Bác lại làm em nhớ đến cảnh làng quê xưa, chồng thì giã gạo, vợ thì xay thóc.Hồi xưa nhà em cũng có cối xay lúa. Cứ khoảng 2 năm lại gọi thợ đến lấy đất sét và tre thanh đến đóng lại tạo khấc, không nhầm thì thợ này gọi là "thợ vồ".
Nhữn năm cuối 70, đầu 80 các bà các cô quê em vẫn váy thâm thủng 2 đầu, khăn mỏ quạ, răng hạt na xay thóc bằng cái cối này, nhìn dáng rất đung đưa, uyển chuyển theo tiếng cối và tiếng gạo rào rào rơi xuống. Thảo nào các cô xưa tuy không Aerobic mà thắt đáy lưng ong!
Cối thì em cũng hay được đi giã gạo nếp thành bột vào dịp chuẩn bị Tết để gói bánh mật. Lòng cối bằng đá, chôn xuống đất; thân cối bằng gỗ và đầu thì bịt thép, giã nhiều nó mòn sáng lên. Thỉnh thoảng lại vữa giã vừa cho tay vào đảo bột, không phối hợp nhịp nhàng thì cũng nát tay!
Xem mấy cái ảnh của bác [@lewin;38497], lại nhớ bài vè ngày xưa, trong sách Văn học cấp II của hệ cũ, em hay đọc sách của bà chị em học trước:
"...Cắt được gánh cỏ đã mòn đôi vai.
Về nhà xay đỗ, cạo khoai,
Xay thóc, giã gạo canh hai chưa nằm..."
Những vật dụng gắn liền người nông dân 1 thời, dù mất đi nhưng vẫn còn dư âm; ví dụ như ở quê em có xóm Tai Cối. Có lẽ hình thể cái gò đất ấy có nét hao hao cái tai cối xay!
Những giọt mồ hôi ướt áo, những tiếng chày khua thình thịch của họ thật ấm áp tình quê.
Rung rinh rung rinh.
Tiếng chày rung rinh
Anh rung em ấy
Oh, một người chống đẩy
Ah, một người nhún nhẩy
Từng hồi liên miên từng nhịp như điên, hai ta cùng ấy.
Anh hay thật đấy
Em nhắm mắt nghiền
Ta say ta thấy
Một dòng phê phê một miền đê mê...thế rồi là hết.
Họ nhìn dòng gạo trắng ngần đầy bồ, hứa hẹn những tháng ngày thật ấm no.