- Biển số
- OF-698009
- Ngày cấp bằng
- 8/9/19
- Số km
- 9,262
- Động cơ
- 350,937 Mã lực
Cụ nói tập trung cả triệu quân làm mồi thì cụ mới chỉ hình dung kiểu tác chiến cổ điển thôi.Cụ không tính khả năng của vũ khí hiện đại ? Một pháo đài bay B52 có thể mang hơn 30 tấn bom . Còn trong WW2 máy bay mang nhiều bom nhất là B29 cũng chỉ mang được 9 tấn bom , ngang với những máy bay tiêm kích bây giờ mà thôi ! Chưa kể phi công phản lực thì tiêu chuẩn khác hẳn phi công máy bay cánh quạt .
Và giờ tấn công những mục tiêu xa thậm chí không cần máy bay . 1 quả tên lửa không cần đầu đạn hạt nhân cũng đủ quét trụi 1 vùng . Chưa kể tên lửa hành trình có thể tấn công cách vài ngàn km .
Giờ lực lượng bộ binh chỉ yếu làm nhiệm vụ dọn dẹp chiến trường là chính , chứ không như thời WW2 nữa . Giờ cụ tập trung cả triệu quân thì chỉ làm mồi cho các loại vũ khí hiện đại mà thôi .
Cho nên viễn cảnh huy động cả triệu quân tham gia 1 trân đánh như bây giờ là không bao giờ xảy ra .
Đầu tiên tác chiến hiện đại thì càng chuyên nghiệp hơn, không phải ông nào cũng ra trận trực tiếp cầm súng bắn. Ví dụ một ông phi công cất cánh thì đã gồm cả bộ sậu dẫn bắn, chỉ huy, trinh sát đằng sau rồi. Ngay cả dùng UAV thì em đoán mỗi UAV cũng phải có một vài ông ở nhà điều khiển. Quân số ở đấy chứ đâu.
Thứ hai, khả năng cơ động cao hơn nên quy mô chiến trường cũng lớn hơn. Nếu trận đánh thời cổ đại có quy mô vài km thì đến thế chiến 2 là cả trăm km. Thời hiện đại có thể là cả hàng nghìn, vạn km. Giả sử Nga - Mỹ oánh nhau, Nga có 2 triệu máy bay chẳng hơn ông Mỹ có 1 triệu máy bay? Kết quả là gì, ông Mỹ sẽ cố sức sản xuất cho ngang hoặc hơn 2 triệu máy bay -> số phi công sẽ cần gấp đôi. Vậy điều gì khiến kịch bản đó khó xảy ra, vì giới hạn nguồn lực các bên không thể sx nhiều máy bay thế, chứ nếu có đủ lực thì khi đánh tổng lực nó sẽ sx đến tối đa công suất đấy.