[Funland] Cùng tìm hiểu về 54 dân tộc anh em.

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,639
Động cơ
893,295 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Gia đình một người Mán (người Dao Đỏ) ở bản Nậm Choong, HG. Các cụ xem họ đã hòa đồng với văn hóa người Kinh đáng kể rồi đấy:


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nét đẹp văn hóa cồng chiêng của người Mường Hòa Bình
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường. Trong đó, văn hóa cồng chiêng đã theo suốt chiều dài lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay và ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Tháng 10/2011, màn hòa tấu cồng chiêng tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động văn hóa cồng chiêng của tỉnh.



Cồng chiêng được tổ chức hoành tráng trong những Ngày hội lớn của tỉnh.


Luyện những làn điệu mới ở bản làng vùng xa.



Thôn, bản cồng chiêng về với hội làng.



Nhóm ảnh của Trần Quốc Dũng
http://www.baohoabinh.com.vn/256/81825/Net_dep_van_hoa_cong_chieng_cua_nguoi_Muong_Hoa_Binh.htm
 
R

Ruoumauson

[Đang chờ cấp bằng]
Góp với các cụ ảnh cô gái Nùng ở Hà Giang em chụp trộm được.



Cô gái Nùng ra phố chợ
Đây là Nùng trên em ah :D

Em thấy bây giờ còn ít dân tộc nào giữ đc trọn vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình lắm cụ ơi. Kinh hóa hết rồi :D ngẫm từ bản thân em, dân tộc em cũng vậy thôi. Vì đc Đ.ảng, CP quan tâm nên điện, đường, trường, trạm đã về tận thôn xóm...bọn em cũng xuống xuôi đi học nghề và làm việc nữa, mọi thứ bây giờ pha trộn đến hơn 50% rồi :D
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Một số phong tục tết của dân tộc Mường Tây Bắc

http://mocchautourism.com/index.php/vi/news/Van-hoa-cac-dan-toc/Mot-so-phong-tuc-tet-cua-dan-toc-Muong-Tay-Bac-54/

Bánh Chưng ngày tết

Dù giàu hay nghèo, người Mường vùng Tây Bắc không thể thiếu bánh chưng trên bàn thờ. Có điều bánh chưng nhỏ, dài độ gang tay gọi là bánh chưng ống chỉ 1 và 2 lạng gạo. Tuy bánh nhỏ nhưng số lượng khá nhiều, nhà nghèo ít cũng trên dưới 200 chiếc, nhà khá giả gói đến cả ngàn chiếc. Vì thế phong tục người Mường có lệ bản, ngày gói bánh trước ngày tết của gia đình mình từ 2 đến 3 ngày. Người trong bản, trong họ hẹn lịch nhau, tập trung gói hết từ nhà này đến nhà khác.
Ngày gói bánh tết là ngày hội bận rộn nhưng rất vui của chị em, kể cả những chàng rể, cô dâu tương lai đều có mặt, là nơi hội tụ trai, gái đến tuổi cập kê, họ Đang (hát).
Bánh tết của anh
Tuổi xuân của em
Hẹn ngày đôi ta
Bánh chưng còn là quà của chủ nhà phát vốn cho nhiều người, nhất là trẻ em đến chúc tết không phát vốn bằng tiền) nếu là người già và bề trên trong hệ còn kèm theo gói thịt băm.


Món cá chua
Ngày xửa ngày xưa, người Mường bấm đốt ngón tay để xem ngày, chuẩn bị các món ăn cho ngày tết thật chu đáo, trong đó nhất thiết nhà nào cũng phải có món cá ướp chua
Để có một “Pe cá Tua”- hũ cá chua không phải dễ. Con trai đi quăng chài vào đêm, đem cá về mổ bụng moi ruột, cắt khúc nhỏ bằng hai ngón tay, bỏ đầu đuôi, ướp muối, đem xôi, sau đó thêm một ít cơm nguội, ít men rượu, trộn đều rồi cho vào hũ, được 15 ngày thì bỏ thính vào.
Cá ướp chua để từ 3 đến 6 tháng, bày lên mâm ăn ngay. Cá ướp chua gói vào lá thầu dầu (bánh tẻ) rồi nướng. Cá ướp chua nấu canh có thêm gia vị: Lá sả, gừng, ớt, mắc khén. Cá ướp chua làm bánh và đồ cơm (vung chảo xôi bằng gỗ).
Người Mường có câu: “ăn một miếng cá chua, sáng mắt cả năm” mùi thơm của cá chua nướng, hơi bốc lên của chõ xôi bánh khêu gợi mời gọi mọi nhà đón xuân về.
Ăn chay
Đêm 29 và 30 tháng chạp, nhà nhà đều thắp hương, sắm mâm rau, quả, rượu, trầu cau, không có thịt cá, gọi là ăn chay để đón “ma nhà” và tổ tiên về ăn tết. Do đó, gọi bữa “tiệc” đêm 29 và 30 tháng chạp là ngày ăn chay.
Uống rượu khi hát
Hát dân ca (Đang) là độc đáo nhất của dân tộc Mường, trong mâm cỗ ngày tết không thể thiếu. Nhưng bây giờ không phải ai cũng biết Đang như ngày xưa, cho nên cải biến bằng cái lệ. Chủ mâm xướng ra một đôi chén rượu, đôi chén ấy đặt trước ai người ấy phải Đang, nếu không biết thì hát bất kỳ bài gì mà mình biết. Khối anh cán bộ người Kinh phải hát cả bài kết đoàn là vì thế.
Trần Tuấn sưu tập​
Theo: baodientusonla
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đây là Nùng trên em ah :D

Em thấy bây giờ còn ít dân tộc nào giữ đc trọn vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình lắm cụ ơi. Kinh hóa hết rồi :D ngẫm từ bản thân em, dân tộc em cũng vậy thôi. Vì đc Đ.ảng, CP quan tâm nên điện, đường, trường, trạm đã về tận thôn xóm...bọn em cũng xuống xuôi đi học nghề và làm việc nữa, mọi thứ bây giờ pha trộn đến hơn 50% rồi :D
Hiện nay em cũng đang làm ở khu vực với người Ê Đê, đúng như cụ nói có nhiều cái đã thay đổi rồi, cũng có tắm tiên nhé :)) khi nào đến phần Ê đê em sẽ nói rõ về họ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
(ĐCSVN) – Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, nhiều dân tộc có phong tục đón Tết riêng độc đáo. Nhờ vậy đã làm giàu có và phong phú thêm kho tàng văn hóa độc đáo của nước nhà.

Hát sắc bùa của người Mường (Ảnh: nguồn saigonnews.vn)

Hát sắc bùa trong ngày tết của dân tộc Mường
Với gần khoảng một triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa..., trong ngày tết dân tộc Mường vẫn còn lưu giữ phong tục đặc sắc là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng Một, mùng Hai, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà đấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh- mừng tuổi cho con trẻ.
Ngoài ra, theo phong tục, Đi chơi ngày Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Phụ nữ Mường Bi, Mường Chậm (Hòa Bình) mặc váy đen, áo trắng ngắn, cạp váy to dệt hoa văn trang nhã, đầu quấn khăn màu trắng, áo trắng phủ ra ngoài che một phần cạp váy, lấp ló chiếc yếm dệt hoa văn bên trong.
Phụ nữ Mường (Thanh Hóa) trang phục gồm khăn chàm thẫm, thêu hoa, áo cánh đủ màu với hai gam chính là xanh nhạt và vàng nhạt và cạp váy thường quấn ra ngoài áo...
Người Nùng tết gà sống thiến bố mẹ vợ
Với dân số gần một triệu người, từ lâu người Nùng cũng đã có những tập tục rất đặc biệt trong ngày Tết.
Một trong số những tập tục đặc sắc đó là tục tết bố mẹ vợ gà sống thiến. Theo phong tục của người Nùng, trong mẫm lễ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong ngày Tết phải có thịt gà sống thiến. Và con gà để ăn Tết phải được nuôi từ mấy tháng trước Tết, cho ăn toàn thóc. Sáng mùng Một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ màu (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).

Để chuẩn bị đón Tết, bắt đầu từ ngày 28 và 29, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động; trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng... Tối 30, mọi người trong làng chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về đón giao thừa. Sáng mùng 1, họ có tục mừng tuổi cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.

Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy; trẻ con thì chơi quay, múa sư tử...
Bánh chưng đen của người Thái trong ngày tết
Người Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu người, chủ yếu sống ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An. Đối với người Thái ở nhiều vùng, thường 25 tháng Chạp là phiên chợ cuối cùng, lớn nhất trong năm, sau đó là nghỉ ngơi chơi Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng.
Người Thái thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen. Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái chủ yếu để dâng lên tổ tiên.
Sáng 30, các nhà mới tiến hành luộc bánh chưng và thịt lợn. Tối 30 là bữa cơm Tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm người ta thức uống rượu, hương không bao giờ tắt.

Sáng mùng Một, người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít. Phụ nữ trong nhà hôm mùng Một Tết được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma nhà. Sau đó người ta dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm thấp hơn cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai trong nhà để cho phụ nữ ăn trước, và chỉ như vậy mỗi ngày mùng Một Tết (hàng ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông).

Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Thái kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng Một Tết. Tối ngày mùng Một họ đã làm lễ tạ.
Từ chiều mùng Một, thanh niên bắt đầu đi chơi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về.
 

Bò Ma

Xe buýt
Biển số
OF-27819
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
955
Động cơ
492,944 Mã lực
Hồi Tết vừa rồi lên Đồng mô chụp nhiều ảnh lắm mà bây h tìm không thấy , không biết là quên ở đâu nữa...
 

Má Lúm

Xe tăng
Biển số
OF-179077
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
1,685
Động cơ
350,550 Mã lực
Nơi ở
facebook.com/dacsancaobang
Cụ phải giới thiệu dân tộc Tày đầu tiên chứ, hehe, đông nhất sau người Kinh mà.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ phải giới thiệu dân tộc Tày đầu tiên chứ, hehe, đông nhất sau người Kinh mà.
Em thì cứ dân tộc nào có tắm tiên là em giới thiệu trước =))
Thế mợ dân tộc gì ? :))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Khà khà, thế là thiên vị quá rồi :))
Đâu có, cái này các cụ bảo là đẹp thì phô, xấu thì che, vì không có cái xấu nên cái nào đẹp hơn thì phô ra trước mợ ạ :))
 

Má Lúm

Xe tăng
Biển số
OF-179077
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
1,685
Động cơ
350,550 Mã lực
Nơi ở
facebook.com/dacsancaobang
Đâu có, cái này các cụ bảo là đẹp thì phô, xấu thì che, vì không có cái xấu nên cái nào đẹp hơn thì phô ra trước mợ ạ :))
Về đẹp thì em thấy có Tày và Thái là đẹp nhất, trắng trẻo. :D đấy là em thấy thế, hehe
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lễ hội của người Mường

Lễ hội Đâm đuống







Trình diễn giã gạo (lễ hội Đâm đuống)



Các thiếu nữ trình diễn đâm đuống - Ảnh: Hoàng Hà (VnExpress.net
Lễ hội Đâm đuống hay chàm đuống của dân tộc Mườnghttp://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Dng; Theo tiếng Mườnghttp://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_M%C6%B0%E1%BB%9Dng "đuống" là máng gõ để giã lúahttp://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa và "chàm" là đâm. Thực chất là hình thức giã gạo nhưng giã gạohttp://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A1o trong lễ hội, có tính chất tổ chức và nghệ thuật.
Thời gian

Vào đúng ngày tết Nguyên đánhttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Nguy%C3%AAn_%C4%90%C3%A1n, thường kết hợp với các lễ hội trong năm mới khác.
Chuẩn bị tố chức

Giã gạo bằng chiếc cối hình chiếc thuyền, lườn dài thừ hai đến ba sải tay. Chàyhttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%C3%A0y&action=edit&redlink=1 giã cũng như đòn gánhhttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%B2n_g%C3%A1nh&action=edit&redlink=1, giữa thân thon để cầm. Phụ nữhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF tham gia chủ yếu, làng nào cũng giã, nhưng giã nhà nào ở nhà ấy. Trong nhà có bao nhiêu phụ nữ phải chuẩn bị bấy nhiêu chày, đủ số cụm lúa.
Vào cuộc

Người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong nhà đứng đầu cối, giã ba tiếng mở màn. Thành ba tiếng "Kênh, kenh, kinh", làm sao giã thành ba âm thanh trên là một đặc điểm của nghệ thuật. Chày của người khai mạc như thế gọi là "chày cái". Sau đó đến con gái và cháu gái giã trong nhà, gọi là "chày con" và "chày cháu". Nhịp điệu phải giữ đúng, cùng hòa âm nhịp nhàng với hàng trăm chày khác.
Âm thanh lễ hội

Người Mường quan niệm âm thanh "Kênh, kenh, kinh" của cối đuống, là điệu hát "Vui xuân mới, vui xuân mới" hoặc "cơm cơm trắng, cơm cơm trắng". Theo nhịp âm thanh đâm đuống mau hay chậm mà tiếng chày chuyển điệu sang âm thanh khác nhau, có nhịp hai xen nhịp ba. Khi nhịp đôi, tất cả chày trong làng đều cùng đổi, chẳng hạn kêu "kênh, kinh, kênh, kinh" hay "kênh kênh kinh, kênh kinh" "kinh kinh, kinh kinh".
Kết thúc

Đâm đuống thật sự là một buổi hòa nhạc cho cả làng nghe, bằng cối giã động tác múa đơn giản. Tất cả đều được nghệ thuật hóa nhằm làm đẹp mua vui chức không mang ý nghĩa thực dụng, giã gạo hàng ngày.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lễ hội đoọc moong
Màn săn thú trong ngày lễ Đoọc moong do phường săn xã Minh Hòa trình diễn.
Lễ hội đoọc moong hay hội đi săn thú rừng là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Mường. Trước đây rừng còn nhiều, sau tuần vui tết, lại chính thức bước vào một mùa làm ăn mới. Ngày ấy người Việt gọi là ngày hạ nêu.
Đoọc nghĩa đen là đâm, mở rộng nghĩa là săn. Ngôn ngữ Tày - Thái cổ có một âm tương tự là toọc nghĩa là đóng, mở rộng nghĩa là trồng. Moong còn gọi là Muông, là từ chỉ các loài thú 4 chân. Hội Đọc Moong là hội đi săn các loài thú rừng.
Thời gian

Ngày 6 tháng giêng, cách tính ngày của người Mường xưa lùi một ngày so với người Việt.
Ngày hạ nêu đi săn

Trong ngày hạ nêu có lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng). Sau lễ mọi người bắt đầu vào rừng hái lượm và săn bắt thú. Người trong Mường không phân biệt trẻ già trai gái, ai có có sức khỏe, cùng kéo nhau đi. Một người săn trùm săn cùng các cụ già chọn điểm săn. Mọi người bắt đầu vào cuộc săn, tiếng cồng săn, tiếng hò reo, tiếng chó sủa, tạo không khí tưng bừng. Thú rừng bị dồn dần vào một nơi, chỉ đợi thú chạy vào tầm ngắm là nổ súng tiêu diệt.
Sau buổi săn

Cuộc săn chấm dứt bằng hiệu lệnh cồng, các con thú được khiêng đến một miếu lớn bằng gỗ, dựng ở xóm Lý, thờ Đức Tản Viên. Cùng mổ con thú săn được dâng lễ tế Thánh Tản. Thầy mo thay mặt mọi người, làm lễ khấn Thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt. Nhỡ không được thú gì, dân Mường tỏ ý buồn cho việc xuất hành đầu năm. Đành phải chọn một con bò hay thú rừng tế Thánh Tản. Sau đấy, họ mổ con vật ra lấy thịt chia đều cho tổng số người và chó.
Ý nghĩa văn hóa

Lễ hội đi săn thành ngày hội văn hóa chứa đựng nhiều yếu tố sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn như đánh chiêng, leo núi, vui hò, uống rượu cần, thi tài bắn nỏ, bắn súng, đâm lao... giúp con người Mường hiểu biết lẫn nhau và sống gắn bó với nhau hơn trong một cộng đồng.
Tìm hiểu thêm
http://baophutho.vn/van-hoa/201403/doc-dao-le-hoi-dooc-moong-2317741/

 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lễ hội Pôồn Pôông


Biểu diễn Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường
của tỉnh Thanh Hoá



Lễ hội Pôồn Pôông (lễ hội chơi hoa, chơi bông) của người đồng bào dân tộc Mườnghttp://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Dng, Thanh Hóahttp://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_H%C3%B3a; pôồn pôông trong tiếng mườnghttp://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_M%C6%B0%E1%BB%9Dng là "chơi hoa". Pôồn pôông là một loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc... Gắn liền với lễ hội Pôồn pôông là cây pôông (có hai loại Pôồn pôông).

Sự tích pôồn pôông

Có nhiều sự tích như truyền thuyết cây hoa trong pôồn pôông được gắn liền với truyện bi tình sử của nàng ờm với chàng Bồng Hương. Hai người yêu nhau tha thiết như đôi chim păng poóp, nhưng bố mẹ nàng ờm cậy giàu sang phú quý chia cắt tình duyên hai người. Chàng Bồng Hương nhà nghèo khốn khó, cha mẹ nàng ờm không những không gả con gái cho chàng trai mà còn đánh đập nàng ờm tàn nhẫn: "Bốn mươi roi cây trảy, bảy mươi roi cây lèn en" và đuổi khỏi nhà.
Đau đớn, nàng ờm lần theo con suối và gặp chàng Bồng Hương. Hai người rủ nhau vào rừng cùng ăn lá ngón để cùng chết bên nhau. Chàng Bồng Hương lấy chiếc khăn trắng lau vết máu cho nàng ờm, rồi vắt khăn lên cây chạng bạng. Cây chạng bạng nâng niu chiếc khăn và biến chiếc khăn thành dây hoa bông trắng quấn quýt cây chạng bạng.
Từ đó hoa bông trắng nở vào tháng ba, gặp mưa thì hoa có màu trắng, gặp nắng thì hoa biến thành màu đỏ. Vì vậy người Mường chọn cây hoa chạng bạng có hoa bông trắng nở để mở hội “pôồn pôông”, hoặc làm hoa bằng giấy trắng, giấy hồng cắm lên cây chạng bạng để chuẩn bị cho hội pôồn pôông.
Pôồn pôông là hình thức diễn xướng dân gian, giao lưu, giao tình của trai gái dân tộc Mường trong lễ hội ngày xuân cần được lưu giữ và phát huy.
Thời gian

Được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy âm lịchhttp://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_l%E1%BB%8Bch.
Tổ chức chơi

Do các âu máy tạo ra cây pôông để tổ chức cuộc chơi. Mỗi ậu máy phải thờ ma nổhttp://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ma_n%E1%BB%95&action=edit&redlink=1 để lấy uy. Những “ậu máy” hoặc các con, con nuôi của “ậu máy” làm ra cây “pôông” tùy uy trói, tuổi nghề để làm ra cây “pôông” có cấp độ khác nhau. Thường các “ậu máy” là thầy lang chữa bệnh cho dân bằng cỏ, lá, cây rừng kết hợp với yếu tố thần linh để chữa cho con bệnh chóng khỏi. Thực tế có nhiều “ậu máy” đã chữa được những bệnh nan y.
Đầu tiên “ậu máy” đại diện cho thần thánh tuyên bố lý do cuộc chơi, cảm ơn con máy, con nuôi, cảm ơn những người đã đóng góp nên cuộc chơi và mời hết thảy “trai hàng phủ, gái hàng huyện” cùng lên chơi bông, theo các bước quy định như sau:

  • Bố mẹ (ậu máy) mời mọi người vào chơi bông.
  • Con máy, con nuôi, trai hàng phủ, gái hàng huyện... xin vào chơi bông.
  • Lời bố mẹ (ậu máy) cảm ơn và tiếp tục mời vào chơi bông.
  • Gieo bông, trồng bông.
  • Khen bông.
  • Giã ống.
  • Tàn bông.
  • Bông biến hóa.
  • Thưởng bông, chia bông.
  • Chào về.
Hai loại Pôồn Pôông


  • Cây bông (gọi tắt tiếng Việt) có thứ bậc khác nhau. Cây bông ba là cây bông đầu tiên của ậu máy mới hành nghề. Chia làm 3 bậc, mỗi bậc có 3 cành, mỗi cành có 3 chùm và mỗi chùm có 3 bông hoa. Sau 3 năm ậu máy dựng cây bông 5: thân cây bông chia làm 5 bậc, mỗi bậc có 3 lỗ, mỗi lỗ có 5 cành có 5 chùm, mỗi chùm có 5 bông...và cứ thế sau 3 năm ậu máy lại dựng cây bông 7, 9... cuối cùng là cây bông 12. Cây bông có 12 bậc, mỗi bậc có 3 lỗ, mỗi lỗ có 12 cành, mỗi cành có 12 chùm, mỗi chùm có 12 bông (1)... Cây bông dạng này thường có ở Ngọc Lặc, Thạch Thành, một số vùng rừng ở Bá Thước, Cẩm Thủy... tỉnh Thanh Hóa. Việc tổ chức ra cây bông và cuộc Pôồn Pôông (chơi hoa) thì ậu máy và các máy bạn có vai trò chính. Máy con nuôi chỉ có vai trò ngồi chầu bên cây hoa.
  • Dạng hai của pôồn pôông cũng giống như loại 1 về cây bông, nhưng về tổ chức có khác nhau. Ậu máy không giữ vai trò chủ đạo, người tổ chức ra cây bông là các đại diện của con máy, con nuôi được gọi là chân trúm, chân xeo. Họ trực tiếp giúp ậu máy dựng nên cây bông và là người tổ chức cuộc chơi. Giống như pôồn pôông (gọi tắt) dạng một, pôồn pôông dạng hai ậu máy và các con phải đi hết các bước, mỗi ma nổ mối các vua và ậu máy còn phải xem cỗ và hoa của các con máy, con nuôi để chấm. Ai cỗ to, hoa đẹp thì năm đó làm ăn gặp nhiều may mắn. Cây bông ở dạng hai được đặt ngay giữa nhà sàn. Cây bông có thể xoay vòng tròn được, ậu máy sau khi cúng ma nổ quay sang bên cây bông và bắt đầu cuộc chơi pôồn pôông. Trong trò chơi này, mọi người đều có thể tham gia, tính trang nghiêm, nghi lễ được giảm dần thay thế bằng cuộc xường trai gái hoặc các tích trò vui nhộn.
Pôồn pôông dạng 1 là một vở kịch dài mô phỏng lại thế giới con người lúc bình minh của loài người. Thần linh dạy con người biết lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất để tồn tại, còn dạy cho con người lời thơ, tiếng hát để trai gái biết yêu nhau, thành vợ, thành chồng... Cây bông này được dựng ở sân (cố định). Khi pôồn pôông xong mới được đưa về bên cạnh bàn thờ nổ. Dân ca được sử dụng trong cuộc pôồn pôông này chủ yếu là Mo và Đang (Rang) có cồng, chiêng, trống cái và thào lài 2 đệm theo. Ở dạng này, trai gái trong Mường đều được dự xem, không được tham gia. Điều này là dấu hiệu của văn hóa lúa nước như người Kinh thi pháo, thi chim, thi các quả to v.v... chỉ khác là người Kinh yếu tố thần linh đã tách sang hình thức xa xôi hơn trong việc tế lễ, thờ cúng.
Hội

Hình thức diễn Pôồn Pôông dân ca nghi lễ thần linh, còn có các tiết mục đi với lễ hội này như:

  • Kin chiêng boọc mạy
  • Múa rùa
  • Múa bát
  • Múa chuông…
Kết thúc cuộc pôồn pôông trai gái xin ậu máy một cành bông mang về nhà để cầu may. Ậu máy sẵn lòng cho hết cây bông chỉ giữ lại một cành đặt lên bàn thờ đánh dấu mùa pôồn pôông năm nay kết thúc. Tuy phải trải qua một số trình tự nghi lễ những lời hát trong pôồn pôông vẫn lời xướng tự do là chủ yếu - cách đối đáp tay đôi giữa ậu máy và trai gái, giữa thần thánh với con người và rốt cuộc là tình cảm trai gái, chào về bịn rịn, lưu luyến mong chờ...

http://www.dulichvietnam.com.vn/tung-bung-le-hoi-poon-poong-o-thanh-hoa.html
 

RIM Leather

Xe tải
Biển số
OF-320838
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
440
Động cơ
292,545 Mã lực
topic ý nghĩa thật :)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trang phục của người Mường

Trang phục dân tộc Mường
nguồn : http://dantocviet.vn


(TQ-DTV)- Theo truyền thống, một bộ trang phục nam người Mường gồm có áo ngắn, áo chùng, quần, thắt lưng, khăn...
Ảnh internet
Áo cánh ngắn bốn thân của người Mường được may từ vải bông hay vải tơ tằm, vạt dài gần chấm mông, vai có miếng vải mềm hình lá sen, tiếng Mường gọi là lá hôi, hai bên hông áo xẻ tà. Nẹp áo ngực đơm khuy cài cúc, ba túi, hai túi to phía dưới hai vạt trước bà túi nhỏ trên vạt ngực trái tay nối liền với cầu vai. Áo cánh nam may vừa, tạo dáng khoẻ khoắn của đàn ông.
Quần vải chàm may rộng trùng với mắt cá chân, cạp to, khi mặc dùng dây vải buộc ngoài cho chặt, nay người ta may cạp quần dải rút. Ngày xưa, nam giới Mường còn dùng thắt lưng nơi eo bụng, còn gọi là khăn quần. Loại thắt lưng này dài gần bằng cái tên của người phụ nữ, thắt xong để xõa mối xuống chấm đầu gối, mà có người cho đó là dấu vết của dải khố ngày xưa.
Xưa đàn ông búi tóc, trên đầu bịt khăn, mối khăn vòng sau gáy, gài dưới mái tóc. Còn loại khăn khác nữa ngắn hơn, bịt từ phía sau ra trước trán rồi thắt mối, hai mối khăn dựng nghiêng giống như hai cái sừng trông thật khoẻ khoắn và độc đáo.
Các thiếu nữ dân tộc Mường ( Chiếc Khăn duyên – biểu tượng cho lòng chung thủy của phụ nữ Mường )
Trong ngày lễ hội, đàn ông Mường mặc những bộ quần áo mới. Bộ nam phục trang trọng thường làm bằng vải lụa, màu tím, xanh, hoặc màu vàng tơ tằm đầu chít khăn màu tím than, thắt lưng lụa màu xanh đậm ngả tím, bên ngoài khoác thêm chiếc áo chùng lụa, màu đen, cổ cao, vạt dài phủ gối, cài khuy áo phía nách phải, hai bên tà áo xẻ cao.
Về trang phục nữ, người Mường thường mặc là áo ngắn (pắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ mọi màu sắc.
Váy của phụ nữ Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ vẩm nổi bật do người con gái Mường tự dệt nên. Chiếc váy còn rất ấn tượng khi cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng đội đầu và vòng kiềng sáng lóng lánh, tất cả đều tạo nên sự duyên dáng và khéo léo của người phụ nữ Mường từ xưa đến nay.
Phần lớn trang phục nữ đều do họ tự làm, từ khâu dệt vải, nhuộm màu đến trang trí hoa văn. Người Mường có công đoạn nhuộm thân váy khá công phu, tạo nên màu vải vừa bền nhưng có độ bóng rất cao. Phụ nữ Mường ra công nhuộm hồng hoặc đỏ, xanh, điểm vào những bông hoa. Cách tạo những bông hoa này không phải do thêu, dệt mà là do tài khéo nhuộm. Khi nhuộm người ta thắt nút vải lại, sao cho những chỗ đó thuốc nhuộm không thấm vào được, nhuộm xong, nơi đó hiện lên những bông hoa trắng giữa nền hồng, đỏ hay xanh, chỗ thưa chỗ mau. Khi ngồi nẹp trong gấu váy lộ ra từng đoạn đủ khoe màu bông hoa.
Người Mường quan niệm chiếc váy là yếu tố đóng vai trò trung tâm của bộ nữ phục. Nó không chỉ phủ từ thắt lưng trở xuống mà còn che cả phần ngực. Hơn thế nữa, trên phần cạp váy che ngực là nơi duy nhất người phụ nữ Mường dụng công trang trí, là một mảng quan trọng còn lại của nghệ thuật tạo hình cổ truyền dân tộc
Chiếc Khăn duyên – biểu tượng cho lòng chung thủy của phụ nữ Mường
Trang phục của người Mường càng đặc sắc và nổi bật bởi sự hỗ trợ của rất nhiều đồ trang sức như khuyên tai, trâm cài đầu, vòng cổ, vòng tay, xà tích. Ngày thường, những đồ trang sức này như là thứ vật quý, nhất là những đồ trang sức bằng bạc, người ta cất giữ trong hòm, trong rương.
Vào những ngày lễ tết, hội hè, cưới xin phụ nữ mới mang ra dùng. Đôi vòng cổ bằng bạc sáng lóng lánh đã thực sự là bộ phận trang phục không thể thiếu được của phụ nữ Mường. Người Mường dùng hai loại vòng cổ (lằm), loại dẹt có nổi gờ ở giữa gọi là lằm ba, loại tròn gọi là lằm lâm. Trên mặt vòng cổ lằm ba trạm trổ hoa văn hình dây rất tinh tế còn trên vòng lằm lâm thì chỉ trạm văn hoa thị. Phụ nữ Mường ít đeo vòng đơn, mà thường đeo vòng kép, một chiếc vòng to một chiếc vòng nhỏ.
Tuy nhiên, những người quyền quý ở Mường vẫn hay đeo chuỗi hạt cườm hay còn gọi là pươn khau và bộ xà tích bằng bạc.



Tìm hiểu thêm
http://www.phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=8797
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top