Bác
Xuk.thal này có thể có vẻ thích khoe kiến thức (nếu để ý "thớt" nào có "chữ nghĩa" đều hiếm thấy bác ấy không vào múa lưỡi)!
Câu đối trên nếu có thật thì cũng
chưa logic về mặt thực dụng (thực tế) và thâm thúy sâu cay!!!
Giả sử như nó có xảy ra thật thì người viết câu đối này cũng chỉ có thể viết trên giấy và dán vào, vì người có ăn học, thì thực tế chẳng ngu dại gì mà khoe chữ (viết trực tiếp) trước "thập mục sở thị" vì còn bút tích. Giả sử có đi chăng nữa, thì luc bấy giờ mực viết cũng là mực tàu, thì việc rửa đi sau khi thấy nó, là chuyện quá đơn giản và cũng chẳng có gì ghê gớm kéo dài, tiếng xấu nếu có chỉ là dồn ngôn!
Còn trong ví dụ em đưa ra, thì bản thân người bị "nỡm" không biết, cho khắc treo trong nhà (nếu được "cho chữ") hay treo tấm hoành phi này trong nhà nếu được tặng nó và tưởng thế là hay. Mỗi khi ai vào mà có ăn học (biết bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi) nhìn thấy đều cười thầm.
Đây là nói nếu biết và có học còn lũ vô học hay ti toe thì vẫn cứ thấy là ....... hay. Và bốn chữ chức mừng "rút gọn" trên bức hoành phi treo kia vẫn cứ tồn tại cho đến khi chủ nhân phát giác!!!
BTW, Nguyên văn bản thân câu đối này là (Nếu viết ở Bắc Bộ):
Rực rỡ mé đường tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại,
Vang lừng trong thôn bắc, trên kinh dưới d.ái, một lòng tôn trọng cụ trong dân.
Và nó sẽ vô cùng thâm thúy nếu việc được diễn ra ở miền Nam vì câu đối sẽ được viết thành
Và nếu lúc đọc lên bằng tiếng Nam rặc thì mới thấy cái thâm thúy của câu văn:
Rực rỡ mé đường tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại,
Vang lừng trong thôn bắc, trên kinh dưới vái, một lòng tôn trọng cụ trong dân.
Còn nếu biết ở miền Bắc thì hiếm khi ai lại viết từ
d.ái cho một câu đối trước đám đông vì sẽ "làm hỏng" cả cái hay của vế thứ hai do qua lộ liễu!
In closing, Cái thâm thúy của câu đối này là khi nói lái thì cụm từ
quan lớn lại thành
quan lái lợn và
cụ trong dân thành
rận trong cu !!!