Big Sur
Trải dài khoảng 150 km từ Carmel theo hướng Nam xuống đến San Simeon, dãy núi Santa Lucia lấn sát ra biển Thái Bình Dương, tạo nên khung cảnh hùng vĩ, hoang so hữu tình . Xưa kia những bộ lạc da đỏ sống ở vùng này mấy ngàn năm. Đến giữa thế kỷ 18 người Tây Ban Nha đặt chân tới đây, đặt tên cho vùng đất này là
Big Sur, có nghĩa là Big South, ám chỉ vùng đất rộng lớn phía Nam Monterey, thủ phủ lúc bấy giờ của họ.
Núi trùng trùng ôm lấy biển cả mênh mông
Những gam màu hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh đẹp sống động: màu xanh lam nhẹ nhàng của bầu trời, xanh thẵm của đại dương mênh mông, xanh ngọc bích của biển gần bờ, xanh lá cây của rừng núi, trắng xóa của sóng sô bờ, xám xám của đất đá xen kẽ chút màu cam của triền núi
Bixby bridge là cây cầu biểu tượng, tượng trưng lịch sử xây dựng nên cung đường Big Sur. Trước những năm 30 của thế kỷ trước, Big Sur là 1 vùng hoang vắng và biệt lập. Phương tiện đi lại là cưỡi ngựa. Để nối liền Carmel và San Simeon với thế giới bên ngoài, nước Mỹ cho cắt xẻ núi xây dựng con đường trên vùng đất hoang sơ xinh đep này, để đến ngày hôm nay con cháu họ được vi vu trên 1 trong những cung đường đẹp nhất nước Mỹ, nếu không muốn nói là thế giới. Riêng cây cầu Bixby này là 1 trong những nơi được chụp hình nhiều nhất
Cầu được hoàn thành năm 1932. Cầu được xây bằng xi măng và có thiết kế trụ hình vòng cung
Con đường uốn lượn quanh triền núi, khi ôm cua chữ C, khi rà thắng chữ S, khi đạp thắng chữ U, vừa mới vô số leo núi thì lại phải đạp thắng lao xuống biển, có khi tốc độ cho phép chỉ là 5 dặm 1 giờ.
Con đường như nhỏ lại, với 1 bên là vách núi cao thẳng đứng, 1 bên là vực thẳm đại dương. Hạ cửa sổ xe đón gió biển và không khí trong lành, mở sunroof đón ánh mặt trời, cầm vững tay lái, tựa lưng vào ghế, em thấy mình thật "phiêu" theo những cung đường và những bản nhạc về California đang vọng ra từ CD xe. 1 cảm giác lái xe em chưa từng có trong mười mấy năm cầm lái!
Trước vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây, để tránh tình trạng vừa lái xe vừa ngắm cảnh rất nguy hiểm, người Mỹ đã xây dựng rất nhiều chổ để tấp xe vào ( turnout hay vista point) để mọi người có thể xuống xe đi dạo ngắm cảnh hay chụp hình
Ở những chổ khỉ ho cò gáy này em ngạc nhiên khi thấy chổ đậu xe dành cho người khuyết tật. Rất hay!
Em cũng đậu vào và...
Ngủ... sau những giờ phút lái xe mệt mỏi , chợp mắt 1 chút trước biển cả mênh mông với gió hiu hiu thổi và tiếng sóng rì rầm vỗ vào vách đá thì còn gì tuyệt bằng
Lượn vào đất liền
rồi đâm ra biển cả
Con đường chạy sát mép biển
Ấn tượng nhất của em về Big Sur là vẻ đẹp hoang sơ của nó qua bao năm vẫn không bị mai một. Chính phủ và người dân nơi đây đã đấu tranh không mệt mỏi để bảo tồn vẻ nguyên sơ ban đầu của nó khỏi lòng tham con người. Nơi đây cho ta không chỉ vẻ đẹp của không gian mà còn vẻ đẹp về thời gian. Đứng nơi đây em có thể vẽ ra trong tưởng tượng những khung cảnh về những bộ lạc da đỏ của ngàn năm trước. Big Sur cho ta thấy quá khứ và hi vọng nó sẽ mãi là như thế
McWay Falls là 1 địa danh của Big Sur với thác nước nhỏ quanh năm đổ xuống bãi biển, tao nên khung cảnh thật đặc biệt
Dọc theo con đường này rất ít hàng quán, nên thức ăn đồ uống thường bị chặt chém, mắc gấp đôi mà lại không ngon bằng chổ khác
Clam chowder, fish n chip là 2 món ăn đặc trưng của vùng ven biển miền Tây Hoa Kỳ
Ăn trưa xong là 2 giờ, em cố đạp ga cho kịp chuyến viếng thăm Hearst Castle cuối cùng trong ngày lúc 3 giờ rưỡi