- Biển số
- OF-481687
- Ngày cấp bằng
- 3/1/17
- Số km
- 3,492
- Động cơ
- 231,811 Mã lực
- Tuổi
- 49
Giới Tỳ Kheo có đến 250 giới Ngay như Đại Sư Ngẫu Ích, Tổ thứ 9 của Tịnh Độ Tông cũng không dám nhận là Tỳ Kheo mà chỉ dám nhận là Sa Di giữ 10 giới và 28 thiên Oai nghi mà thôiCũng cơ cái khó, cái dễ, không phải là bất khả thi.
Người tu hành phải tuân thủ hàng trăm giới luật, mà giới luật thì công khai, ai cũng có thể tìm hiểu. Môt người tu hành chân chính không thể phạm giối thành thói quen mà không hề biết. Cụ thấy ai như thế thì đích thị không xứng đáng được cúng dường. Hiểu biết nông cạn như em thì là như vậy.
Nô bộc của dân chỉ có 10 điều không được làm để nhận biết tốt xấu, người tu hành cũng như vậy nhưmg có hàng trăm điều không được làm. Khó lắm thay.
Đại Sư Ngẫu Ích tự nhận mình là Sa Di Bồ Tát giới
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Diễn Giải - Tập 525
Chủ Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian:05.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: Trung quốc từ sau thời Nam Tống không còn tỳ kheo, vì sao vậy? Trong giới luật tỳ kheo nói rất rõ ràng, ít nhất phải có năm tỳ kheo truyền giới quý vị mới đắc giới được. Viên mãn nhất là tam sư thất chứng, mười vị tỳ kheo truyền giới mới đắc giới được. Hay nói cách khác, thời đại của ngài Ngẫu Ích không tìm được năm vị tỳ kheo, như vậy làm sao đắc giới? Thật sự tu giới luật, đại sư cung cấp cho chúng ta một phương pháp: Chiêm sát luân tướng. Tự mình nương vào Bồ Tát Địa Tạng, tinh tấn tu hành trì giới, dùng chiêm sát luân tướng cầu xin Bồ Tát Địa Tạng thị hiện xem chúng ta đã đắc giới chưa. Chỉ có phương pháp này, ngoài ra không còn phương pháp nào khác. Bởi thế nên sau khi ngài thọ tỳ kheo, lập tức xả giới. Thọ tam đàn đại giới xong, ngài xả giới tỳ kheo, bản thân suốt đời làm Sa Di Bồ Tát giới. Chứng tỏ ngài thực hành được mười giới và 24 thiên oai nghi của Sa Di, quả là đáng nễ. Chứng minh là tỳ kheo không dễ.
Bồ Tát muốn phát tâm bồ đề, chứng tỏ phát tâm bồ đề dể hơn trì giới tỳ kheo, ngài đã làm gương cho chúng ta. Học trò của ngài là pháp sư Thành Thời, đây là truyền nhân của đại sư Ngẫu Ích. Tất cả trước trước tác của ngài Ngẫu Ích, đều do pháp sư Thành Thời biên tập và ấn hành lưu thông. Vì thầy là Sa Di Bồ Tát giới, nên ông không giám nói Sa Di, mà tự xưng là Bồ Tát giới xuất gia ưu bà tắc. Danh xưng này phù hợp với sự thật, chứng tỏ không thực hành được mười giới, đây là thời đại nào? Đầu triều nhà Thanh, vào năm Thuận Trị, lúc nhà Thanh mới khai quốc.