuộc ly hôn đầy tai tiếng của Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Khi ấy người nhạc sĩ tài năng đã phải đón nhận nỗi đau tột cùng khi “kỳ án ăn chè Nhà Bè” được báo chí lá cải Sài Gòn khai thác triệt để, với những hình ảnh nóng hổi cập nhật từng ngày, bởi vì những người trong cuộc không ai khác đều là những người nổi tiếng lẫy lừng, là các thành viên trong một gia đình tài tử danh tiếng.
Trước khi “cơn bão” ập đến, Phạm Đình Chương đã nghe phong thanh những điều tiếng không hay về vợ. Đó là Khánh Ngọc đã có một người đàn ông khác. Tuy nhiên, vì tình yêu mà ông dành cho vợ quá lớn nên không tin vào những điều tiếng ấy, hơn nữa họ đang có đứa con hơn 4 tuổi. Bản thân ông hiểu khi đã sống trong thế giới đèn màu, những câu chuyện bên lề, ác ý như vậy là không thể tránh khỏi, thế nên ông cứ im lặng để sống. Ông tránh tiếp xúc với những câu hỏi của dư luận, báo chí về việc này.
Thế nhưng đã là sự thật thì không có bức màn thưa nào có thể che đậy được. Chuyện gì đến rồi cũng đã đến. Một buổi tối định mệnh, theo yêu cầu của một người bạn thân, Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ mình đang cùng nhân tình “ăn chè” ở tận miệt Nhà Bè – vùng ven Sài Gòn. Nỗi đau đớn nhân lên gấp bội, khi nhân tình của Khánh Ngọc không ai khác chính là một thành viên trong gia đình của ông. Một mối quan hệ cay đắng và oan nghiệt. Thời điểm ấy trời đất như sụp đổ dưới chân Phạm Đình Chương, nhờ có người bạn dìu, ông mới gắng gượng ra về với cõi lòng tan nát.
Người ta kể, những ngày sau đó, Phạm Đình Chương đã khóc hết nước mắt vì bi kịch của gia đình. Sau nhiều ngày suy nghĩ ông gạt nước mắt, đâm đơn ra tòa xin ly hôn. Cuối cùng tòa phán quyết thuận tình cho ông ly hôn và ông cũng được quyền nuôi đứa con chung của 2 người. Sau cuộc ly hôn đầy nghiệt ngã ấy, cuộc đời Phạm Đình Chương chuyển sang một lối rẽ khác. Cuộc sống của ông giờ chỉ còn lại nỗi buồn, nỗi đau và đôi khi là sự uất hận về chữ tình. Chìm trong đau khổ, ông dần tách khỏi ban hợp ca Thăng Long, né tránh thế giới bên ngoài. Đây cũng chính là giai đoạn ông liên tiếp cho ra đời những bản tình ca đầy tâm trạng như: Người đi qua đời tôi, Đêm cuối cùng, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển...
Có giai thoại kể rằng, trong một đêm mưa buồn, ông tình cờ đến giải khuây ở sân khấu Đại Nhạc Hội. Không ngờ tại đây ông gặp lại người xưa, tức ca sĩ Khánh Ngọc đang biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, trời đang mưa như trút nước giữa đường phố Sài Gòn, đêm lại buồn hiu hắt, ông tiếp cận và ngỏ lời muốn đưa vợ cũ về nhà. Thế nhưng Khánh Ngọc từ chối. Ông lặng lẽ đi dưới trời mưa về nhà với ngổn ngang những tâm trạng buồn bã và ký ức miền hạnh phúc với người đàn bà đã vụt qua đời mình. Trong đêm đó, khi về đến nhà Phạm Đình Chương buồn day dứt, ngay thời khắc ấy ông nghĩ đến quyết định quyên sinh. Thế nhưng giữa đêm mưa gió, nghe tiếng đứa con trai bé bỏng khóc thế là ông trở lại với thực tại, quên đi cái ý nghĩ rồ dại kia.
Cũng trong cái đêm đó, trong lòng Phạm Đình Chương vang lên lời thơ bài Lệ đá xanh của Thanh Tâm Tuyền. Những lời thơ dường như đã nói giúp ông bao đau thương, bao uất hận đang giấu trong lòng và thế là ông mượn một phần lời thơ của Thanh Tâm Tuyền để viết nên bản tình ca bất hủ Nửa hồn thương đau.
Sau năm 1975, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại Mỹ và mất trong cô độc. Trước đó vợ cũ của ông, nữ ca sĩ – diễn viên Khánh Ngọc cũng sang Mỹ và đã có một gia đình mới. Có nhiều lời kể, thi thoảng vô tình nghe nhạc phẩm Nửa hồn thương đau của chồng cũ vang lên ở xứ người, bà đã lấy tay quệt vội những giọt nước mắt.
Đời người đã qua, nỗi đau cũng đã trở thành miền quá vãng nhưng những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương để lại cho đời đến nay vẫn còn vang vọng. Đến giờ khi nghe Nửa hồn thương đau vang lên với nỗi buồn khôn tả, ít người biết rằng Phạm Đình Chương đã gửi hết nỗi đau cuộc đời của mình vào bản tình ca đó.
-----------------
Vợ ngoại tình với anh rể, là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Từ đó sống và chết trong cô độc. Vợ cũ đi bước nữa và có cuộc sống hạnh phúc.
Thằng đểu thật, nhưng nó lại có tài!Gặp thằng anh Rể khốn nạn, thế mà nhiều người tôn sùng. Nghe ông ta kể các vụ chơi gái thời đấy mà giờ tụi lãng tử đào hoa còn thua
Thời này là bị xiên chết rồi, không hiểu sao thời đó vẫn sống nhăn răng cụ ạThằng đểu thật, nhưng nó lại có tài!
Em cũng thấy thế, tất cả các bản nhạc xuân không bài nào hay và ý nghĩa cả nhạc lẫn lời như ly rượu mừngChính xác!
" Ly rượu mừng " là một trong những bài nhạc xuân có giai điệu đẹp, sang trọng, và ngọt ngào, tình cảm, lẫn hùng tráng. Ca từ chỉn chu, giàu màu sắc, lẫn logic và bao trùm mọi tầng lớp giai tầng trong xã hội.
Giả sử ai không biết bài này, không biết ca từ của nó, mà nghe nó lần đầu, không thể không ấn tượng với tiếng kèn Trumpet như tiếng nhạc thúc quân, tiếng vilon mượt mà như lụa, trên tiết tấu Vasle sang trọng như lôi người ta đứng lên, mà hoà mình vào cuộc sống, hoà nhịp vào đất trời đang chào xuân mới!
Ngẫn ngơ chỉ thoáng tiếng đàn,Mỗi dăm ba note, muôn vàn yêu thương!
P.Đ.C chắc tâm tính nhẹ nhàng nên máu khg chó đc, gặp ông cục súc thì đầu P.D lìa khỏi cổ rồi. A rể mà xơi mợ của cậu thì khốn nạn thật. Nhiều trái tim tan nát.Thời này là bị xiên chết rồi, không hiểu sao thời đó vẫn sống nhăn răng cụ ạ
Em lại khoái nghe Tục ca của Phạm Duy...Mặc dù mình thích nghe nhạc Phạm Duy nhưng đọc nhiều về cụ thì thấy cụ quả thực là mất nết và trở cờ như chong chóng.
Tôi lại thích nghe Lệ Quyên hát nhiều bài, chỉ có điều một số từ phát âm không rõBài này hay nhưng nghe giọng em Lệ Quyên nhão nhoét, mệt vl. Một dạo 10 ông taxi thì 9 ông mở nhạc Lệ Quyên hát, nghe phát sợ luôn.
Hình như Thái Thanh hát nhạc PĐC vẫn là hay nhất thì phải?Cụ Phạm Đình Chương viết bài nào thấm bài ấy.
Thỉnh thoảng em vẫn nghe Xóm đêm, thích nhất là giọng Thái Châu, nhưng cụ Thái Châu lại hát “Phênh vênh” thay cho “Phên vênh” nên mất sướng ít nhiều.
Bà Thái Thanh thì hát nhạc của ai chẳng hay?Hình như Thái Thanh hát nhạc PĐC vẫn là hay nhất thì phải?
Bài này hay nhưng nghe giọng em Lệ Quyên nhão nhoét, mệt vl. Một dạo 10 ông taxi thì 9 ông mở nhạc Lệ Quyên hát, nghe phát sợ luôn.
Xem ảnh Khánh Ngọc ngày trẻ thấy đẹp quá em tìm ảnh già. Kg còn một nét đẹp nào hic, em nghĩ trẻ nếu là một cô gái xinh đẹp thì già cũng phải đẹp lão ???
Nếu kg dc vậy chắc hẳn do tu duy do quá trình sống cụ ăn chơi quá.