- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 54,895
- Động cơ
- 1,126,747 Mã lực
1954 – Hải Phòng trong thời gian chiến dịch “Passage to Freedom“ đưa người di cư vào Nam. Ảnh: Ronald B. Frankum, Jr.
Đây là chương trình nhân đạo nên những người tham gia có xấu tính cỡ nào khi đã tham gia đều tốt tính lên cả. Ngay bây giờ trong cuộc sống, những tay anh chị, xăm trổ, bán tải lại là những người nhiệt tình vô tư nhất trong những vụ cứu trợ nhân đạo...Mấy cái hình mấy anh mạch lô căng khẩu hiệu, lính tổ chức cho dân tỵ nạn ăn nghỉ nó là một trong những chức năng của quân đội nói chung mà,
Xem bộ ảnh Mỹ Lai hay làng Thạnh Phong tất nhiên không ai bảo lính Mỹ có tính người cả. Hay ta lại đuổi nhầm mấy ông văn minh tùy lúc rồi chăng?!
Quân nhân chuyên nghiệp thì lúc cứu trợ thể hiện khác, lúc oánh nhau lại khác, có gì lạ. Biệt kích Mỹ cũng làm cầu dân sinh, tiêm chủng trẻ em, lúc khác như ở Thạnh Phong thì lại căt cô dân thường. Cái lạ là nhiều ông tranh thủ bẻ lái đá xoáy linh tinh thôi.Đây là chương trình nhân đạo nên những người tham gia có xấu tính cỡ nào khi đã tham gia đều tốt tính lên cả. Ngay bây giờ trong cuộc sống, những tay anh chị, xăm trổ, bán tải lại là những người nhiệt tình vô tư nhất trong những vụ cứu trợ nhân đạo...
OTE]
Klq. Em thấy có ngấn eo mợ nào đó đứng bên mặc short với đôi chân trắng muốt
Thực ra đến năm 54, những người tiến bộ trong xã hội đã đủ thời gian để nhìn thấy được sự ưu việt của phần phía trên vĩ tuyến 17 nên quả thật đã ra đi mang theo cả cột điện. Những người tài không phải không còn nhưng theo em phần lớn là có dính dáng với cách mạng nên chưa thực sự quyết liệt ra đi.Nhìn đoàn người di cư trông vất vả thế thôi chứ thực tế, họ là những người có thể xếp vào hạng khá khẩm của đồng bằng Bắc bộ thời ấy các cụ nhé. Người Công giáo sống trong các làng mạc cố định, thường chung giáo xứ, với sự bảo bọc của các linh mục, giám mục. Họ ít phải chịu những khốn khổ do thời cuộc gây ra, ngay nạn đói Ất Dậu chết chủ yếu dân lương, làng Công giáo có gạo nhà thờ nên ít ảnh hưởng.
Thế mà các cụ nhìn họ kêu khổ thì nông dân bình thường phải nói là thảm cảnh. Bố em từng trải qua nạn đói 45 bảo hầu hết dân Thái Bình, Nam Định đói quanh năm, được mùa thì ngày 2 bữa vơi, mất mùa 1 vụ thì bán vợ đợ con, đói chết là chuyện dễ hiểu. Trong nhà không có cái gì có thể đổi ra tiền.
Người Công giáo vào Nam thường theo các linh mục quản xứ. Linh mục mang theo giáo dân đến cùng đất nào đó, báo với địa phương xong là đặt đá nhà thờ tạm. Giáo dân được bố trí, quy họach xung quanh nhà thờ, rất hợp lí và thuận tiện. Đất đai cũng vậy, nhà nào cũng được cắt 1,2 ha để canh tác. Như các cụ đều biết, thời ấy linh mục quyền uy lắm, quan chức địa phương sợ 1 phép, muốn cắm đất chỗ nào cũng được. Cho nên đến giờ, người Công giáo cũng sống co cụm thành từng vùng, theo từng giáo xứ. Như trong em có đất Bảo Lộc, xưa chiếm 80% người Công giáo Bắc 54. Còn hàng chục làng, xã có số đông người Công giáo di cư vào lập ấp. Các cha tầm nhìn rất tốt, người Công giáo di cư luôn chiếm được những mảnh đất đẹp nhất, màu mỡ nhất.
Đặc thù là người Công giáo chăm chỉ lao động, đoàn kết. Nên đời sống rất khá giả, nhiều nhà tỷ phú luôn. Giờ em thấy họ sống cũng hiền hòa, đoàn kết với cộng đồng, không có gì khác biệt.
Có giọng nói thì đúng chuẩn Bắc 54, em nghe phát nhận ra luôn, không trượt đâu được.
Tuyên truyền gì cũng không bằng được " Chúa đã vào Nam" với "tượng Đức Mẹ khóc chảy máu mắt vì thương con chiên miền Bắc".Tuyên truyền hay quá!
Đang yên đang lành lại chui vào mồm con cá bằng sắt làm gì
Cụ nên nhớ thu lại đất của nông dân xong bán lại và cho họ thuê rồi cho miễn phí giáo dân ủng hộ Diệm , chứ ko cho nông dân miền nam .
Nội cái đó ko nông dân cũng đủ ghét Diệm rồi .
Còn cụ thích số liệu thì em sẽ cho cụ số liệu để biết chính sách độ khốn nạn cỡ nào , nội cái điền chủ thì chia người đứng tên tô thuế thì càng khốn nạn .
VIỆT NAM CỘNG HÒA BÓC LỘT TRÁ HÌNH QUA CHÍNH SÁCH "CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA"
1: Hoàn cảnh:
Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%.
Trong hai năm 1955-1956 chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W.Ladejinsky (một chuyên gia về cải cách điền địa đã từng giúp Tưởng Giới Thạch cải cách điền địa ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền VNCH soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo công luận ra ngày 7 tháng 7 năm 1969 cho biết từ năm 1955 đến 1960 Mỹ đã viện trợ 12 triệu USD cho chính quyền VNCH để thực hiện chính sách trên.
Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của VNCH do tổng thống Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam vĩ tuyến 17, dải đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Việt Minh đã tịch thu các nông trại trồng lúa của Pháp và của những người theo chính quyền thuộc địa Pháp và chia những vùng đất này cho tá điền. Ở hầu hết các vùng còn lại, bảo gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cuộc cải cách ruộng đất. Nhiều địa chủ đã bỏ những cánh đồng của mình lên thành phố ở để tránh những cuộc xung đột vũ trang và tìm sự an toàn. Những người nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc chấm dứt nộp tô cho những khu ruộng mà họ đang trồng cấy.
Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong 3 đạo dụ:
Dụ số 2 (ra ngày 8/1/1955) và dụ số 7 (ra ngày 5/2/1955) buộc nông dân lập khế ước tá điền.
- Loại A (thời hạn 5 năm tăng tô 15% đến 20%)
- Loại B (đối với ruộng hoang có chủ)
- Loại C (đối với ruộng hoang vô chủ có công)
Dụ số 57 ra ngày 20/10/1956 quy định việc truất hữu địa chủ. Mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất và 15 héc ta ruộng đất hương hỏa. Ruộng được truất hữu sẽ được mang bán lại cho những người không có ruộng mỗi hộ không quá 5 ha người mua sẽ trả trong tiền 6 năm.
Trong thời gian ấy ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chính quyền. Trong vòng 10 năm đất không được cho mướn hay đem bán lại. Địa chủ sẽ được bồi thường 10% tiền mặt, còn lại sẽ được trả bằng trái phiếu trong 12 năm mỗi năm lời 5%.
Với chính quyền Ngô Đình Diệm thì thực chất dụ số 2 và dụ số 7 không phải là mới mẻ gì vì "phần lớn chương trình cải cách điền địa năm 1956 chỉ là sao chép chương trình cải cách trước kia của Bảo Đại".
2: Thi hành:
Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc cải cách điền địa do tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện trong những năm 1955-1963. Hai điều luật chủ yếu là điều luật số 2 (thông qua ngày 8 tháng 1 năm 1955) và số 7 (thông quá ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định chính sách giảm tô, thứ hồi đất bỏ hoang và bảo đảm hợp đồng cho tá điền. Diện tích đất bỏ hoang lúc bấy giờ là 1,3 triệu mẫu.
Như vậy dụ số 2 và dụ số 7 chỉ là "luật pháp cho phép địa chủ và thực dân chiếm đoạt 750000 ha mà chính quyền MTGPDTMNVN đã chia cho nông dân và buộc hàng chục vạn gia đình nông dân lao động trở lại vị trí tá điền với mức tô phổ biến tăng lên".
Điều luật 57 thông qua ngày 22/10/1956 ấn định thể thức phân phát ruộng. Theo đó thì chủ điền được giữ tối đa 100 mẫu, trong đó 30 mẫu phải trực canh và 70 mẫu còn lại phải chờ tá điền thuê theo quy chế tá cảnh. Tổng cộng là 2033 điền chủ sở hữu 425000 bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là 245000 mẫu của 430 điền chủ mang quốc tịch Pháp cũng thuộc vào trường hợp phải nhượng lại cho chính phủ. Diện tích quá 100 mẫu luật pháp quy định phải bán lại cho người không có ruộng. Chính phủ đề ra 4 diện ưu tiên nhận ruộng sau đây: "Người đã tá canh 2 năm, cựu chiến binh, di dân và người thất nghiệp".
Chính phủ VNCH lúc đó bồi thường số đất bị truất hữu cho chủ điền bằng tiền mặt 10% và 90% công trái phiếu hạn 12 năm. Tá điền được giảm địa tô xuống thành 25% và có quyền mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền.
Với chương trình cải cách điền địa này chính quyền Ngô Đình Diệm đã thu lại tất cả các ruộng đất mà Việt Minh đã chia cho các tá điền, tịch thu tất cả các tài sản từng thuộc về người Pháp. Những vùng đất này được phân chia lại. Rất nhiều đất được dành cho những người di cư từ miền Bắc thay vì nhân dân miền Nam. Hầu hết phần còn lại quay trở lại về tay các chủ đất cũ người Việt hoặc tới tay những người có khả năng mua trong số những người ủng hộ chính quyền mới. (Tuy theo quy định mỗi người chỉ được giữ tối đa 100 mẫu, nhưng sở hữu lớn của một gia đình địa chủ có thể được ngụy trang bằng cách chia nhỏ cho các thành viên).
Trung tướng Trần Văn Đôn tổng tham mưu trưởng của chính phủ Ngô Đình Diệm đồng thời cũng là một địa chủ bị chính quyền Diệm truất hữu đã nói: "dòng họ nhà Trần chúng tôi có hơn 1500 mẫu đất bị truất hữu số đó được chia thành từng lô, mỗi lô 5 mẫu để bán lại. Nhưng chính phủ VNCH lại đem bán cho những người Bắc Việt di cư chứ không phải bán lại cho số 400 tá điền củ của dòng họ nhà tôi gốc Nam Bộ".
Chính phủ còn tịch thu và trả lại cho chủ cũ những vùng đất bị bỏ lại mà nông dân địa phương đã chiếm, những người nông dân này lại trở thành những người không có ruộng. Trong số những người tá điền, số ít ỏi được mùa đất thì phải mua phần đất đó với tiền trả dần từng năm.
Thông qua chính sách "cải cách điền địa" tổng thống Diệm đã trực tiếp làm cho riêng mình và dòng họ Ngô trở nên giàu có nhờ truất hữu ruộng đất địa chủ và mua lại của Pháp. "Ai ai cũng tin rằng gia đình Diệm đã làm giàu với cuộc cải cách điền địa nên mọi người đều căm ghét những quan chức và quân đội của Diệm".
3: Kết thúc:
Tới năm 1958 Ngô Đình Diệm đã khôi phục được kiểu sở hữu đất đai tại đồng bằng Nam Bộ về lại như cũ như thời trước khi pháp xâm lược khi 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và khoảng một nửa số người cày không có ruộng.
Ngày 30/6/1959 chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long số khế ước tá điền lập được đã lên tới 774286 ha (loại A: 576856 ha loại B và C 197530 ha) liên quan đến khoảng 3/4 số tá điền.
Khế ước quy định mức tô là 25%, nhưng ngay mức tô này thực chất cũng chỉ là một cách tăng tô phô biến. Trong thực tế thì địa chủ bắt ép nông dân nộp tô hơn mức quy định rất nhiều. Mức tô phổ biến trong giai đoạn này là 25% đến 40% hoa lợi. Còn theo báo Tự Do (báo của VNCH) số ra ngày 3/3/1961 thừa nhận: "tùy khế ước quy định tô 25% nhưng thực tế địa chủ thu tô từ 45% đến 50% như cũ, những năm mất mùa cũng không được giảm tô".
Vào năm 1961, khi chương trình này trên thực tế đã chấm dứt. Tổng thống Diệm đã thu được 422000 ha cộng với số ruộng đất của Pháp, thành ra vào khoảng 650000 ha. Trong số này chỉ 244000 hà được chia lại sau cuối năm 1958, chủ yếu cho những người di cư Thiên chúa giáo miền Bắc, hoặc cho những binh lính cũ hoặc những người mới tới. Ruộng đất của Pháp là thứ ruộng tốt nhất vẫn còn nằm trong tay VNCH không được chia lại.
Tính chung cả miền Nam theo bộ điền thổ và cải cách điền địa cho đến hết ngày 15/5/1960 đã đo đạc xong 424081 hà và bán lại cho 123979 nông dân. So với 1 triệu hộ tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long thì rõ ràng dụ 57 không ảnh hưởng bao nhiêu.
Theo tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế đã thống kê như sau:
- Diện tích truất hữu (2035 chủ điền)= 430319 ha (chiếm 94%)
- Diện tích đã được bồi thường = 340744 ha
- Diện tích có đơn xin mua = 297018 ha
- Diện tích đã cấp bán (123193 tá điền) = 345851 ha
- Diện tích mua trực tiếp của chủ điền (2857 tá điền) = 6362 ha
- Diện tích mua của điền chủ pháp = 220842 ha (thỏa ước VNCH với Pháp ngày 10/08/1958)
- Số tiền bồi thường bằng chi phiếu 165497567 đồng.
- Số tiền bồi thường bằng trái phiếu 1195380000 đồng.
Quá đó ta thấy được đệ nhất VNCH bóc lột nông nhân nghèo một cách dã man tàn bạo mà tinh vi hơn pháp rất nhiều. Dựa vào chiêu bài chống pháp vơ vét đất về mình rồi dựa vào quyền lực ban hành những luật lệ có lợi cho chính quyền Diệm còn nông dân thì nai lưng ra mà chịu thứ luật lệ đó.
Tuỳ gia đình cụ ạ. Các bác em nói giọng Bắc nhưng các anh chị và các cháu em toàn nố giọng Nam.Có một điều đặc biệt là nhiều gia đình di cư 1954 giữ được giọng Bắc qua cả 3 đời luôn, mặc dù các đời sau lớn lên và sinh ra ở Miền Nam.