- Biển số
- OF-347034
- Ngày cấp bằng
- 17/12/14
- Số km
- 544
- Động cơ
- 276,924 Mã lực
Hiện giờ các đội quân lớn, trừ khi chơi nuke, còn tác chiến quy ước đều dễ làm mồi cho mấy thằng cường quốc công nghệ cao.Cụ nói em thấy không đúng rồi .
Một UAV cần vài người điều khiển nhưng sức mạnh của nó có thể ngang cả trăm người WW2 thậm chí còn hơn nữa cụ ạ !
Khả năng Mỹ với Nga đấu tay đôi máy bay , xe tăng là không bao giờ có cụ ạ . Giả sử tụi nó đánh nhau thì vài loạt tên lửa bắn qua , bắn lại với nhau có khi cả thế giới tan tác sạch rồi . Cần gì sx 1 đống vũ khí làm gì cho mệt ?
Giờ chiến tranh hiện đại mục tiêu đầu tiên của cụ là những trung tâm chỉ huy sâu trong lòng địch , đài ra đa quan sát , sân bay vv những cái đó bị hủy diệt thì máy bay , xe tăng của cụ cũng chỉ là đống sắt vụn mà thôi . Mà thời WW2 thì không thể làm như vậy được cụ à .
Từ thời chiến tranh lạnh người ta đã có khái niệm về vũ khí chiến lược . Đó là những loại vũ khí có thể thay đổi cuộc chiến 1 cách nhanh chóng nếu cần . Ví dụ tầu ngầm hạt nhân chẳng hạn , vài chiếc có thể quét sạch cả 1 đất nước .
Ví dụ Mỹ đánh Irac , tên lửa hành trình , bom thông minh hủy diệt gần hết mục tiêu quan trọng , bộ binh của họ chỉ làm nhiệm vụ dọn dẹp là chính .
Vậy các nước có những loại vũ khí hiện đại thì việc gì họ phải xây dựng 1 lực lượng quân đội đông làm gì cho tốn kém ? Nga giờ cũng có chưa đến 1 triệu , Mỹ hơn 1 triệu mà họ vẫn đủ sức chinh chiến khắp nơi !
Đúng như cụ nói tác chiến hiện đại không chú trọng va chạm trên chiến trường bằng tấn công chiều sâu vào cơ quan đầu não, hệ thống thông tin, cơ sở hậu cần.. Mấy cái này giống như hệ thần kinh, xương sống và hệ tiêu hóa vậy, mất nó thì cơ thể dù có to xác đến đâu cũng là bị thịt
Tác chiến chiều sâu thì Mỹ nó vẫn là thằng đi đầu. Nó có cả học thuyết cùng với việc chú trọng phát triển lực lượng tấn công chiến lược vào hậu phương của đối thủ.
Để chống lại tác chiến chiều sâu thì các lực lượng đối lập sẽ chuyển sang sử dụng cấu trúc tổ chức kiểu du kích, tổ chức thành các nhóm nhỏ, độc lập, tránh dùng các thiết bị hiện đại, hoạt động tự do linh hoạt theo hoàn cảnh.. Cấu trúc đó khiến cho việc phá vỡ hệ thống chỉ huy trung tâm không có hiệu quả nữa. VD như cuộc chiến Mỹ - Taliban trở thành 1 cuộc rượt đuổi bất tận