Cụ đây có nói về
Nghiệp quả, em cũng chưa rõ ý của cụ khi hỏi, nhưng mạo muội cứ chém tạm thế này ;
Có câu
“ Nhân sinh thị bi kịch, Càn khôn nhất hí trường”, Kiếp nhân sinh đương nhiên là một bản tuồng chèo vui ít mà buồn không ít . Kịch sĩ, tùy theo nghệ thuật và vai trò thủ diễn chỉ còn hứng chịu tất cả những lời bình phẩm khen chê người đời yêu hay ghét. Sự thật nằm tất cả ở 1 bàn tay phù thủy của đ/c đạo diễn có tên :
Tạo Hóa.
Trong tử vi vòng Tràng sinh là vòng sao bao bọc ở dưới mỗi cung lá số như là 1 đoạn đường đời
Tràng
Sinh→ Mộc Dục→ Quan đới→Lâm Quan→Đế vượng→Suy→Bệnh→Tử→Mộ→
Tuyệt→Thai→Dưỡng
Nó như là 1 sự nhắc nhở thế nhân chuỗi dài thời gian cuả một kiếp theo khuôn vuông tròn mà xử thế dầu ở hoàn cảnh nào thịnh hay suy. Thông qua Vòng Tràng Sinh, có lẽ cũng ngầm hiểu đc cái triết lý :
MỖI ĐỜI NGƯỜI MỖI NHÂN QUẢ
Vì cứ nhìn theo đường biểu đồ trên thì đời người không phải là một đường thẳng đi từ
Sinh đến
Tuyệt là hết. Còn hai giai đoạn
Thai và
Dưỡng nối liền Tuyệt với Sinh thành một vòng kín quay vòng
luân hồi vô hạn.
Nó như là 1 sự nhắc nhở mọi người răng chuỗi dài thời gian cuả một kiếp theo khuôn vuông tròn mà Xử thế dầu ở hoàn cảnh nào thịnh hay suy. Thời gian biến dịch hết thịnh phải suy, suy tàn lại kéo màn hưng thịnh.
Kiếp nhân sinh do 2 vòng Thiên Can (Lộc Tồn) và Địa Chi (Thái Tuế) đúc tạo nhưng không thể không có bản ngã là mình gây
Nghiệp quả.
Một
nồi canh ngon thì đương nhiên phải tính đến công người nấu nó
Người vô học không thể cứ ngồi chơi rồi đương nhiên thành Bác Học, còn cần có sự bền bỉ mài luyện....
Hai chữ Tài Thọ do Mệnh và Thân điều động là tất cả sự hoán cải bù trừ nhân quả. Theo logic thì Thân có làm ra Thọ ( sự nhân hậu) thì định mệnh tức cái Tài mới có đủ khả năng quyền biến
Đức Khổng Tử có nói “Ngũ thập nhi tri thiên Mệnh”, nhưng bản thân Ông đến năm 73 mà vẫn còn phải ngửa mặt than Trời 1 câu khi vận hạn gọi tên. Ngắm lại đời người những đổi thay thử hỏi có mấy ai có thể tự hào là tri thiên mệnh.
Âm Dương là không gian, Ngũ hành là thời gian. Từ cái bất dịch đến cái giao dịch thành biến dịch. Thiên Can là gốc, Địa Chi là ngọn. Can là Phúc Đức, Chi là thân thế. Từ Giáp Tí đến Quý Hợi biết bao bình diện nhân sinh nối tiếp tuần tự lớp lang khiến cuộc sống nhân thế khác gì thuỷ triều sáng tối. Vậy tựu chung lại trong cái Vòng xoay của bánh xe Tràng sinh đó cứ càng ít càng ít
......... ......thì càng tốt.
p.s : Dòng chấm chấm xanh xanh em nhờ cụ mợ điền tùy ý của mình để kết thúc bài viết của em về Nghiệp quả thông qua tử vi thuật số