Nói một cách fairplay, cuộc di dân này là yếu tố lịch sử trong hoàn cảnh lúc đó:
Chính quyền VNDCCH không phản đối vì rõ ràng nhà bao việc phải làm để xây dựng xã hội mới. Tính ổn định chính trị phải được ưu tiên hàng đầu. Việt Minh phải lựa chọn hoặc tiếp quản một khối lượng lượng lớn các thành phần chẳng mấy thiện cảm với chủ nghĩa mà mình theo đuổi hoặc để cho họ đi khuất mắt, rảnh tay làm việc thì vế sau là tiện lợi hơn cả. Chưa kể đây là những thành phần trùm chăn trong suốt 9 năm kháng chiến gian khổ hoặc chống đối cuộc kháng chiến này. Đó là các thành phần cộng tác trực tiếp với Pháp, chống lại Viêt Minh qua mác chủ nghĩa quốc gia hay tôn giáo-dĩ nhiên là được Pháp hỗ trợ. Chẳng ai muốn “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” cả.
Trong khi đó ở nam vĩ tuyến 17:
1. Không có một đảng phái hay nhân vật nào có thể đoàn kết và xây dựng một thể chế làm đối trọng với phía Bắc. Một vị cựu hoàng thất sủng nổi tiếng ăn chơi đương kim quốc trưởng? một nhà lãnh đạo tôn giáo đầy tham vọng chính trị? một nhà hoạt động cách mạng dân chủ cải lương nửa vời? hay trong các nhân vật gắn với nỗi nhục thất trận của cuộc chiến nơi mà tinh thần độc lập dân tộc được khơi dậy hừng hục sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Tất cả là số KHÔNG.
2. Người ta đưa ông Diệm về nước chấp chính sau khi dùng người Pháp ép ngài quốc trưởng phong lưu ban chức thủ tướng tạm quyền cho ông ta. Profile của vị cựu thượng thư này không được thuyết phục cho lắm, thậm chí đôi khi còn bị so sánh ngang hàng với các anh lục lâm thảo khấu với cái vốn chỉ vài năm đi kháng chiến trước khi dinh tê. Phải tạo ra một lực lượng chính trị cho ông cựu quan lại là nhiệm vụ của các nhà phù thủy mới. Có gì đẹp bằng hình ảnh vị anh hùng đưa giáo dân về miền đất hứa, một nhà cách mạng với tư tưởng tân thời để thu hút các tầng lớp trí thức tiểu tư sản và sẽ đối đầu có vẻ sòng phẳng với một chủ nghĩa mà đã và đang là hiện thân cho ý chí dân tộc. Chủ nghĩa thực dân Pháp vẫn còn để lại nhiều di sản ngổn ngang bừa bộn ở phía Nam, một Nam kỳ nơi tầng lớp tinh hoa đều là công dân của mẫu quốc, một Trung Kỳ là rẻo đất cuối cùng của chế độ phong kiến đang lụi tàn. Nên cần lắm một lực lượng mới, vừa mang tính thời đại vừa đủ cuồng tín để làm bệ đỡ cho ông thủ tướng tạm quyền vững bước tiến lên thành lãnh đạo thực thụ.
3. Một cuộc di dân từ phía bắc vào là nước đi quá hợp lý cho ván cờ trên .