[Funland] Cuba anh em, nghèo thực sự

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Muốn bình thường hóa quan hệ thì Cuba phải trả 1 số tiền lớn cho Mỹ. Số tiền này bản chất là đền bù cho các tài sản mà Cuba đã tịch thu của người Mỹ tại Cuba vào các năm 1960-1961.

Các cụ để ý là "tài sản của người Mỹ" chứ không phải "tài sản của nước Mỹ". Nếu là tài sản của nước Mỹ, như nợ quốc gia chẳng hạn, thì Chính phủ Mỹ có thể tự quyết định. Nhưng khi là tài sản của người Mỹ, ví dụ 1 khách sạn tư nhân hoặc 1 nhà máy đường, thì Chính phủ Mỹ không thể tự quyết định mà chỉ có quyền thay mặt.

Nếu Chính phủ Mỹ (kể cả Quốc hội Mỹ) xóa nợ cho Cuba, có nghĩa là gián tiếp đồng ý với chính sách tịch thu của Cuba. Chuyện đó không bao giờ xảy ra.

Các cụ nên phân biệt "nợ" và "bồi thường". Khoản tiền VN phải trả cho Mỹ để bình thường hóa quan hệ (143 triệu USD trả trong 25 năm) là "nợ quốc gia" chuyển tiếp từ VNCH. Vì là "nợ" nên có thể du di, có thể vay để trả nợ đậy vv. Còn khoản Cuba phải trả Mỹ không phải là "nợ" mà là "bồi thường". Không định chế nào cho vay để trả tiền bồi thường cả. Cái khó của Cuba là như vậy.

Tất nhiên còn 1 giải pháp là Cuba không trả tiền mà trả lại các tài sản đã tịch thu cho người Mỹ. Nhưng như thế thì sẽ động đến căn bản chế độ.
VN dễ hơn nhiều so với CB.
Thứ nhất: 145 triệu $ nợ nhưng tài sản VNCH có trên đất Mỹ lớn hơn số đó nên của ông nào trả cho ông đó, các biện pháp như vay nợ chỉ là giải pháp tài chính.
VN không có khoản nào quốc hữu hoá tài sản của cá nhân người Mỹ. Đây là món khoai của CB.
Các ngành kinh tế của CB không trọng yếu. Mía đường, xì gà, du lịch thì ông đếch nào ở vùng Caribe chả có.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
VN dễ hơn nhiều so với CB.
Thứ nhất: 145 triệu $ nợ nhưng tài sản VNCH có trên đất Mỹ lớn hơn số đó nên của ông nào trả cho ông đó, các biện pháp như vay nợ chỉ là giải pháp tài chính.
VN không có khoản nào quốc hữu hoá tài sản của cá nhân người Mỹ. Đây là món khoai của CB.
Các ngành kinh tế của CB không trọng yếu. Mía đường, xì gà, du lịch thì ông đếch nào ở vùng Caribe chả có.
VN quốc hữu hóa của người Pháp và người Việt nhiều, chứ người Mỹ ít. Vì tư nhân Mỹ cũng không đầu tư đáng kể ở VNCH

Đối với người Việt (có quốc tịch Mỹ) thì hiện nay có nhiều vụ đòi lại nhà, với người Pháp thì chưa thấy có lẽ cũng hết thời hiệu rồi. Ngày xưa chủ Pháp nhiều cánh đồng, đồn điền, xưởng mỏ
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
VN quốc hữu hóa của người Pháp và người Việt nhiều, chứ người Mỹ ít. Vì tư nhân Mỹ cũng không đầu tư đáng kể ở VNCH

Đối với người Việt (có quốc tịch Mỹ) thì hiện nay có nhiều vụ đòi lại nhà, với người Pháp thì chưa thấy có lẽ cũng hết thời hiệu rồi. Ngày xưa chủ Pháp nhiều cánh đồng, đồn điền, xưởng mỏ
Chiến tranh là rủi ro bất khả kháng, Pháp hay Việt cũng chạy rẽ đất.
Kiện đòi nhà chắc thuộc những người rời đi sau 1975.
 

80Bê

Xe buýt
Biển số
OF-543540
Ngày cấp bằng
29/11/17
Số km
896
Động cơ
174,032 Mã lực
Cuba anh em vẫn kiên cường lắm.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Cu3 là anh em tình cảm vói ta. Giống ta cũng kinh tế bao cấp sai lầm. Khác là ta đã sửa sai, bạn vẫn cố duy trì, dân khổ là phải.
Mà cái mô hình bao cấp đấy là học từ anh cả LX, áp vào đâu cũng hỏng.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,485
Động cơ
408,530 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
VN quốc hữu hóa của người Pháp và người Việt nhiều, chứ người Mỹ ít. Vì tư nhân Mỹ cũng không đầu tư đáng kể ở VNCH

Đối với người Việt (có quốc tịch Mỹ) thì hiện nay có nhiều vụ đòi lại nhà, với người Pháp thì chưa thấy có lẽ cũng hết thời hiệu rồi. Ngày xưa chủ Pháp nhiều cánh đồng, đồn điền, xưởng mỏ
Chiến tranh là rủi ro bất khả kháng, Pháp hay Việt cũng chạy rẽ đất.
Kiện đòi nhà chắc thuộc những người rời đi sau 1975.
Tài sản của người Mỹ ở Cuba trước 1959 và tài sản của người Pháp ở VN trước 1954 khác nhau về bản chất các cụ ạ.

- Cuba được độc lập từ năm 1903. Tài sản của người Mỹ ở Cuba trước 1959 là do người Mỹ đến đầu tư, mua bán vv theo luật đương thời của nước Cuba độc lập nên hoàn toàn hợp pháp và không thể bị tịch thu. Nhiều nhất, chính quyền mới chỉ có thể cưỡng bức bán lại. Còn như tịch thu là trái với tất cả các luật và thông lệ quốc tế, vì vậy mà Mỹ cấm vận Cuba suốt hơn 60 năm mà tất cả các nước khác đều không dám vi phạm (trừ khối XHCN trước 1991).

- Việt nam bị Pháp chiếm làm thuộc địa từ khoảng 186x đến 1954. Tất cả tài sản của người Pháp trên đất VN trước 1954 đều có được dưới sự cai trị thuộc địa, nói thẳng là ăn cướp. Nên khi chính quyền độc lập của người VN lên nắm quyền thì có quyền tuyên bố các tài sản đó là bất hợp pháp và tịch thu.
Thực tế thì không chỉ chính quyền VNDCCH mà cả chính quyền VNCH của Ngô Đình Diệm đều tịch thu không bồi thường các tài sản của Pháp và người Pháp ở VN. Chính phủ Pháp và người Pháp chấp nhận chuyện đó, về sau cũng không nhắc lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
tách ra làm sao đc mà tách.
TQ, VN là hai nước trùm sò về lèo lá, vỏ vẽ màu cờ các kiểu, quan trọng là ruột thôi, các cụ chả đòi bình thường hoá với Mẽo từ 1945-1946.

thế hệ lãnh đạo thời đó cũng toàn tinh hoa, trí tuệ không hề tầm thường, đu dây các kiểu, từ 1972 các cụ cũng đã tung hứng các đại cường trên tay để đoạt lợi ích, tận dụng tối đa viện trợ, thống nhất quốc gia, có phải tay mơ với bàn cờ chính trị thế giới đâu.

1977-1986, không hội nhập, không bình thường hoá, không đón đc dòng đầu tư FDI, cả nước dốc tận sức hai cuộc chiến hai đầu đất nước, gồng mình giữ nước thì buộc phải duy trị nền kinh tế bao cấp.

nói chung nên đọc ít báo lá cải, ít đọc lề trái kiểu văn nghệ sĩ ba xu dốt nát bàn về chính trị, kinh bang tế thế, do họ vừa dốt, vừa thiếu thông tin, vừa thiếu kiến thức, vừa thiếu phương pháp luận tiếp cận vấn đề, toàn viết kiểu tin đồn vỉa hè, lừa bà già nội trợ, xe ôm quán nước hóng....
Cụ tưởng ai cũng dốt hay sao mà cụ múa mép tí là lòe được với kiểu nói nguy hiểm nhưng chả có hàm lượng thông tin gì?

Mời cccm vào đọc xem lãnh đạo nước ta nhận diện rất chính xác và đầy đủ các sai lầm trong điều hành nền kinh tế, nhờ đó khi đổi mới đã bắt đầu có thay đổi thực chất...


..."Trước tình hình đó, đáng lẽ Trung ương Đảng và Chính phủ phải có một số chủ trương, biện pháp chuyển hướng mạnh mẽ, kịp thời: sắp xếp lại sản xuất và xây dựng; định lại chính sách tài chính quốc gia lấy nguồn động viên trong nước làm cơ sở; bãi bỏ chế độ phân phối bao cấp; xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, v.v.. Nhưng chúng ta đã tỏ ra thiếu nhạy bén, mặt khác, cũng còn nặng tư tưởng ỷ lại vào viện trợ bên ngoài, chậm đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế.

II- Trung ương Đảng và Chính phủ đã có một số chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm cải tiến công tác phân phối, lưu thông như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (tháng 12-1979), Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị (tháng 6-1980), Chỉ thị số 109 của Bộ Chính trị (tháng 5-1981), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa V (tháng 12-1982), Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư (tháng 10-1980), Nghị quyết số 25-CP và số 26-CP của Hội đồng Chính phủ (tháng 01-1981), v.v.. Các chỉ thị, nghị quyết trên đã góp phần đáng kể tháo gỡ một số vướng mắc cho sản xuất kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, cải thiện một bước nền tài chính quốc gia, giải quyết một số vấn đề bức bách về giá cả và tiền lương.

Tuy nhiên, các chỉ thị, nghị quyết trên còn có những mặt hạn chế rất cơ bản:

1. Chúng ta vẫn nhằm giải quyết các vấn đề giá, lương và các vấn đề kinh tế khác trên cơ sở tiếp tục duy trì quan liêu, bao cấp, chưa đặt vấn đề xử lý giá, lương trên quan điểm triệt để xóa bỏ quan liêu, bao cấp.

Trong sản xuất, kinh doanh, chúng ta tiếp tục kế hoạch hóa và quản lý theo kiểu tập trung quan liêu, bao cấp, đơn thuần dựa vào cấp phát và giao nộp, cấp phát và giao nộp bất kể với giá nào, lãi thì Nhà nước thu, lỗ đã có Nhà nước chịu, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, giả tạo. Cơ chế ấy đặt các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong tình trạng bị gò bó, trở nên thụ động, ỷ lại, không kích thích, đồng thời cũng không ràng buộc họ phải quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả; đặt các cơ sở sản xuất - kinh doanh vào một thứ trật tự hành chính quan liêu, không cần biết đến hiệu quả kinh tế, vì vậy mà cơ sở nào ít nhiều năng động, nhạy bén, muốn đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh có hiệu quả thì ít nhiều đều phải "xé rào".

Trong phân phối, chúng ta tiếp tục duy trì chế độ cung cấp hiện vật với giá rất thấp, đến mức gần như cho không. Diện cung cấp tràn lan. Trong tiền lương thì chỉ có bộ phận lương bằng tiền là gắn với lao động, còn bộ phận lương bằng hiện vật lớn hơn nhiều thì làm việc hay không làm việc đều được hưởng như nhau. Biên chế nhà nước vì thế mà ngày càng phình to ra, nhưng hiệu quả thì ngày càng giảm. Trong các hình thức bao cấp thì bao cấp qua giá là có quy mô rộng lớn hơn cả: vật tư hàng hóa nhà nước bán ra phổ biến là không bù đắp nổi chi phí sản xuất, có khi dưới giá trị tới 5 - 10 lần; hàng chục tỷ đồng chênh lệch giá biến thành nguồn thu nhập bổ sung của nhiều lớp người, thậm chí biến thành miếng đất nuôi dưỡng thị trường tự do và chợ đen, làm giàu cho bọn gian thương và những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước.

2. Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đề ra nội dung cải tiến phân phối, lưu thông bao gồm ba bước:

- Bước một: Ổn định tình hình kinh tế và đời sống, thực hiện cân bằng ngân sách và tiền mặt, chuẩn bị các điều kiện để cải cách giá và lương.

- Bước hai: Cải cách giá bán lẻ và giá thu mua, cải cách tiền lương.

- Bước ba: Cải cách giá bán buôn, hoàn chỉnh hệ thống phân phối, lưu thông.

Thực tiễn cho thấy phương hướng và chủ trương chung về điều chỉnh phân phối - lưu thông theo Nghị quyết trên là đúng đắn và cần thiết, nhưng việc chia ra ba bước như trên là không đúng: không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân bằng được ngân sách và tiền mặt, nếu vẫn duy trì bao cấp qua giá và lương.

Phát hiện ra thiếu sót ấy, tháng 5 năm 1981, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 109: đưa hệ thống giá nhà nước lên sát giá trị hàng hóa, phù hợp với sức mua của đồng tiền, thu hẹp diện bao cấp, giảm số lượng mặt hàng cung cấp bằng hiện vật đi đôi với phụ cấp tiền lương cho công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thực hiện các nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị, năm 1981, Nhà nước đã điều chỉnh tương đối toàn diện hệ thống giá (trừ giá cung cấp, chủ yếu đối với 9 mặt hàng thiết yếu). Mặt bằng giá năm 1981 được nâng lên 5 - 7 lần đã phản ánh tương đối sát giá trị hàng hóa, sức mua thực tế của đồng tiền và giá thị trường lúc ấy.

Việc điều chỉnh giá năm 1981 đã góp phần mở rộng hoạt động của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thu mua, nắm hàng vào tay Nhà nước, điều chỉnh tỷ giá công - nông hợp lý hơn; làm cho các xí nghiệp quốc doanh từ chỗ bị lỗ đã bắt đầu có lãi; giảm bớt khó khăn cho ngân sách nhà nước.

Lẽ ra sau đó cần phải thực hiện nhất quán phương hướng này, thông qua nhiều bước liên tục mà xây dựng hệ thống giá và lương mới, xây dựng cơ chế quản lý mới, nhằm triệt để xóa bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang kinh doanh, hạch toán. Song, rất tiếc là chúng ta đã dừng lại nửa vời, để rồi rơi trở lại khuyết điểm cũ.

Cuộc điều chỉnh giá và lương năm 1981, cả về chủ trương, phương án cụ thể và tổ chức thực hiện có nhiều thiết sót, chủ yếu là:

1. Do chưa quán triệt quan điểm xóa bỏ quan liêu, bao cấp, chưa nhận rõ căn bệnh sâu xa của cơ chế quản lý kinh tế là quan liêu, bao cấp cho nên đã cải tiến giá và lương một cách nửa vời. Trong chính sách giá, chưa tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất vào giá thành, còn duy trì bù lỗ tràn lan và hạch toán kinh tế giả tạo; chỉ đạo giá vẫn theo khuynh hướng mua theo giá thấp và bán theo giá thấp, không chủ động vận dụng quy luật giá trị và sử dụng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, làm cho kế hoạch không gắn với kinh doanh và hạch toán kinh tế, kết quả chẳng những không lãnh đạo được thị trường mà còn bị thị trường chi phối, lấn át. Trong chính sách lương, vẫn duy trì cung cấp hiện vật là chính, duy trì giá cung cấp giả tạo, phụ cấp tiền lương không tương ứng và không theo kịp mức tăng giá; trong chính sách phân phối nói chung vẫn duy trì bao cấp tràn lan, vi phạm nghiêm trọng quy luật phân phối theo lao động.

2. Sau khi điều chỉnh giá và lương, vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế "tĩnh" đối với giá và lương, trong khi tình hình kinh tế chung đòi hỏi một cơ chế "động", kết quả là: hệ thống giá nhà nước lại tiếp tục tách rời giá trị, bù lỗ sản xuất - kinh doanh ngày càng lớn, sức mua của tiền lương danh nghĩa ngày càng giảm.

3. Tiến hành điều chỉnh giá, lương một cách đơn độc, chắp vá, chậm đề ra và thực hiện đồng bộ một số biện pháp tạo tiền đề cho việc ổn định giá và lương như: sắp xếp và tổ chức lại sản xuất cho có hiệu quả, tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải tạo và quản lý thị trường, điều chỉnh chính sách tài chính quốc gia, v.v..

Từ những khuyết điểm nói trên, chúng ta cần rút ra những bài học cho thời gian tới. Bài học bao trùm là: phải dứt khoát bãi bỏ quan liêu - bao cấp, tiến hành từng bước vững chắc, nhưng kiên quyết, triệt để, không dừng lại nửa vời.

III- Do những khuyết điểm như trên, tình hình giá cả tiếp tục diễn biến xấu. Giá nhà nước hiện nay đã trở nên thấp dưới giá trị 5 - 10 lần.

Lần điều chỉnh giá năm 1981, tuy mạnh, nhưng vẫn chưa đủ mức. Lúc đó, chúng ta đã chủ động để ngoài giá thành một bộ phận quan trọng tiền lương và khấu hao tài sản cố định, ngại rằng nếu tính đủ sẽ vượt quá sức chịu đựng của người tiêu thụ. Qua bốn năm đồng tiền tiếp tục xuống giá, ngay bộ phận được tính vào giá thành cũng ngày càng thu nhỏ lại. Đến nay, chỉ còn 20 - 30% tiền lương và 15 - 20% khấu hao tài sản cố định được phản ánh vào giá thành sản phẩm công nghiệp. Còn giá bán vật tư nhập khẩu, tuy lúc ấy đã được tính gần sát với giá vốn hàng nhập, nhưng qua bốn năm giá hàng xuất tăng lên, trị giá đồng rúp và đồng đôla tính bằng tiền Việt Nam tăng lên 9 - 10 lần, thì giá bán vật tư nhập khẩu giữ nguyên như cũ đã biến thành một thứ giá tượng trưng, gần như cho không.

Hệ thống giá thấp (dưới giá trị) của Nhà nước đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

1. Thu nhập của khu vực kinh tế quốc doanh tính chung lại chỉ đủ trả lương cho công nhân, viên chức của bản thân khu vực ấy ở mức rất thấp, không đủ tái sản xuất sức lao động; hoàn toàn không có đóng góp cho Nhà nước, không có tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

2. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng ngày càng hao mòn, hư hỏng vì thu về khấu hao tài sản cố định không đủ chi về sửa chữa, chưa nói đến tái tạo, khôi phục tài sản cố định. Trong thực tế, chúng ta đang ăn dần cả vào vốn.

3. Xuất khẩu càng nhiều thì ngân sách bù lỗ càng lớn. Để kiếm được 1 đồng rúp hay 1 đồng đôla chúng ta phải chi phí trên dưới 150 đồng Việt Nam, nhưng hàng nhập về chỉ bán trên dưới 20 đồng Việt Nam. Trên thực tế, một bộ phận tiền vay nợ nước ngoài đã được dùng để tiêu dùng và bao cấp thông qua giá hàng nhập quá rẻ.

4. Chính sách giá thấp mang tính chất bao cấp là nguồn gốc gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, rối ren trong xã hội. Vật tư hàng hóa của Nhà nước trở thành đối tượng mua đi bán lại kiếm chênh lệch giá một cách phổ biến. Công nhân, viên chức được cung cấp hiện vật, nông dân nhận được hàng "đối lưu" cũng ít nhiều biến thành người tiếp sức cho thị trường tự do. Mỗi năm có hàng vạn tấn xăng dầu, hàng chục vạn tấn phân bón, hàng trăm triệu kilôoát giờ điện trao cho nông dân sử dụng mà Nhà nước không nhận lại được số nông sản "đối lưu" tương ứng, ngoài khoản tiền thanh toán có ý nghĩa tượng trưng.

Trong khi Trung ương chậm điều chỉnh giá vật tư và hàng công nghiệp thì nhiều địa phương đã sớm chuyển qua kinh doanh (nhất là sau Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương), chủ động điều chỉnh giá bán một bộ phận vật tư hàng hóa theo sức mua của thị trường địa phương, thu về cho ngân sách địa phương một phần khoản chênh lệch giá. Chỉ từ tháng 9 năm 1984, Trung ương mới điều chỉnh giá bán lẻ một số hàng công nghiệp; giá bán lẻ này cũng mới chỉ phản ánh tỷ giá kết toán khoảng 60 - 65 đồng/rúp. Còn vật tư, thiết bị, năng lượng, cước vận tải mà Trung ương cung cấp cho địa phương và cơ sở thì vẫn theo mức giá rất thấp quy định từ năm 1981. Đây là khoản bao cấp lớn nhất đối với toàn xã hội mà ngân sách Trung ương đang gánh chịu.

Mặt khác, số ngoại tệ do địa phương, ngành và cơ sở thu được do tự xuất - nhập cũng đã được tính theo nguyên tắc giá hàng nhập trang trải đủ vốn hàng xuất, còn thu lãi tùy theo mặt hàng, với tỷ giá trên dưới 200 đồng/đôla, chứ không phải 12 đồng/đôla như tỷ giá và giá hàng do Trung ương quy định. Kết quả là các địa phương đẩy mạnh được xuất - nhập, thu được chênh lệch xuất - nhập khẩu, tạo ra nguồn thu khá lớn cho ngân sách địa phương, có thêm điều kiện để mở mang xây dựng cơ bản, nắm hàng, làm chủ thị trường và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân, viên chức, giảm bớt khó khăn về đời sống hiện nay.

Giá nhà nước giữ ở mức quá thấp (nhất là giá cung cấp) đã ảnh hưởng tiêu cực đến lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ và ngân sách nhà nước và việc phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, trở ngại cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa vươn lên làm chủ thị trường.

Quỹ vật tư và hàng công nghiệp trong tay Nhà nước dùng để đối lưu với khối lượng thu mua nông, lâm, hải sản không phải quá thiếu, nhưng do giá quá thấp và do tổ chức phân tán, điều hành kém nên khó đáp ứng được nhu cầu của nông nghiệp và nông dân; phần hàng phải mua theo giá thỏa thuận cũng vì vậy tăng lên qua từng vụ, gây thêm mất cân đối tiền - hàng, khó khăn thêm cho tiền mặt và ngân sách.

5. Đối với xí nghiệp thì việc nhận bù lỗ về vật tư, về hàng cung cấp cho công nhân, viên chức để đổi lại việc giao nộp sản phẩm theo giá thấp là những sợi dây trói buộc xí nghiệp vào cơ chế hành chính quan liêu, thủ tiêu quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh và hạch toán kinh tế của xí nghiệp. Các yếu tố của giá thành cũng như bản thân sản phẩm sản xuất ra được định giá không đúng với giá trị thực của nó: nguyên liệu nhập khẩu thì rẻ hơn nguyên liệu cùng loại sản xuất trong nước, vật tư cơ bản do Nhà nước cung ứng thì giá không đáng bao nhiêu so với vật liệu phụ, khấu hao máy móc thiết bị và chi phí về tiền lương chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong giá thành, thứ phẩm và phế phẩm bán ra thị trường thì giá cao hơn chính phẩm giao cho thương nghiệp quốc doanh, kế hoạch phụ thì mang lại lợi nhuận cho xí nghiệp nhiều hơn kế hoạch chính, v.v.; điều đó làm cho định hướng của xí nghiệp bị sai lệch, mọi tính toán về hiệu quả kinh tế bị sai lệch. Xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân, điều này càng tai hại hơn nữa.

IV- Cũng như giá cả, tiền lương từ lâu đã thành vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội nước ta.

Tiền lương là nguồn sống chủ yếu của 6 triệu người. Nếu kể cả những người mà họ phải nuôi dưỡng thì đó là nguồn sống chủ yếu của 12 triệu người tức 1/5 dân số nước ta.

Tiền lương không chỉ là vấn đề đời sống. Nó còn là yếu tố của sản xuất và là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đối với sản xuất. Tiền lương cũng gắn liền với việc tăng cường quốc phòng và an ninh, gắn liền với việc phát triển văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, khoa học và kỹ thuật, gắn liền với việc phát triển đồng đều kinh tế và văn hóa các vùng trong nước, gắn liền với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Tiền lương có những bất hợp lý như sau:

1. Tính chất bao cấp rất nặng

Tiền lương hiện nay bao gồm hai bộ phận: bộ phận cung cấp bằng hiện vật và bộ phận bằng tiền. Bộ phận cung cấp bằng hiện vật có giá trị lớn hơn 2 - 3 lần bộ phận bằng tiền, nhưng vì hiện vật được tính theo giá cách đây 25 năm cho nên cũng xem như phát không. Việc cấp phát hiện vật không căn cứ vào kết quả lao động: hễ có tên trong biên chế là được cấp phát tem phiếu lĩnh hiện vật, bất kể có làm việc hay không, làm việc nhiều hay ít.

Số hiện vật cung cấp cho người ăn theo, tiền nhà ở, điện nước... cũng không tính vào lương mà hoàn toàn do ngân sách "bao".

Chế độ cung cấp hiện vật và tính chất bao cấp của nó làm cho tiền lương không còn là một công cụ phân phối theo lao động, một đòn bẩy kích thích lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả; mặt khác, lại vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của người lao động đối với đồng lương và thu nhập của mình, gây ra nhiều lãng phí và tiêu cực.

2. Tính chất bình quân và bất hợp lý rất nặng

Công nhân được chia thành 5 loại, tùy theo lao động nhẹ hay nặng. Cùng một loại lao động thì mức cung cấp hiện vật là như nhau. Mỗi bậc thợ (lành nghề hay không lành nghề) chỉ chênh nhau một số tiền không đáng kể. Các loại cán bộ, sĩ quan, viên chức cũng vậy.

Tiền lương tuy bằng nhau, nhưng số lượng hiện vật mà mỗi người được cấp thì lại chênh nhau rất lớn, tùy thuộc vào số lượng người ăn theo. Người ăn theo sống ở thành phố thì được cung cấp hiện vật, sống ở nông thôn thì không được.

Công nhân, viên chức làm việc ở các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hóa - nghệ thuật, cán bộ y tế, giáo viên, v.v. không được khuyến khích một cách thỏa đáng.

3. Tiền lương thực tế ngày càng giảm

Từ khi vật tư hàng hóa nhập khẩu giảm thì mức cung cấp hiện vật cho công nhân, viên chức cũng giảm. Năm 1980, cung cấp hiện vật chỉ thực hiện được 65% mức quy định. Vài năm gần đây, ngay việc cung cấp mấy mặt hàng thiết yếu cũng nhiều khi không đủ, không kịp thời, nhất là ở các thành phố, trung tâm công nghiệp và vùng biên giới miền Bắc.

Bộ phận lương bằng tiền không được điều chỉnh tương ứng với mức tăng giá năm 1981, và sau đó phụ cấp lương không tăng kịp thời và thỏa đáng, trong lúc giá nhà nước từ cuối năm 1984 có điều chỉnh, và nhất là giá thị trường biến động mạnh.

Do những nguyên nhân trên, tiền lương thực tế liên tục bị giảm sút, không đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong nội bộ giai cấp công nhân, làm cho chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngành, nghề và giữa các vùng trở nên rất bất hợp lý.

4. Chế độ tiền lương, tiền thưởng rối ren

Chế độ sở hữu toàn dân và chế độ phân phối theo lao động đòi hỏi một chế độ tiền lương, tiền thưởng thống nhất trong phạm vi cả nước. Song, do cách giải quyết vá víu trong mấy năm qua, nhất là do chậm sửa đổi chế độ tiền lương, buộc các địa phương, xí nghiệp phải tìm nhiều cách tăng thêm thu nhập tiền lương cho công nhân, viên chức của mình nhằm kích thích lao động, giảm bớt khó khăn về đời sống của công nhân viên chức, cho nên trong nước hiện nay tồn tại nhiều cách trả lương, trả thưởng, nhiều mức tiền lương, tiền thưởng. Tình trạng bất hợp lý, do đó, càng tăng thêm:

- Trong thu nhập về tiền lương, phần phụ cấp và tiền thưởng lớn hơn lương cơ bản, ở một số nơi lớn gấp 5 - 7 lần lương cơ bản, làm cho lương cơ bản không còn tác dụng khuyến khích công nhân viên chức nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình.

- Thu nhập về tiền lương ở các ngành sản xuất - kinh doanh cao hơn hẳn các ngành khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế và các lực lượng vũ trang; ở các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, kinh doanh xuất nhập khẩu, thương nghiệp, v.v. cao hơn hẳn các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, v.v..

- Trong khi một số địa phương khai thác được nguồn hàng, tăng tiêu chuẩn cung cấp hiện vật cho công nhân, viên chức, một số địa phương khác tăng phụ cấp bằng tiền hoặc lập ra hệ thống lương mới trên cơ sở chuyển bù giá vào lương, thì ở những địa phương nguồn hàng eo hẹp, ngân sách địa phương eo hẹp, nhất là ở những tỉnh Tây Nguyên, miền núi, biên giới, ngay mức cung cấp hiện vật eo hẹp cũng lo chưa đủ.

V- Tài chính - tiền tệ cũng mang nặng tính quan liêu, bao cấp và khó khăn kéo dài.

1. Giá cả, tiền lương như trên tất yếu dẫn đến cơ quan Tài chính, Ngân hàng cũng mang tính chất bao cấp, điển hình là cơ chế chi đủ, thu đủ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh: trên cơ sở giá thành và phí lưu thông được duyệt, Nhà nước chi đủ mọi khoản, còn lãi bao nhiêu Nhà nước thu, lỗ bao nhiêu Nhà nước chịu. Vốn xây dựng cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động đều do Nhà nước cấp phát, xí nghiệp có quyền đòi, nhưng không bị ràng buộc gì về trách nhiệm phải sử dụng sao cho có hiệu quả. Ngay cả vốn tín dụng vay của Ngân hàng về thực chất cũng mang tính chất cấp phát. Tình trạng lãng phí vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả trở thành hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân.

Nhiều khoản chi về tiêu dùng của nhân dân cũng do ngân sách nhà nước bao cấp thông qua mức giá rất thấp, gần như cho không. Trường hợp ngân sách nhà nước có hạn, bao không đủ, thì sự nghiệp phục vụ thu hẹp lại, chất lượng phục vụ giảm.

Bao cấp gắn liền với hành chính quan liêu. Từ máy móc, thiết bị, vật tư, tiền vốn, tín dụng đến một số hàng tiêu dùng thông thường, một số dịch vụ thông thường đều phải qua nhiều cấp hành chính xét duyệt, gây ra thủ tục phiền hà và tệ cửa quyền.

Cơ chế tài chính, ngân hàng như trên không tạo điều kiện và không kích thích các đơn vị cơ sở, các ngành, các địa phương mở rộng sản xuất - kinh doanh, tăng thêm thu nhập, điều này càng làm cho những khó khăn về tài chính, tiền tệ chậm được khắc phục.

2. Chính sách tài chính quốc gia chậm được sửa đổi cho phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới khiến cho tình trạng mất cân đối kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, đặc biệt từ năm 1978 trở đi, tình hình nước ta có nhiều thay đổi lớn: bọn bành trướng và bá quyền... công khai trở mặt, gây chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; bọn đế quốc và ********* bao vây kinh tế ta; nguồn viện trợ và vay nợ giảm, nợ đến hạn trả ngày càng lớn; từ năm 1981 trở đi, không còn sự ưu đãi về giá hàng nhập nữa; công nghiệp quốc doanh từ năm 1979 trở đi gặp khó khăn lớn về nguyên liệu, nhiên liệu, v.v.. Trước tình hình đó, chúng ta đã không kịp thời điều chỉnh chính sách tài chính quốc gia: không kịp thời tăng cường động viên các nguồn thu trong nước, điều chỉnh sự phân phối thu nhập quốc dân giữa các tầng lớp dân cư; chậm sắp xếp lại sản xuất và xây dựng nhằm tập trung ưu tiên cho những công trình và sản phẩm quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và những sản phẩm đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách; không kiên quyết bố trí lại các nhu cầu chi theo tinh thần chỉ tiêu dùng trong phạm vi của cải làm ra, thu hẹp và bãi bỏ chế độ phân phối bao cấp; chậm nghiên cứu và ban hành những chính sách đòn bẩy nhằm thúc đẩy sản xuất - kinh doanh theo hướng hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, v.v..

Việc buông lỏng quản lý và cải tạo thị trường trong một thời gian dài, buông lỏng cuộc đấu tranh giữa hai con đường và đấu tranh địch - ta, để cho thị trường tự do và "chợ đen" phát triển, hàng nhập lậu xâm nhập thị trường trong nước, kẻ địch trà trộn vào các hoạt động trên để phá rối, phá hoại, v.v. càng làm cho tình hình thị trường, giá cả, tài chính, tiền tệ xấu thêm.

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng đã ra nhiều pháp lệnh, nghị quyết, (đặc biệt quan trọng là hai Pháp lệnh về thuế, thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp) nhằm sửa đổi, bổ sung các chủ trương chính sách về tài chính, làm cho tình hình tài chính tiền tệ năm 1983 bước đầu có chuyển biến tích cực.

Nhưng, sang năm 1984 và 1985, do thiên tai liên tiếp, giá lương thức và nông sản tăng liên tục với mức cao, một số ngành công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu nông sản và nguyên liệu nhập khẩu (vì ngoại tệ phải dành để nhập khẩu lương thực), giá nhà nước chậm được điều chỉnh, công tác quản lý và cải tạo thị trường chậm được triển khai, tổ chức lưu thông hàng hóa có nhiều bất hợp lý, cạnh tranh nhau mua bán đẩy giá lên cao, v.v. đã làm cho ngân sách và tiền mặt chuyển biến xấu.

*
Tình hình trên đây chứng tỏ chính sách giá - lương - tiền trong mấy năm qua, mặc dù có một số đổi mới từng phần, nhưng cơ bản vẫn mang nặng tính quan liêu, bao cấp, trước hết là ở cấp Trung ương.

Cơ chế giá - lương - tiền thiếu tính năng động cần thiết, chưa thích ứng với nền kinh tế đang ở trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất chưa hợp lý, kinh tế còn nhiều thành phần, còn diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường, giữa địch và ta.

Việc điều chỉnh giá - lương - tiền 4 năm qua tiến hành không đồng bộ trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, từ sản xuất đến phân phối, lưu thông và tiêu dùng, không gắn việc điều chỉnh giá - lương - tiền với tổ chức lại sản xuất và làm chủ thị trường, cải tạo xã hội chủ nghĩa. Khi điều chỉnh giá thì không đồng thời điều chỉnh thỏa đáng tiền lương, cũng không điều chỉnh, sửa đổi chính sách và cơ chế về tài chính - tiền tệ một cách tương ứng. Nhìn chung, việc điều chỉnh giá - lương - tiền cũng như toàn bộ công tác kế hoạch hóa và quản lý chưa thoát ra khỏi cơ chế quan liêu, bao cấp.

Rõ ràng là, công tác chỉ đạo và điều hành giá - lương - tiền cũng như cơ chế quản lý kinh tế nói chung không nhạy bén, không sâu sát và kiên quyết, thiếu sự nhất trí trong tư tưởng và hành động, do đó vừa có tình trạng tập trung quan liêu là chủ yếu, lại vừa có tình trạng buông lỏng, phân tán, kỷ luật và pháp luật nhà nước không nghiêm, nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng...."

 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Chiến tranh là rủi ro bất khả kháng, Pháp hay Việt cũng chạy rẽ đất.
Kiện đòi nhà chắc thuộc những người rời đi sau 1975.
Không. Chiến tranh không phải là bất khả kháng trong nhiều trường hợp. Chiến tranh là hành động nhà nước, rủi ro loại trừ, chứ không phải bất khả kháng

Đặc biệt là trong quan hệ hành chính, quốc hữu hoá (hành động có chủ đích của nhà nước) thì càng không phải bkk trong quan hệ hành chính
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Tài sản của người Mỹ ở Cuba trước 1959 và tài sản của người Pháp ở VN trước 1954 khác nhau về bản chất các cụ ạ.

- Cuba được độc lập từ năm 1903. Tài sản của người Mỹ ở Cuba trước 1959 là do người Mỹ đến đầu tư, mua bán vv theo luật đương thời của nước Cuba độc lập nên hoàn toàn hợp pháp và không thể bị tịch thu. Nhiều nhất, chính quyền mới chỉ có thể cưỡng bức bán lại. Còn như tịch thu là trái với tất cả các luật và thông lệ quốc tế, vì vậy mà Mỹ cấm vận Cuba suốt hơn 60 năm mà tất cả các nước khác đều không dám vi phạm (trừ khối XHCN trước 1991).

- Việt nam bị Pháp chiếm làm thuộc địa từ khoảng 186x đến 1954. Tất cả tài sản của người Pháp trên đất VN trước 1954 đều có được dưới sự cai trị thuộc địa, nói thẳng là ăn cướp. Nên khi chính quyền độc lập của người VN lên nắm quyền thì có quyền tuyên bố các tài sản đó là bất hợp pháp và tịch thu.
Thực tế thì không chỉ chính quyền VNDCCH mà cả chính quyền VNCH của Ngô Đình Diệm đều tịch thu không bồi thường các tài sản của Pháp và người Pháp ở VN. Chính phủ Pháp và người Pháp chấp nhận chuyện đó, về sau cũng không nhắc lại.
Chuẩn cụ. Tài sản hình thành qua mua bán và tài sản do ăn cướp hoàn toàn khác nhau.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Không. Chiến tranh không phải là bất khả kháng trong nhiều trường hợp. Chiến tranh là hành động nhà nước, rủi ro loại trừ, chứ không phải bất khả kháng

Đặc biệt là trong quan hệ hành chính, quốc hữu hoá (hành động có chủ đích của nhà nước) thì càng không phải bkk trong quan hệ hành chính
có phải chiến tranh do nước thứ 3 gây ra mà kêu là bất khả kháng.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
có phải chiến tranh do nước thứ 3 gây ra mà kêu là bất khả kháng.
Với các ông bà chủ mỏ, chủ đồn điền, chủ xưởng người Pháp thì đúng là rủi ro bất khả kháng còn gì?
Ngon thì đi kiện chính phủ Pháp để lấy tiền bồi thường.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Với các ông bà chủ mỏ, chủ đồn điền, chủ xưởng người Pháp thì đúng là rủi ro bất khả kháng còn gì?
Ngon thì đi kiện chính phủ Pháp để lấy tiền bồi thường.
Pháp là bên thua trong chiến tranh Đông Dương 1946-1954 thì đòi hỏi gì?
 

piedaide

Xe tải
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
482
Động cơ
528,813 Mã lực
cụ phải hiểu nền chính trị Mỹ nó vận động thế nào thì mới hiểu.
CP Mỹ thậm chí có những tháng phải đóng cửa, không làm việc, do không có kinh phí đc duyệt từ Quốc hội và NHTW. Vài tỷ usd đừng nói là không to, CP Mỹ lấy gì để xoá nợ cho Ku3.
tổng thống Mỹ nào cũng đều do các tập đoàn đứng sau (dân chủ - tài chính, công nghệ; cộng hoà - dầu mỏ, vũ khí). Không gỡ đc nút thắt này, không đi thêm đc bất cứ bước nào.
Đừng lôi nhân quyền, dân chủ ra làm màu. Trong chính trị và bàn cờ quan hệ chính trị quốc tế, chỉ có duy nhất lợi ích chi phối, nhìn cách Mỹ quan hệ các nc độc tài Trung Đông, Châu Phi....
2023 này, Mỹ vẫn đang nỳ nèo VN nâng cấp quan hệ ngoại giao, vẫn đang bị từ chối đấy, lợi ích chưa thoả mãn, cái giá đưa ra chưa đc giá,....
Nó định xây cái sứ quán đắt nhất từ trước tới nay tại HN (hiện nay đắt nhất hình như là sứ quán tại Anh, Mỹ chi đâu 700tr Biden, mà HÀ NỘI dự kiến xây hết 1 tỉ :P ), mà mãi chưa thấy làm gì, nhận đất quây tôn để đấy.
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,571
Động cơ
16,193 Mã lực
Nó định xây cái sứ quán đắt nhất từ trước tới nay tại HN (hiện nay đắt nhất hình như là sứ quán tại Anh, Mỹ chi đâu 700tr Biden, mà HÀ NỘI dự kiến xây hết 1 tỉ :P ), mà mãi chưa thấy làm gì, nhận đất quây tôn để đấy.
Xây lâu rồi nhé,để mai em nhắc nhở xây đến đâu phải báo cáo cụ đến đấy cho phải đạo :)
Screenshot_20230729-104524_Trình chạy Pixel.png
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,121
Động cơ
220,289 Mã lực
Nó định xây cái sứ quán đắt nhất từ trước tới nay tại HN (hiện nay đắt nhất hình như là sứ quán tại Anh, Mỹ chi đâu 700tr Biden, mà HÀ NỘI dự kiến xây hết 1 tỉ :P ), mà mãi chưa thấy làm gì, nhận đất quây tôn để đấy.
Đắt nhất, rộng nhất là pháo đài đại sứ ở Iraq.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,240
Động cơ
320,469 Mã lực
Website
woodsoft.vn
E thì thời đấy còn bé, chỉ nhớ là ngày xưa cứ ăn cái gì có đường là ngon tất, bánh mỳ chấm nước đường thời đó là mỹ vị nhân gian.
Giờ ăn cái gì cũng thấy không ngon bằng cái vị đó nữa, thế mới lạ.
Cụ mang thùng mỳ tôm vào rừng hay chỗ nào hẻo lánh ăn 1 tuần. Sau đó quay về nhà đảm bảo cụ ăn gì cũng ngon, mỹ vị nhân gian thời bao cấp không bằng đâu :D
Đợt em ở nước ngoài 7 năm mới về. Mẹ em luộc cho đĩa thịt chân giò, em ngồi chấm mắm tôm ăn như thằng chết đói. Bà chị họ ngồi bên cạnh ái ngại bảo: em ơi, ở nước ngoài đói khổ, giờ về đến nước mình rồi, em cứ ăn từ tốn, ăn như thế hại cho sức khỏe lắm :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,132
Động cơ
188,307 Mã lực
Tuổi
43
Cụ mang thùng mỳ tôm vào rừng hay chỗ nào hẻo lánh ăn 1 tuần. Sau đó quay về nhà đảm bảo cụ ăn gì cũng ngon, mỹ vị nhân gian thời bao cấp không bằng đâu :D
Đợt em ở nước ngoài 7 năm mới về. Mẹ em luộc cho đĩa thịt chân giò, em ngồi chấm mắm tôm ăn như thằng chết đói. Bà chị họ ngồi bên cạnh ái ngại bảo: em ơi, ở nước ngoài đói khổ, giờ về đến nước mình rồi, em cứ ăn từ tốn, ăn như thế hại cho sức khỏe lắm :D
Em vừa bay SG ra đêm qua, tối đêm ăn 1 tô mì tôm với mấy quả sấu ngâm mắm ớt, ngon bá đạo vì lâu lắm ko ăn mì tôm. Sáng ra việc đầu tiên là đi ăn phở, phở HN không nơi nào ngon và hợp miệng bằng :))
Thời bao cấp ăn 5 bát cơm mới no vì thiếu chất, giờ có lưng cơm vẫn no vì năng lượng có thừa, thức ăn thì nhiều hơn cơm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top