Thế hả cụ. Em chả tin vụ này lắm. Nhất là tôi lại kiểu nung nóng nhẹ (?!) rồi cho vào nước, ko có nhiệt độ/ thời gian cụ thể. Nếu mà dể thế thì nghành luyện kim lại đơn giản quá
.
Vụ mũi khoan ăn tốt hơn, em nghĩ có thể do lý do khác, nhưng chắc chỉ được một lúc.
Quảng Trị về, trời cũng mát em lại xuống thử!
3 cái mũi khoan lúc đốt hơi khác nhau thì cái đốt thấy đỏ nhất khoan chậm vẫn có tiếng rít và phoi xoắn. 2 cái kia khoan chậm hơn.
Em thử cái mũi 8 ly nguyên bản nó ăn vù vù sau đó phải vặn cả bằng tay vì nó ăn hơi sâu.
Ông già em trước là GĐ 1 nhà máy cơ khí, chuyên sửa chữa và đúc chi tiết bằng gang (chẳng biết họ đúc gì nhưng có cả silic). Chú em út cũng thi được thợ tiện bậc 5. Hay chạy vào chơi nên em cũng biết đúc gang xong họ phải ủ. Hồi làm cùng thằng bạn, nó nhận được hợp đồng làm hàng rào cho Hyundai. Thuê đúc mấy cái củ nhọn ở đầu cọc rào xong phải trả lại, vì lấy búa đập là chúng vỡ. Em cũng nhắc là gang đúc xong phải ủ, nếu không nó rất giòn.
Còn chỉ đốt bằng bật lửa như em thì phải cố nung đầu mũi khoan thật nóng mới làm nó hơi cứng được 1 chút. Thép gió cần nhiệt độ 1500oC, thép hợp kim cần tới 2500oC, đốt cả đèn xì mới mong có nhiệt độ 1000oC, chứ thấy đỏ thì nhiệt độ mới loanh quanh 5-600oC.
Mà mũi khoan này em cũng phải thử, chứ những loại mũi họ quảng cáo chịu nhiệt thì việc tôi như thế sẽ chẳng có tác dụng. Ngày xưa lên lính, chú em làm cho con dao từ cái van xả để em nung vá dép nhựa. Vá xong dép, mài lại cho nó trắng là vẫn sắc như nước!