- Biển số
- OF-298260
- Ngày cấp bằng
- 12/11/13
- Số km
- 2,169
- Động cơ
- 328,938 Mã lực
Cụ đi mua đàn ngoài dòng, tức là những cây đàn có nhãn hiệu không phổ biến, thì cần phải gạt được suy nghĩ chọn cây đàn tên gì bởi nếu không cụ sẽ lại đi vào vấn đề thương hiệu. Vấn đề đầu tiên khi chọn đàn ngoài dòng là nên tìm cây nào bộ máy còn tốt (máy móc mới, vận hành ít tạp âm) và nếu có thể nghe thì chọn cả tiêu chí tiếng đàn. Cân đàn có máy móc còn mới không nhất thiết phải là cây đàn mới được sản xuất, nó có thể đã ra đời từ những năm 60-70 nhưng nhất định là phải được đại tu và phục hồi đúng tiêu chuẩn. Máy móc thế nào là mới thì chắc phải đi một vài cửa hàng, đề nghị họ mở nắp thùng đàn ra xem để có hình dung.Em có 30 củ mua đàn ngoài dòng thì được con nào ngon cụ nhỉ?
Tiếp theo là nên tránh những cây đàn của Trung Quốc (Hàn thì còn tạm chấp nhận được) bởi đàn Trung Quốc thường là loại rẻ tiền có chất lượng búa - dây - bộ máy - thùng cộng hưởng kém nên âm thanh không hay mà độ bền cũng kém. Cái này cần đôi chút kinh nghiệm nhưng không quá phức tạp, nếu cụ thấy cây đàn nào ưng ý cứ nhắn cái tên của đàn, model và chụp logo bên trong cho em bằng tin nhắn ở đây:https://www.facebook.com/oopiano/. Không dám nói là 100% nhưng khoảng 90% những cây đàn ở ngoài cửa hàng hiện nay thì em có thể nhận diện được.
Tuy vậy nếu cụ vẫn tiếp tục băn khoăn về việc chọn cây đàn gì thì xin đưa ra một vài (không phải tất cả) cái tên mà cụ có thể yên tâm về nhà sản xuất:
Các nhãn hiệu đàn được sản xuất bởi hãng Toyo (Apollo, Elsner, Ballindamm...)
Các nhãn hiệu đàn được sản xuất bởi Atlas (Kreuizbach, Brother, Adelstein...)
Các nhãn hiệu khác của Nhật như Diapason, Schwester, Belton, Flora, Gershwin, Matsumoto, Kreutzer, Schnabel...
Xin hết sức lưu ý là: yên tâm về nhà sản xuất - chứ không phải yên tâm về chất lượng thực tế hiện nay của cây đàn đó nhé.
PS: mua đồ cũ thì kể cả Steinway&sons cũng cần phải kiểm tra chứ không thể mua bừa được.