Chỉ có một quân nhân Mỹ tử trận khi đối đầu với Cuba. Ông là một phi công Không quân bị bắn hạ trên không phận Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962. Mặt khác, Washington đã khôi phục quan hệ chính trị và thương mại với Trung Quốc và Việt Nam mặc dù hàng ngàn chục nghìn binh lính Mỹ đã chết trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.
Trump tiếp tục trừng phạt Cuba vì chính trị trong nước của Hoa Kỳ. Gần một triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Cuba kể từ năm 1959, và hầu hết định cư ở Nam Florida. Những người Cuba này đã hình thành nên một nhóm vận động hành lang hùng mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên mọi tổng thống Cộng hòa từ Richard Nixon đến Trump.
Dân biểu Mỹ gốc Cuba - Mario Díaz-Balart — người đứng nổi bật bên cạnh Trump khi ông ký lệnh cấm vận hôm nay là một ví dụ điển hình.
Vào những năm 1950, cha của nghị sĩ, Rafael Díaz-Balart, từng là thứ trưởng nội vụ của Fulgencio Batista, bộ chịu trách nhiệm về an ninh nội địa và điều hành các nhà tù. Rafael Díaz-Balart và các sĩ quan khác của chế độ độc tài Batista đã chạy trốn khỏi Cuba trong những tuần đầu tiên của Cách mạng Cuba vào tháng 1 năm 1959.
Hơn nữa, gia đình Díaz-Balart có quan hệ gia đình với gia đình Castro. Mario và em trai Lincoln, cựu nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Nam Florida, là anh em họ của Fidelito, con trai đầu lòng của Fidel Castro, người vẫn trung thành với cách mạng. Người dì của họ, Mirta Díaz-Balart, đã kết hôn với Fidel trước khi ông bắt đầu cuộc nổi loạn chống lại chế độ Batista. Cặp đôi này đã ly hôn vào năm 1954 khi Fidel đang ở trong nhà tù của anh rể Rafael. Hận thù đã kéo dài từ rất lâu giữa những người Cuba lưu vong và chế độ Castro.
Lệnh cấm vận của Trump sẽ đạt được hai
mục đích:
1) Nó sẽ làm giảm đầu tư và du lịch của Hoa Kỳ vào Cuba.
2) Nó sẽ thỏa mãn sự phẫn nộ của thế hệ người Mỹ gốc Cuba đầu tiên về việc mất quê hương vào tay Fidel Castro, Trump tỏ lòng biết ơn vì họ đã ủng hộ việc tái đắc cử tổng thống vào năm 2024 ( bang Florida đã bầu cho Trump)
Vấn đề quan trọng nhất là anh bạn Cuba hãy học chính những người đồng chí Vietnam trong cách quan hệ với Mỹ.
Cu ba tịch thu tài sản “quốc hữu hoá” của doanh nghiệp Mỹ, công dân Mỹ như các nhà máy mía đường, đồn điền nhà máy cigar, lọc hoá dầu… khách sạn cơ sở lưu trú có vốn đầu tư từ Mỹ.
Năm 1959, Luật Cải cách nông nghiệp tại Cuba có quy định về việc quốc hữu hóa, nhưng cũng đặt ra cơ chế đền bù bằng trái phiếu tự chủ dựa trên giá trị của đất đai trong sổ kế toán chính thức với lãi suất 4,5%/năm trong vòng 20 năm.
Nhiều cá nhân và công ty Mỹ đã tham gia quá trình đàm phán những khoản đền bù này. năm 1960, Washington đã quyết định ngừng hạn ngạch nhập khẩu đường mía từ Cuba, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế cuba. Để trả đũa, La Habana đã thông qua Luật 851 quy định quốc hữu hóa cưỡng bức mọi tài sản của Mỹ tại Cuba.
La Habana từng nhiều lần thông báo tại các diễn đàn quốc tế về những thiệt hại do cuộc bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ kéo dài hơn nửa thế kỷ gây ra, với giá trị ước tính là 833,755 tỷ USD quy theo giá trị biến động vàng, hay tương đương 121,182 tỷ USD theo tỷ giá hồi năm 1996 khi Cuba ban hành Luật Tái khẳng định phẩm giá và chủ quyền Cuba.
Văn bản luật của Cuba được ban hành sau khi Mỹ thông qua Luật Helms-Burton, qua đó luật hóa cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, bao gồm quy định việc xóa bỏ cấm vận của Mỹ chỉ được tiến hành khi Cuba đã đền bù mọi tổn thất các tài sản của pháp nhân Mỹ bị tịch biên trước đó.
Luật Mỹ thì họ cực kỳ bảo hộ công dân và doanh nghiệp Mỹ, các bạn Cuba “nói cướp thì hơi quá” nhưng quốc hữu hoá, định ăn ko, thì ko bao giờ có thể bình thường hoá. khi quá trình đền bù hoặc hòa giải giữa chủ sở hữu tài sản Mỹ tại Cuba bị tịch thu ko được tiến hành.
Mỹ cho biết, hiện có khoảng 6.000 cá nhân và doanh nghiệp Mỹ có khiếu kiện về tài sản bị tịch thu tại Cuba với tổng trị giá khoảng 1,9 tỷ USD. những khiếu kiện này “những khiếu kiện của công dân Mỹ có tài sản bị chính quyền Cuba tịch thu, kể cả những vụ kiện đã được các tòa án Mỹ ra phán quyết chống lại La Habana và lệnh đóng băng các tài sản của nhà nước Cuba.” đã được Ủy ban Giải quyết khiếu kiện ngoài nước của Mỹ, trực thuộc Bộ Tư pháp và là cơ quan đại diện của Mỹ đàm phán về các vụ tranh chấp với chính phủ nước ngoài, giải quyết.
Cuba ko giải quyết khúc xương này thì ko bao giờ có thể có bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba