[Funland] Cùng tìm hiểu về 54 dân tộc anh em.

volanggo

Xe tăng
Biển số
OF-152533
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,743
Động cơ
367,498 Mã lực
Nơi ở
Giống một số cụ trên này
Mường nhà cụ thì về cơ bản vẫn là Kinh thôi.2 tộc người này khá tương đồng nhau về ngôn ngữ văn hóa.
Vẫn là Kinh là thế nào cụ. Kinh là Kinh Mường là Mường......có một số nét tương đồng là do có sự giao thoa sớm về văn hóa.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hết Thái chưa cụ Pháo, tới Mường nhà em nhé, cơ bản cho tới giờ thì văn hóa về người Mường em cũng không nắm được mấy do đã bị mai một nhiều...em còn giũ được mỗi tiếng nói còn một số nếp sống và phong tục thì em cũng không biết nhiều lắm.
Vầng, còn lại phần ma chay nhưng có rất ít tài liệu nên ta sang phần người mường.
2 ) Dân tộc mường
Tên gọi khác : Mol, Mual.
Các nhóm nhỏ : Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá).
Địa bàn cư trú : Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình
Kiến trúc nhà ở

Những nếp nhà sàn đơn sơ của người Mường

Những ngôi nhà sàn nằm tựa lưng vào thế núi

Những bậc cầu thang của người Mường nhất thiết phải là số lẻ


 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Không phải đâu cụ à, phong tục của Tông dật là thế đó cụ à, em nào thích cụ thì nhớ nhà đó tối lấy gạy chọc chọc vào sàn mấy cái làm hiệu là em nó ...
Em chỉ nghe đồn thổi thôi =))
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
12,873
Động cơ
1,079,153 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Vẫn là Kinh là thế nào cụ. Kinh là Kinh Mường là Mường......có một số nét tương đồng là do có sự giao thoa sớm về văn hóa.
theo e biết thì không hẳn là giao thoa về văn hóa sớm, mà là người Kinh và người Mường có cùng tổ tiên, có thể nói là họ hàng gần nhau nhất trong số các dân tộc, Kinh và Mường cùng nhóm ngôn ngữ, và người Việt cổ cũng sống trên núi như người người Mường trước khi có nhóm người xuống miền xuôi lập nghiệp. Nếu e nhớ không nhầm thì trước học lịch sử có nói đến điều này, người Việt cổ sống bằng săn bắn, hái lượm, ở nhà sàn để tránh thú dữ..., thế thì khác quái gì người dân tộc thiểu số bây giờ. E đọc 1 tài liệu có nói rằng, nhóm người xuống núi đi về miền đồng bằng, miền biển sau này là người Kinh, nhóm ở lại núi sau là người Mường :D
 
R

Ruoumauson

[Đang chờ cấp bằng]
Thớt cụ hay quá =D>
Em dân tộc Nùng nên vào hóng xem có điều gì em chưa biết về chính dân tộc mình :D
 

cabin

Xe tăng
Biển số
OF-10642
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
1,057
Động cơ
534,881 Mã lực
Thanks cụ Pháo vì đã cung cấp những thông tin bổ ích cho diễn đàn. Chúc cụ luôn khỏe mạnh và có nhiều bài hay hơn nữa!
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,639
Động cơ
893,295 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Không phải đâu cụ à, phong tục của Tông dật là thế đó cụ à, em nào thích cụ thì nhớ nhà đó tối lấy gạy chọc chọc vào sàn mấy cái làm hiệu là em nó ...
Em chỉ nghe đồn thổi thôi =))
Nghe cụ miêu tả em thấy sinh động như cụ đã làm nhiều lần rồi ấy :))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Mường nhà cụ thì về cơ bản vẫn là Kinh thôi.2 tộc người này khá tương đồng nhau về ngôn ngữ văn hóa.
Cái này cụ sai rồi, em cũng ở với người Mường rồi nên em biết. Hiện nay thì có phần học hỏi của nhau về cách sống nên cụ thấy vậy. Họ vẫn giữ được khá nhiều phong tục và bản sắc văn hóa đẹp đấy ạ.
 

volanggo

Xe tăng
Biển số
OF-152533
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,743
Động cơ
367,498 Mã lực
Nơi ở
Giống một số cụ trên này
Tiếp đi cụ Pháo, em muốn cụ liền mạch nên có chỗ nào em biết em mới tham gia được.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thớt cụ hay quá =D>
Em dân tộc Nùng nên vào hóng xem có điều gì em chưa biết về chính dân tộc mình :D
Thanks cụ Pháo vì đã cung cấp những thông tin bổ ích cho diễn đàn. Chúc cụ luôn khỏe mạnh và có nhiều bài hay hơn nữa!
Cho hai cụ thưởng thức bài này
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
http://linkh8.blogspot.com/2014/03/loat-anh-thieu-nu-hon-nhien-tam-tien.html
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tiếp đi cụ Pháo, em muốn cụ liền mạch nên có chỗ nào em biết em mới tham gia được.
Phong tục đang bị mai một rồi cụ ạ :((
Ngủ thăm – phong tục độc đáo của người Mường, Hòa Bình



(Cinet – DTV) - Người Mường (Hòa Bình) còn tồn tại một phong tục rất độc đáo, đó là "ngủ thăm". Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau vài lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang hỏi cô gái làm vợ.

Tối tối bản Mọc lại nhộn nhịp bước chân các chàng trai đi cạy cửa ngủ thăm. Ảnh minh họa
[FONT=&quot]Đây là một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Mông, Dao, Mường… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tục ngủ thăm nhiều nơi đã không còn tồn tại. Chỉ có ở bản Mọc, xã Đồng Nghê tục cạy cửa ngủ thăm vẫn còn được giữ gìn nguyên sơ.[/FONT]
[FONT=&quot]Tối tối khắp xóm lại nhộn nhịp bước chân trai tráng trong làng và thanh niên các xóm lân cận. Các chàng trai bản Mọc bắt đầu biết cạy cửa từ lúc mới 14 tuổi. Tất cả con trai trong bản đều nắm rõ nhà nào có con gái mới lớn, then cửa chỗ nào, bên trong có gậy chống hay không, nhà có mấy con chó... Bất kể nhà nào, cứ có con gái chưa chồng từ 14 tuổi trở lên, con trai đều có thể đến cạy cửa ngủ thăm. Nhiều nhà còn tự hào vì con gái mình có nhiều người đến ngủ thăm. [/FONT]
[FONT=&quot]Khi đêm xuống, các chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh. Vào được rồi, chàng ta sẽ nằm xuống bên cạnh cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.[/FONT]
[FONT=&quot]Tuy nhiên, một chàng trai sau khi cạy cửa vào được nhà, chui được vào màn nhưng chưa chắc đã được các thiếu nữ cho ngủ thăm. Có cô gái dửng dưng, có cô cự tuyệt, có cô hét toáng lên khiến một số chàng chưa đủ kinh nghiệm non gan chạy " mất dép". [/FONT]
[FONT=&quot]Theo phong tục của người dân nơi đây, người lạ muốn cạy cửa ngủ thăm thì phải xin phép trưởng bản trước, nếu không sẽ bị trai bản đánh chết. [/FONT]
[FONT=&quot]Người Mường xưa cho rằng, tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó người con trai (từ 15 tuổi trở lên) phải cạy cửa vào tận giường tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của ba bề, bốn bên. [/FONT]
[FONT=&quot]Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai. Việc “vào tận nhà, xà tận giường” đối tượng cũng chính là dịp để người con trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ... Sau vài đêm đêm tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết định cho chàng trai “ngủ thật” hay không. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau vài lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang hỏi cô gái làm vợ. [/FONT]
[FONT=&quot]Giờ đây, mặc dù đời sống văn hóa có nhiều đổi thay, nhưng tối tối bản Mọc vẫn nhộn nhịp bước chân các chàng trai đi cạy cửa ngủ thăm. Đó là một nét văn hóa riêng, độc đáo của người Mường nơi đây.[/FONT]

http://dantocviet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=61192&sitepageid=324
 

cuop

Xe tăng
Biển số
OF-34978
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
1,047
Động cơ
481,790 Mã lực
Phong tục đang bị mai một rồi cụ ạ :((
Ngủ thăm – phong tục độc đáo của người Mường, Hòa Bình
Mấy anh người Kinh lên đó làm đường, làm thủy điện nhiều quá nên pà con phải bỏ phong tục này để tránh những hậu quả đáng tiếc. :))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Mấy anh người Kinh lên đó làm đường, làm thủy điện nhiều quá nên pà con phải bỏ phong tục này để tránh những hậu quả đáng tiếc. :))
Cụ nói cũng đúng, hiện tai ở tỉnh em tục lệ này đang bị lợi dụng cụ ạ.
Sau 5 lần "ngủ thử" mới được cưới
Sau khi ngủ thăm 5 lần, nhiều chàng trai cô gái nên duyên chồng vợ
Trong kho phong tục lâu đời của người Mường có phong tục "ngủ thăm". Tục lệ này cho phép những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới "ngủ thăm" nhà một cô gái mà họ ưng.
Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm việc, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để "ngủ thăm". Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.
Sau 5 lần ngủ thăm mà thấy ưng nhau, chàng trai sẽ cùng gia đình tới nhà gái để xin làm đám cưới. Theo quy định sau khi vào được nhà chàng trai nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không chạm vào người nhau.
Phong tục này có từ lâu đời và nay vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, tại một số nơi đã bị bỏ do có những hệ lụy trái chiều.
http://afamily.vn/chuyen-la/nhung-phong-tuc-hon-nhan-la-nhat-viet-nam-20130227121835286.chn
 

Triệu Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310005
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
470
Động cơ
301,590 Mã lực
Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.
Hoàn cảnh ghê :))
Phong tục cưới hỏi của người Mường Ao Luông
Mỗi dân tộc có một phong tục, một nét văn hóa riêng trong nghi lễ hỏi – cưới. Đám cưới của người Mường ở Ao Luông (Văn Chấn, Yên Bái) cũng có những điểm độc đáo khác biệt, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của họ.
Trước đây, người Mường Ao Luông có phong tục cưới xin rất phức tạp, nhiều nghi lễ. Việc hôn nhân của con cái được quan niệm là do “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, bố mẹ ưng ý thì con cái phải thuận theo bố mẹ. Ngày nay, việc cưới hỏi của người Mường đã giảm bớt phép tắc, đã được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu. Lễ hội Nàng Han tổ chức hàng năm từ ngày 5/5 đến hết tháng 3 âm lịch cũng là dịp để trai gái tìm hiểu lẫn nhau. Khi đã tìm hiểu kỹ thì báo với hai bên cha mẹ để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho một đám cưới. Lúc này, nhà trai sẽ tìm một ông mối, nhà gái tìm một bà mối đến để đôi bên gia đình nói chuyện, đối đáp với nhau. Người Mường Ao Luông cũng có quan niệm giống người Kinh về những điều kiêng kỵ trong hôn nhân, đó là những người cùng họ tộc không được lấy nhau, phải cách nhau ít nhất là 3 đời.
Khi sang nhà gái dạm hỏi, ông mối phải mang theo 12 chiếc bánh sừng bò (bánh gói bằng lá cây chít), một chai rượu gạo nếp, đặt trước với bố mẹ cô gái để thưa chuyện. Bố mẹ cô gái nếu đồng ý thì nhận và làm một bữa cơm chiêu đãi ông mối rồi nhà gái treo 12 chiếc bánh lên cột nhà gần khu bếp 3 ngày 3 đêm.
Trong khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm đó nếu có con chim cú mèo kêu thì đó là điềm báo không tốt, trai gái hai nhà không nên lấy nhau. Ngược lại, nếu không có cú mèo kêu thì là điềm tốt, sau 3 ngày nhà gái sẽ gọi ông mối nhà trai đến, mang rượu ra uống và đồng ý gả con gái.
Lễ dạm hỏi của người Mường Ao Luông trước kia thông thường phải trải qua 5 lần đi lại:


Lần 1: Nhà trai mang 1 chai rượu, buồng cau, lá trầu, chè khô.
Lần 2: Khi nhà gái nhận lời thì mang bánh chưng, rượu, chè khô.
Lần 3: Mang theo bánh dày, 2 chai rượu, 1 buồng cau, chè khô.
Lần 4: Nhà trai mang đến bánh dày và rượu.
Lần 5: Nhà trai mang đến cau, trầu, bánh dày và rượu và đây là lần nhà trai chính thức xin ngày ăn hỏi.


Theo thời gian, việc cưới xin của người Mường đã đơn giản hơn rất nhiều, nhà trai sau khi đến nhà gái thưa chuyện nếu được nhà gái đồng ý thì về chuẩn bị lễ ăn hỏi với các lễ vật thông thường như: rượu, thịt, tiền mặt sau đó chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Cô dâu khi về nhà chồng thường có một số của hồi môn do chính tay mình làm như: chăn, chiếu, gối, đệm tặng những người già, bố, mẹ, anh, chị, em ruột bên nhà trai. Cô dâu mới được gia đình nhà chồng nhận xét đánh giá là đảm đang, ngoan hiền hay không phụ thuộc vào số của hồi môn mà cô mang theo, bởi vì để làm được số của hồi môn trên thì từ lúc 12 - 13 tuổi cô dâu đã phải chuẩn bị các vật dụng để làm.
Tục hôn nhân của dân tộc Mường xưa nay tồn tại hai hình thức là đón dâu về ở hẳn nhà chồng và tục lấy rể (tục lấy rể thường là ở những gia đình thiếu con trai). Tục ở rể thì trước đây nhà trai phải chủ động sắm lễ để ra mắt chàng rể tại bên nhà gái. Theo quy ước thì lễ ra mắt gồm có các lễ vật đó là: 4 thúng gạo nếp, 1 buồng cau, 40 chai rượu, một bó trầu, 2 tạ lợn, chọn khoảng 20 - 30 người thanh niên chưa vợ để khiêng các đồ lễ vật sang nhà gái.
Đồng bào Mường có tục chăng dây khi nhà trai đến cổng nhà gái hoặc có hai người canh cửa không mở, bao giờ nhà trai cho tiền họ mới mở cửa. Khi cửa mở đi đầu sẽ là một cô gái đại diện cho họ nhà trai đội 1 mâm xôi có hai con gà trống thiến đã mổ và luộc chín. Gà trên mâm phải có cựa nếu không con gà đó sẽ không có ý nghĩa gì và nhà gái căn cứ vào đó sẽ không đón tiếp nhà trai.


Cho đến khi ông mối đưa được chàng rể vào trong nhà sàn là mọi thử thách nhà gái đặt ra với chàng rể đã hết. Ông mối hết trách nhiệm và giao quyền cho ông bố rể mượn (nhà trai nhờ một người đàn ông khoảng 55 tuổi trở lên làm bố rể mượn để nói chuyện với nhà gái). Lúc này, ông bố rể mượn giữ vai trò quan trọng trong việc giao tiếp chính với nhà gái và dắt chàng rể đến bàn thờ tổ tiên để lạy.
Tiếp đến ông bố rể mượn dắt chú rể đi giới thiệu với từng người bên họ nhà gái, tuỳ theo họ gần hay họ xa mà chú rể phải lạy như thế nào, việc đi lạy từng người có ý nghĩa là chú rể cảm ơn đã nuôi nàng dâu trưởng thành, thông minh, khoẻ mạnh, chăm chỉ làm ăn, hiếu thảo với cha mẹ.
Khi chú rể đi lạy mọi người xong, các mâm cỗ cũng được bày ra, mọi người ngồi vào mâm ổn định. Ông bố rể lại dắt con rể đi chào từng mâm một sau đó mới được ngồi vào ăn. Trước kia ở nhà gái còn có tục chuẩn bị 2 hũ rượu cần, ông mối xin phép nhà gái làm lễ khấn rượu, khi ông mối làm lệ này nhà gái đứng một bên, nhà trai đứng một bên để đáp lời. Sau đó, mọi người chung vui và uống rượu mừng cho cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, đông con và mừng cho 2 gia đình đã có thêm được dâu hiền, rể thảo.


Khi đoàn đón dâu về đến nhà trai, dừng ở cách chân cầu thang khoảng 3 mét, tại đó đã đặt sẵn một chiếc nồi đồng đựng nước sạch, kê nhiều hòn đá hoặc đặt thanh ván sạch nối đến chân cầu thang, sau khi rửa sạch chân mọi người mới được bước lên nhà sàn. Lúc này, bà mối bên nhà gái dẫn dâu đến lạy trước bàn thờ tổ tiên, lạy họ hàng nhà trai, tất cả khách đều được mời lên nhà và ngồi theo thứ tự. Khi làm hết mọi thủ tục, mọi người cùng ngồi vào ăn cơm, uống rượu. Trong cỗ cưới của người Mường tuyệt đối không có tiết canh, đó là điều tối kỵ.
Đêm đó, tại nhà trai sẽ diễn ra tiệc hát đối, hát ví, họ dành cho nhau những lời chúc tụng rất vui vẻ. Trong đêm đó còn diễn ra tục lệ cô dâu mới vái lạy vua bếp để cầu vua bếp phù hộ cho mình trong công việc nội trợ phục vụ gia đình nhà chồng được chu đáo.
Người Mường ở Ao Luông cũng có tục lại mặt giống như dân tộc Kinh, sau 3 ngày 3 đêm chú rể đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ để làm lễ lại mặt. Lễ vật gồm có 1 đôi gà, 1 coóng cơm nếp, 2 chai rượu, trầu cau. Sau đó, buổi chiều chú rể lại đưa cô dâu trở lại nhà mình, vào đêm thứ 4 ở nhà trai đôi trai gái mới cưới đó mới chính thức động phòng.
Hiện nay đám cưới chỉ diễn ra đơn giản theo các bước: dạm hỏi, lễ ăn hỏi và lễ cưới đón dâu. Nhiều gia đình đã tổ chức đám cưới theo nếp sống mới, đơn giản, ít rườm rà nhưng vẫn lưu giữ được một số phong tục truyền thống của dân tộc Mường, góp phần làm giàu vốn văn hóa của 30 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/chitietcuoihoinguoimuongaoluong.aspx
 
Chỉnh sửa cuối:
R

Ruoumauson

[Đang chờ cấp bằng]
Em hỏi khí không phải,cụ họ Nông đúng ko.Em thấy người Tày,Nùng hay có họ này.
Hì... Rất tiếc ko phải cụ ah :D
Cho hai cụ thưởng thức bài này
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
http://linkh8.blogspot.com/2014/03/loat-anh-thieu-nu-hon-nhien-tam-tien.html
Em cảm ơn cụ nhé, chiều mai em mời cụ vodka sau (b) :D
 

RIM Leather

Xe tải
Biển số
OF-320838
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
440
Động cơ
292,545 Mã lực
bao giờ em mới lên đời xe ,cho em ghé chân các cụ nhé ! :)
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,639
Động cơ
893,295 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Góp với các cụ ảnh cô gái Nùng ở Hà Giang em chụp trộm được.



Cô gái Nùng ra phố chợ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top