Em gửi một số thông tin các cụ thẩm.
Cụ nào mà băn khoăn ko biết tỷ lệ nđt sử dụng đòn bẩy ntn, thì đây có 1 bài báo, mặc dù em cũng ko biết cái cty Việt An Hòa là cty khỉ dở nào, nhưng đăng lên báo chắc cũng có phần chính xác:
"Dữ liệu nghiên cứu của Công ty Việt An Hòa trong 3 năm gần đây cho thấy, khách mua bất động sản chiếm 80% trên thị trường là người mua để đầu tư, 70% trong số đó đang sử dụng vốn vay và 30% trong số này đang sử dụng vốn vay trên 50% sẽ hụt hơi trong cuối năm nay do ngấm đòn siết tín dụng, buộc phải giảm giá bán để hạn chế rủi ro."
Thắt chặt tín dụng bất động sản bước đầu làm sức mua kém, lâu dài thanh khoản sẽ giảm, tài sản rớt giá, theo các chuyên gia.
vnexpress.net
Tổng dư nợ toàn nền kt là 11,6 triệu tỷ, trong đó 20,9% là BĐS (tương đương 2,4 triệu tỷ), trong 2,4 triệu tỷ này thì cho vay để sử dụng chiếm 66% (tức là nđt nhỏ lẻ ấy ạ) tương đương 1,6 triệu tỷ vnd, quy đổi tỷ giá USD 23K thì tương đương 70,6 tỷ $ mỹ, nếu các cụ vẫn chưa tưởng tượng được nó lớn hay bé thế nào thì nó tương đương 20% GDP 2021 (362 tỷ $ theo tỷ giá 23K)
(ko hiểu các cụ dùng 100% tiền thịt thì chiếm bao nhiêu nhỉ?)
Còn lại 800 nghìn tỷ là cho các DN BĐS vay. DN BĐS có thêm kênh trái phiếu, tương đương 450 nghìn tỷ nữa, tức là total 1,25 triệu tỷ.
Về tăng trưởng tín dụng, cứ cho là năm 2023 được room 14% như 2022, thì tín dụng cấp mới đc đưa ra = 11,6*14% = 1,6 triệu tỷ. Tình hình đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp như sau:
790 nghìn tỷ là số TPDN đáo hạn trong 2 năm, nhưng vì một số lý do các DN đang gia tăng mua lại TP trước thời hạn, nên cụ thể lượng TP mua lại năm 2023 là bao nhiêu thì ko rõ --> Room tín dụng còn lại bao nhiêu cho BĐS? Trong khi áp lực tỷ giá, lạm phát... nói chung là NHNN đang phải giải 1 bài toán khó