Nhìn đoàn người di cư trông vất vả thế thôi chứ thực tế, họ là những người có thể xếp vào hạng khá khẩm của đồng bằng Bắc bộ thời ấy các cụ nhé. Người Công giáo sống trong các làng mạc cố định, thường chung giáo xứ, với sự bảo bọc của các linh mục, giám mục. Họ ít phải chịu những khốn khổ do thời cuộc gây ra, ngay nạn đói Ất Dậu chết chủ yếu dân lương, làng Công giáo có gạo nhà thờ nên ít ảnh hưởng.
Thế mà các cụ nhìn họ kêu khổ thì nông dân bình thường phải nói là thảm cảnh. Bố em từng trải qua nạn đói 45 bảo hầu hết dân Thái Bình, Nam Định đói quanh năm, được mùa thì ngày 2 bữa vơi, mất mùa 1 vụ thì bán vợ đợ con, đói chết là chuyện dễ hiểu. Trong nhà không có cái gì có thể đổi ra tiền.
Người Công giáo vào Nam thường theo các linh mục quản xứ. Linh mục mang theo giáo dân đến cùng đất nào đó, báo với địa phương xong là đặt đá nhà thờ tạm. Giáo dân được bố trí, quy họach xung quanh nhà thờ, rất hợp lí và thuận tiện. Đất đai cũng vậy, nhà nào cũng được cắt 1,2 ha để canh tác. Như các cụ đều biết, thời ấy linh mục quyền uy lắm, quan chức địa phương sợ 1 phép, muốn cắm đất chỗ nào cũng được. Cho nên đến giờ, người Công giáo cũng sống co cụm thành từng vùng, theo từng giáo xứ. Như trong em có đất Bảo Lộc, xưa chiếm 80% người Công giáo Bắc 54. Còn hàng chục làng, xã có số đông người Công giáo di cư vào lập ấp. Các cha tầm nhìn rất tốt, người Công giáo di cư luôn chiếm được những mảnh đất đẹp nhất, màu mỡ nhất.
Đặc thù là người Công giáo chăm chỉ lao động, đoàn kết. Nên đời sống rất khá giả, nhiều nhà tỷ phú luôn. Giờ em thấy họ sống cũng hiền hòa, đoàn kết với cộng đồng, không có gì khác biệt.
Có giọng nói thì đúng chuẩn Bắc 54, em nghe phát nhận ra luôn, không trượt đâu được.