Bắc 9 nút, thấy nhiều người nam gọi vậy. Có nhiều thành phần nhân sĩ, trí thức ko nhỉ?
Nhiều cụ ạ, thực sự thì sau sự kiện di cư 1954, miền Bắc bị tổn thất rất lớn về nhân sĩ trí thức. Chính bộ phận nhân sĩ trí thức Bắc di cư này là những người đặt nền móng cho văn hóa VNCH sau này (bởi vì trước 1945 khi miền Bắc và Bắc miền Trung đã có nền văn học, âm nhạc và hội họa hiện đại khá đồ sộ thì ở miền Nam những thứ này hầu như chưa phát triển mấy), như Phạm Duy, Lê Thương, Thẩm Oánh, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Dương Thiệu Tước, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Tuấn Khanh,Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Lan, Tuấn Ngọc...(âm nhạc), Duyên Anh, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Vũ Bằng, Nhất Linh, Hoàng Đạo... (văn học), Nguyễn Gia Trí (hội họa), Lê Quỳnh, Trần Quang, Hà Huyền Chi, Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng (điện ảnh)... giới chính khách và quản lý thì dân gốc Bắc (bắc VT 17) cũng rất đông như Nhà họ Ngô, Phan Huy Quát (cựu Thủ tướng), Nguyễn Cao Kỳ (cựu Thủ tường, phó TT), Nguyễn Xuân Oánh (cựu Phó TTg) Vũ Quốc Thúc (Thống đốc NHQG), Vương Văn Bắc (Tổng trưởng Ngoại giao), Trần Ngọc Ninh (Tổng trưởng Giáo dục)...,chưa nói số lượng rất đông trong giới học thuật. Cụ để ý sẽ thấy văn chương, âm nhạc nghệ thuật ở VNCH trước 1975 gần như chia ra 2 dòng, trong đó có 1 dòng vẫn mang những nét đặc trưng nghệ thuật của miền Bắc. Miền Bắc thì sau 1954 vừa do chảy máu chất xám vừa do chính sách không thích hợp đối với trí thức mà gần như bị đứt gãy về văn hóa, khiến cho nhiều người miền Bắc thế hệ sau trở nên xa lạ với di sản tri thức và văn hóa của chính cha ông mình sản sinh ra, thậm chí nhiều người còn tưởng đó là sản phẩm của miền Nam. Tuy nhiên từ thập niên 90 lại nay thì đỡ hơn nhiều, cảm giác giông giống như thời Phục Hưng, dân châu Âu được tiếp xúc lại với di sản văn hóa của tổ tiên để lại vẫn được bảo tồn ở Ả rập vậy