[TT Hữu ích] Cuộc di cư lịch sử Việt Nam 70 năm trước đây

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,529
Động cơ
421,543 Mã lực
Các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Anh Bằng, ca sĩ Tuấn Ngọc , Sĩ Phú .... đều là những ca/ nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam 1954.
Nỗi lòng người đi (Anh Bằng), Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên) đều là những ca khúc bất hủ liên quan đến cuộc chia ly Nam-Bắc.

Các cụ nghe cho đỡ căng thẳng :D


Cuộc di cư này để lại cho 2 miền có những bài ca bất hủ; MB có bài "Câu hò trên bến Hiền Lương, Tình ca,... và có những bài 2 phía cùng lưu hành (không tính dân ca) như "Tự nguyện, Nối vòng tay lớn.... mời các cụ nghĩ thêm
 
Chỉnh sửa cuối:

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,679
Động cơ
367,777 Mã lực
Ông bác ruột em là tiểu tư sản cũng đi đợt này. Trước đó hoàn toàn không làm gì cho đế quốc, tay sai 😄👍
Tuy nhiên, vì vụ này mà mấy anh chị em còn lại ở miền Bắc không được vào Đ, không được giữ bất kỳ chức vụ nào, mặc dù rất giỏi chuyên môn.😂
Có gì đó sai sai.
Anh ruột ông nội (cụ M) em đi vào nam từ năm 1938, vào đó theo cụ Cai Loại lập chiến khu chống P. Chiến khu bị P đánh tan, cụ Cai Loại bị bắn chết, cụ M nhà em may mắn chạy đc lên Gia Nghĩa. Năm 54 thấy miền Bắc giải phóng nên đưa cả nhà quay trở ra, nhưng có vẻ không thích nghi đc nên năm 55 cụ lại đưa cả nhà vào nam theo Mỹ. Các bác con cụ 100% làm việc trong cq, có mấy người còn đi lính, làm sĩ quan luôn. Vậy mà ngoài này nhà em vẫn bình thường, bác ruột em vẫn đc kết nạp Đ, vẫn có tí cước sắc trong cơ quan, bố em vẫn đc đi học, đc phân việc trong cơ quan nhà nước. Có sao đâu nhỉ?
Ps: em có gặp con cháu cụ M nhà em ở trong Nam mấy lần, nghe mọi người nói thì cái chiến khu của cụ Cai Loại bị P đánh sập là do có chỉ điểm, người chỉ điểm là phó cho cụ Cai luôn, sau đc biết với nickname giống như 1 nhân vật trong tập 9 dragon ball =))
 

langchai1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-868193
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
114
Động cơ
1,412 Mã lực
Cuộc di cư này để lại cho 2 miền có những bài ca bất hủ; MB có bài "Câu hò trên bến Hiền Lương, Tình ca,... và có những bài 2 phía cùng lưu hành (không tính dân ca) như "Tự nguyện, Nối vòng tay lớn.... mời các cụ nghĩ thêm
Nhà thơ Quang Dũng quê ở Sơn Tây, quê ngoại của nhạc sĩ Hoài Bắc-Phạm Đình Chương cũng ở Sơn Tây. Vì thế, hai tâm hồn nghệ sĩ lớn đã tìm thấy sự đồng điệu trong thơ, nhạc.
Bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” được Phạm Đình Chương phổ nhạc vào mùa thu năm 1970 tại phòng trà “Đêm màu hồng” (nổi tiếng ở Sài Gòn thời đó).

Đôi mắt người Sơn Tây - Ca sĩ Thu Hà

 

langchai1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-868193
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
114
Động cơ
1,412 Mã lực
Cái này em nghĩ 1 phần do cán bộ địa phương, nhưng cái 1 phần này nó lại ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc đời của quá nhiều người thời điểm đó.
Ông ngoại em là thầy giáo, thầy thuốc Bắc. Giai đoạn trước 45 vì nhiều chữ nên có làm chức thư lại ở xã Pháp thuộc. Có 3 người con trai, bác cả năm 75 đánh chiếm dinh Độc Lập xong thì vứt hết giấy tờ đồ đoàn, thênh thang balo concoc ra Bắc vì thấy cán bộ bảo MB giờ giàu có như thiên đường, ngoài mấy bộ quần áo, quà duy nhất 15 đánh trận, là 2 mảnh vải hoa mua ở HN về cho 2 cô em gái là mẹ em với dì em. Sống cuộc sống bần hàn đến tận năm 9 mấy ông già em mới xin được đủ chứng nhận của cấp trên, đồng đội cũ thì bác mới có chế độ
Bác thứ 2, 1 thanh niên thời trẻ cực kì cao to đẹp giai nghịch ngợm kiểu thông minh như tự làm đủ thứ bẫy thú rừng, nửa đêm ra rừng cắt nguyên cành cây có tổ ong đem về vườn nhà, bơi lội bắt cá ao hồ (quê ngoại em vùng trung du không gần sông, các cụ gọi là Đất Giữa), nhẽ vì bơi giỏi mà được vào đợt đầu đơn vị trinh sát đặc công nước. Năm 68 hi sinh cả đơn vị, đến giờ vẫn chưa tìm thấy mộ
Bác thứ 3, được học hành đầy đủ, làm cán bộ nhà máy chè Phú Thọ, giai đoạn 75-85, vì cấp trên có tí mâu thuẫn mà gần chục năm giời trượt hết đợt này đến đợt khác đi tu nghiệp Liên Xô dù thừa tiêu chuẩn đi từ đợt đầu. Lý do dễ ợt: Cha đẻ làm việc cho Pháp!
Thời Pháp thuộc, cụ Văn Cao chỉ làm điện thoại viên ở sở Bưu điện Hải Phòng được có một tháng thì bỏ việc, rồi tham gia Việt Minh, lập nhiều chiến công còn chưa ăn ai cụ ơi.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,071
Động cơ
225,498 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Ngược lại với sự kiện di cư vào Nam thì ở MB năm 64 cũng đón nhận 11 chuyến tầu hồi hương của bà con Việt kiều con số lên đến 5000 người.
"Từ đó đến năm 1964, đã có 11 chuyến tàu đưa hơn 6.000 Việt kiều Tân đảo trở về. Trong chuyến tàu cuối cùng, họ còn mang theo 11 chiếc xe được mua bằng số tiền mà toàn bộ Việt kiều sống ở Tân đảo đóng góp, để mang về tặng cho Chính phủ Việt Nam. 11 chiếc xe này đã được 11 kiều bào lái về Hà Nội, tặng cho Chính phủ. Điều đặc biệt là một trong những chiếc xe đó là chiếc Peugeot 404 đã được sử dụng làm phương tiện để Bác Hồ di chuyển. Chiếc xe đó giờ vẫn được trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh."
Học sinh MN tập kết
Đọc tân đảo em lại nhớ nhà văn chu lai kể những năm 6x , đi học toàn đánh nhau với học sinh ở tân đảo về. Kể họ ko về những năm ấy thì bây giờ tân đảo chủ yếu là người Việt , như thế có khi cũng tốt
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,481
Động cơ
526,446 Mã lực
Năm 1952 ta mở Chiến dịch Hà Nam Ninh định chiếm vựa lúa của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Dân chúng Nam Định, Ninh Bình nói chung là dân Công giáo, do bị nhồi sọ, họ không ưa gì Việt Minh, nhất là xứ "Công giáo Tự trị" Bùi Chu - Phát Diệm, cho nên ta không đạt được mục tiêu đề ra
Xứ "Công giáo Tự trị" Bùi Chu - Phát Diệm là sản phẩm của người Pháp. Họ cung cấp vũ khí, xây dựng quân đội riêng cho hai xứ đạo này và cho họ một số quyền lực và biến hai xứ đạo này thành pháo đài chống lại bộ đội ta
Thế nhưng sau thất bại Điện Biên Phủ, Pháp lo ngại bộ đội ta thừa thắng đánh Hà Nội, do vậy ngày 2/7/1954 Pháp rút toàn bộ lực lượng quanh Nam Định và Ninh Bình về Hà Nội
Cuộc rút lui này làm chấn động tâm lý của người dân hai tỉnh đó, nhất là Nam Định khiến họ lo ngại sẽ bị Việt Minh "xử tội" hai năm trước đây. cộng thêm tác động chiến tranh tâm lý khiến họ kéo nhau ồ ạt đi Nam
Bà ngoại em (sn 1910) kể, tầm 1953-1954 dân giáo xứ Quần Phương, Tứ Trùng (Hải Hậu, Nam Định) theo cha Khâm (LM Vũ Đức Khâm) càn quét khủng bố du kích khốc liệt lắm. Nhà ông bà em có nuôi giấu cán bộ huyện nên cũng mất ăn mất ngủ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Tréo ngoe nhất là cụ Lưu Hữu Phước, tập kết ra Bắc nhưng bài hát của cụ lại bị sửa lời và trở thành quốc ca VNCH.
Cụ Lưu Huữ Phước có hai bài QUỐC CA, một là của chính phủ VNCH và một là của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam
Cả hái bài tồn tại đến 30/4/1975 (Bài sau thì dài hơn được một năm)
"Thanh niên hành khúc": Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Sau này chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉnh lại ca từ và chọn bài này làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân. Mặc dù bị Lưu Hữu Phước cực lực phản đối do sử dụng trái phép bài hát này, bài hát Tiếng gọi công dân vẫn được sử dụng rộng rãi tại Miền Nam Việt Nam cho tới ngày 30-04-1975. Đến nay bài hát này được phổ biến với lời gốc.
"Giải phóng miền Nam": Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
 

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,034
Động cơ
294,183 Mã lực
Thật là một thiếu sót lớn của chủ thớt khi không biết rõ ý nghĩa của cuộc đại di cư này. Tại sao mỹ bỏ của cải công sức để làm cuộc di cư này, vì 900.000 người đc Mỹ cho di cư đều thuộc giới TINH HOA của miền Bắc. Lúc đó dân số MB có hơn 10 triệu, mất đi gần 1tr người tinh hoa tài năng giỏi giang nhất, thế nên MN mới phát triển hơn MB đấy ạ. Đây là những chia sẻ của một Giáo Sư, tổng chủ biên bộ sách Cánh Diều. Mà mình đc nghe trực tiếp trong 1 buổi hội thảo chuyên đề vào năm 2023
Cụ căn cứ vào mỗi ông GS Cánh Diều rồi phán cứ như chân lý vậy. Trong khi ông GS Cánh Diều thì kiến thức hổng lỗ chõi, tham gia soạn bộ sách bị cộng đồng chửi cho nát nước vì quá tệ…

900.000 dân đi cư chỉ có thể nói là đa phần là ddân có ăn có học thôi cụ ơi. Chứ đáng để gọi là tinh hoa liệu được mấy mống?????

Cụ rất nên nhớ: Đa số tinh hoa Bắc kỳ thời bấy giờ là ở lại Miền Bắc cụ nhé! Đặc biệt là những người TINH HOA NHẤT thì đều ở lại miền Bắc.

Đã thuộc diện tinh hoa thì trừ những người vì nhiệm vụ đặc biệt phải di cư, còn lại hầu hết đều quyết định ở lại miền Bắc cụ nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

chung1012

Xe tải
Biển số
OF-101461
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
454
Động cơ
893,316 Mã lực
Bác Ngao có thêm ảnh về khu tự vệ Bùi Chu Phát Diệm không ạ. Sau Giáo Hoàng thì đây là khu vực duy nhất trên thế giới có quân đội riêng bảo vệ
 

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,553
Động cơ
854,652 Mã lực
Nơi ở
HN
Tréo ngoe nhất là cụ Lưu Hữu Phước, tập kết ra Bắc nhưng bài hát của cụ lại bị sửa lời và trở thành quốc ca VNCH.
Bài "Hồn tử sĩ" của cụ LHP cũng được bên VNCH sử dụng trong các đám tang, hiện giờ bên hải ngoại họ vẫn dùng
 

langchai1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-868193
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
114
Động cơ
1,412 Mã lực
Cụ Lưu Huữ Phước có hai bài QUỐC CA, một là của chính phủ VNCH và một là của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam
Cả hái bài tồn tại đến 30/4/1975 (Bài sau thì dài hơn được một năm)
"Thanh niên hành khúc": Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Sau này chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉnh lại ca từ và chọn bài này làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân. Mặc dù bị Lưu Hữu Phước cực lực phản đối do sử dụng trái phép bài hát này, bài hát Tiếng gọi công dân vẫn được sử dụng rộng rãi tại Miền Nam Việt Nam cho tới ngày 30-04-1975. Đến nay bài hát này được phổ biến với lời gốc.
"Giải phóng miền Nam": Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Kỳ lạ là bài "Thanh niên hành khúc" này ở MB nói riêng hay cả nước nói chung ngày nay đều ít người biết/ thuộc và hầu như không thấy phát trên đài phát thanh hay biểu diễn trên sân khấu trong các dịp lễ lạt.
 

tytum

Xe tăng
Biển số
OF-116880
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
1,268
Động cơ
422,382 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều thông tin bổ ích em cảm ơn cụ Ngao ạ
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,879
Động cơ
579,677 Mã lực
Bà ngoại em (sn 1910) kể, tầm 1953-1954 dân giáo xứ Quần Phương, Tứ Trùng (Hải Hậu, Nam Định) theo cha Khâm (LM Vũ Đức Khâm) càn quét khủng bố du kích khốc liệt lắm. Nhà ông bà em có nuôi giấu cán bộ huyện nên cũng mất ăn mất ngủ.
hồi chiến tranh chống Mỹ, chính những người Bắc 54 di cư vào Nam lại chính là những người chống cộng kịch liệt và quyết liệt nhất, hơn cả những người có gốc gác miền nam.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,167
Động cơ
562,881 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ Lưu Huữ Phước có hai bài QUỐC CA, một là của chính phủ VNCH và một là của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam
Cả hái bài tồn tại đến 30/4/1975 (Bài sau thì dài hơn được một năm)
"Thanh niên hành khúc": Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Sau này chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉnh lại ca từ và chọn bài này làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân. Mặc dù bị Lưu Hữu Phước cực lực phản đối do sử dụng trái phép bài hát này, bài hát Tiếng gọi công dân vẫn được sử dụng rộng rãi tại Miền Nam Việt Nam cho tới ngày 30-04-1975. Đến nay bài hát này được phổ biến với lời gốc.
"Giải phóng miền Nam": Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Cụ Lưu Hữu Phước còn tác giả bài "Hát giang trường hận" sau đó cụ sửa lại lời để cả hai miền cùng dùng làm bài hát tang lễ.
 

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
262
Động cơ
13,034 Mã lực
Tuổi
33
Mình không trả lời, vì câu hỏi vô nghĩa chứ không phải không trả lời được. 1tr đi đa phần là người giỏi, không có nghĩa MB chỉ con lại toàn dốt nát. Người tài hay người giỏi vào MN cũng không thể đổi trắng thay đen về bản chất chế độ Mỹ ngụy. Nên thua là tất yếu. Xin phép đc dừng tranh luận với cụ ở đây ạ, chúc cụ nhiều sk!!!
Thưa bác là trước năm 1945 thì 90% dân số mù chữ, nếu gặp các ông bà trên 80 tuổi ở quê chắc còn kể lại đó ạ. Tiếp nữa đến năm 1954 thì số lượng người biết chữ có tăng hơn nhiều qua các lớp bình dân học vụ nhưng chỉ là biết sơ sơ, gọi là đọc viết cơ bản như trẻ con lớp 1 thôi. Vậy mà di cư đến 900.000 người ạ, mà cụ bảo toàn tầng lớp tinh hoa của cụ đi thế thì đi hết mịa rồi còn đâu ạ.

Quê cháu ở vùng đất có rất nhiều nhà thờ đạo đây, và dân đi là do bị dụ đi, bị ép đi, cha đạo đi rồi nên con chiên buộc phải bỏ đi. Cụ cứ đọc lại cmt của cụ đi xem cụ có cmt là toàn tầng lớp tinh hoa bỏ đi sau 1954 không nhé.
 

sonngan

Xe đạp
Biển số
OF-856781
Ngày cấp bằng
7/4/24
Số km
31
Động cơ
287 Mã lực
Tuổi
39
Thưa bác là trước năm 1945 thì 90% dân số mù chữ, nếu gặp các ông bà trên 80 tuổi ở quê chắc còn kể lại đó ạ. Tiếp nữa đến năm 1954 thì số lượng người biết chữ có tăng hơn nhiều qua các lớp bình dân học vụ nhưng chỉ là biết sơ sơ, gọi là đọc viết cơ bản như trẻ con lớp 1 thôi. Vậy mà di cư đến 900.000 người ạ, mà cụ bảo toàn tầng lớp tinh hoa của cụ đi thế thì đi hết mịa rồi còn đâu ạ.

Quê cháu ở vùng đất có rất nhiều nhà thờ đạo đây, và dân đi là do bị dụ đi, bị ép đi, cha đạo đi rồi nên con chiên buộc phải bỏ đi. Cụ cứ đọc lại cmt của cụ đi xem cụ có cmt là toàn tầng lớp tinh hoa bỏ đi sau 1954 không nhé.
Ồ, ý mình nói bỏ đi là bao gồm cả tự nguyện, bị dụ dỗ, và bị ép buộc. Tuy vậy đa số là bị doạ cho sợ mà đi, thành phần chân lấm tay bùn, bần cùng lạc hậu thì có doạ đc họ đâu, thành phần bị dọa đa phần có TÓC, những người này so với mặt bằng chung về dân trí lúc đó là hơn hẳn rồi. Còn về mảng dân theo đạo mình không bàn tới bác nhé. Và khi nói về lịch sử bác nên sử dụng so sánh cho đúng bối cảnh, cảm giác như bác đang nghĩ tinh hoa năm 1954 như năm 2024. Thời đó biết đọc sơ sơ như hs lớp 1 bây giờ cũng là giỏi rồi đấy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

rav4_2010

Xe buýt
Biển số
OF-55923
Ngày cấp bằng
26/1/10
Số km
622
Động cơ
454,205 Mã lực
Linh mục Hoàng Quỳnh nhận xét về cụ Vũ Ngọc Nhạ như sau: "Thầy hiền lành như bồ câu và khôn lanh như rắn!".

vna_potal_thieu_tuong_vu_ngoc_nha_nha_tinh_bao_chien_luoc_xuat_sac.jpg

10 điểm \m/
Chắc bị ảnh hưởng bởi văn hóa Do Thái, con rắn ở đây nói đến khen thông minh.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,340
Động cơ
652,279 Mã lực
Thưa bác là trước năm 1945 thì 90% dân số mù chữ, nếu gặp các ông bà trên 80 tuổi ở quê chắc còn kể lại đó ạ. Tiếp nữa đến năm 1954 thì số lượng người biết chữ có tăng hơn nhiều qua các lớp bình dân học vụ nhưng chỉ là biết sơ sơ, gọi là đọc viết cơ bản như trẻ con lớp 1 thôi. Vậy mà di cư đến 900.000 người ạ, mà cụ bảo toàn tầng lớp tinh hoa của cụ đi thế thì đi hết mịa rồi còn đâu ạ.

Quê cháu ở vùng đất có rất nhiều nhà thờ đạo đây, và dân đi là do bị dụ đi, bị ép đi, cha đạo đi rồi nên con chiên buộc phải bỏ đi. Cụ cứ đọc lại cmt của cụ đi xem cụ có cmt là toàn tầng lớp tinh hoa bỏ đi sau 1954 không nhé.
Chỉ vì cái từ tinh hoa đâm các cụ cãi nhau không ngừng. Có thể sửa lại là phía Mỹ tìm cách lôi kéo nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao di cư nhằm làm suy yếu kinh tế miền bắc cũng như tăng chất lượng nhân lực cho miền nam. Còn hiệu quả đến đâu thì cũng đã thấy rồi. Không hẳn đội hình toàn sao đã là mạnh.
 

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
262
Động cơ
13,034 Mã lực
Tuổi
33
Cảm ơn Bác Ngao đã cho chúng cháu hiểu hơn về cuộc chiến. Ngày bé đi học chỉ học lịch sử 1 chiều của người chiến thắng. Cháu có hỏi ông Cháu về ngày xưa đi bộ đội thế nào ? Ông nói thì chính quyền vận động và kêu gọi bắt đi thì đi thôi, chứ có lý tưởng gì đâu. Đi vào chiến trường cũng sợ lắm vì lính mình chết như dạ, có cả trung đoàn chết sạch. Cũng được huân huy chương nhưng khi chiến thắng về thì cũng bỏ hết vì còn sống là may mắn lắm rồi. Sau được tiền chất độc da cam vì có đi qua vùng bị nhiễm.
Nhà cháu có 4 bác đều đi bộ đội, ngày xưa gọi là đi B, 2 bác đều ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 may mắn bình an trở về. Khác với ông của bác là đi vì bị bắt đi, còn các bác của cháu là chiến đấu đúng nghĩa vì lý tưởng không màng sống chết. Năm 18 tuổi tự xung phong đi bộ đội, một bác cháu còn lái lính xe dọc Trường Sơn.

Ngày xưa thì cháu nghe bị thóc chọc bị gạo hơi nhiều nên cũng tư tưởng me Tây , giờ cháu hối hận về điều đó. Thi thoảng về quê nghe các bác cháu kể chuyện chiến trường năm xưa. Cháu chả điêu thớt cụ làm gì, năm ngoái cho các cụ đi thăm lại chiến trường cũ, ghé nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh 1 chuyến.
1726797748350.png
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
498
Động cơ
11,610 Mã lực
Chỉ vì cái từ tinh hoa đâm các cụ cãi nhau không ngừng. Có thể sửa lại là phía Mỹ tìm cách lôi kéo nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao di cư nhằm làm suy yếu kinh tế miền bắc cũng như tăng chất lượng nhân lực cho miền nam. Còn hiệu quả đến đâu thì cũng đã thấy rồi. Không hẳn đội hình toàn sao đã là mạnh.
Từ "tinh hoa" là từ miệng của cụ giáo sư uy tín nhất nhì ngành giáo dục, ai cho cụ tự động sửa lời người ta? =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top