Vậy, liệu có đúng là "Luật cho phép dùng lời thú tội của bị can để buộc tội" không?
Trước hết, ta hãy tìm hiểu đôi điều ở Luật hình sự:
Điều 86. Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
…
Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Qua những điều trên cho thấy gì? Cho thấy không Luật nào cho phép dùng lời thú tội của bị can để buộc tội cả.
Lời thú tội của bị can, chỉ có thể được coi là một bằng chứng, nếu nó phù hợp với các bằng chứng khác. Tập hợp tất cả những bằng chứng này, mới là cơ sở để toà định tội.
Vì lẽ đó, toà án không thể chỉ xét đoán dựa trên lời thú tội của phạm nhân để kết án. Thực tế cũng không toà nào làm như vậy. Luận điệu "đã nhận tội, đã thú tội ..." bla bla mà một số cụ vẫn còn lải nhải ngày đêm thiết nghĩ nên bỏ đi, thay bằng cái gì khác mới hơn.
- Trên tinh thần cùng nghiên cứu pháp luật để làm rõ hơn hiểu biết của mình về vụ án HDH (chứ không phải gỡ tội cm gì đó), post sau em và các cụ sẽ cùng trao đổi, liệu lời thú tội của HDH có phù hợp với các bằng chứng khác, để nó trở thành một bằng chứng hay không?