- Biển số
- OF-377399
- Ngày cấp bằng
- 12/8/15
- Số km
- 2,082
- Động cơ
- 266,838 Mã lực
https://www.facebook.com/donghanhmagazine/posts/835039450222158?__xts__[0]=68.ARCOzf5t-3Ef4RYuuks-CgHPubdWe-AJFxatfrIxvt1Wcu0W9YKVMOSQ0cXBZUTe8gaC0ay8NG4MCoXFZ9WCKH-cWRDgzV3YUYiS0LW0mxOaZO6Ir0kqzAkhKenUzvfZDYHntbzx63v_EygCPT4TVDZ_-wkymTFVhGO9irdukYlAe6YGklvhhx1cEaC7W5sv_WrG2Tma8Jdc00_bVkd0s99H29Tm8Xma_AwCnPotx8a6-arpGHYGkNLVqtUcZG8r2RqCpgZiody7QznAtTtC7MkIq4QpjuQuKAj7TnzEI5ufHyyI0IMc-ePLOrZ6YYS3VevEEPDgPlpl0xFLMx3MH_Y&__tn__=K-R
BẢO TỒN VĂN HÓA VẬT THỂ CÔNG GIÁO - BÀI 2:
Cha sau “giải tỏa” công trình của cha trước
--------------
Các linh mục khi về nhận xứ chỉ chăm chăm nghĩ tới cái mới to hơn, hoành tráng hơn mà vô tình lãng quên những giá trị văn hóa lịch sử của tiền nhân.
---------------
PHẠM HÙNG NGHỊ
Có một ngôi nhà gỗ trong quần thể nhà thờ, nhà nguyện và nhà xứ của Giáo xứ A. ở Phan Rang, cách đây vài tháng đã được nhà văn ĐD mua và đưa về Sài Gòn. Anh rất vui, tự hào vì đã “lưu giữ” được một phần báu vật được chế tác hoàn toàn bằng gỗ quí, lại có tuổi đời trên 160 năm. Đẹp là vậy, cổ là vậy nhưng anh chỉ phải bỏ ra 45 triệu đồng và hơn 30 triệu đồng cho việc vận chuyển, tái dựng.
Anh ĐD là người ngoại đạo. Nên có thể ngôi nhà này sẽ trở thành gia cư hoặc được sử dụng vào mục đích khác phục vụ kinh doanh chẳng hạn. Đâu có ai có thể can thiệp, dù bây giờ lắm người tiếc ngẩn ngơ vì mất đi một công trình lưu niên của Giáo hội.
CHA ĐI, TƯỢNG... LƯU LẠC
Tuy không lâu đời bằng ngôi nhà vừa nói, chỉ có tuổi thọ hơn chục năm, nhưng chắc chắn là thánh thiêng, đó là chiếc bàn thờ đá của một giáo xứ ở quận 3, Sài Gòn. Bàn thờ được làm bằng đá xanh nguyên thủy, chân đế kết nối bởi 12 phiến tượng trưng cho 12 tông đồ, 12 chi tộc dân Israel. Mặt bàn thờ là nguyên phiến dầy gần 20 cm, chạm nổi khuôn mặt Đức Giê-su. Công trình điêu khắc chạm trổ được thực hiện bởi một nhà điêu khắc nổi tiếng với nhiều công trình đạo, đời khắp nơi. Đây cũng là một biểu tượng độc đáo, tự hào của giáo xứ. Cùng với bàn thờ đá là các tượng Chúa Phục sinh, thánh Giuse, Đức Mẹ kích thước như người thực, 14 chặng đường thánh giá mà mỗi chặng là duy nhất khuôn mặt Chúa Giê-su được làm bằng gỗ pơmu…
Ấy thế mà tất cả chỉ tồn tại dưới thời linh mục quản xứ lúc đó. Chỉ mấy tháng sau, khi ngài được sai đi nơi khác, tất cả đã bắt đầu hành trình lưu lạc. Thoạt đầu, bàn thờ được khiêng ra đặt ngoài trời, với việc dỡ bỏ một số phiến chân bệ. Sau đó nghe cha sở mới thông báo là đã mang cho một nhà nguyện hay một giáo xứ nào khác mà tới nay chẳng ai biết cụ thể. Nhưng mới đây nhất, có nguồn tin khẳng định chắc chắn là bàn thờ này đã được “phân sáp” mang từng phiến, từng phần và vất bỏ ngoài những cánh đồng, nghĩa trang đang giải tỏa. Riêng các tượng và chặng đàng thánh giá chất trong kho, thỉnh thoảng được dùng làm quà tặng cho ai đó, như một vị trong Hội đồng Mục vụ cho hay.
Kiến trúc sư Ng., một giáo hữu của xứ đạo này sau nhiều năm học ở nước ngoài về đã bức xúc trước sự mất mát những công trình thánh của giáo xứ. Theo anh, những công trình này vừa có ý nghĩa Kinh Thánh, thần học, vừa có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao, mang tầm thời đại. Ngôi nhà thờ mới xây dựng lại non chục năm lại đây tuy có vẻ bên ngoài sang trọng, đẹp đẽ, nhưng mất hết các bản sắc đặc trưng. Bàn thờ cũng chân gỗ, mặt bằng đá granit màu cưa xẻ nhẵn bóng, tượng thạch cao, đàng thánh giá tuy bằng gỗ nhưng nét điêu khắc chạm trổ nhìn qua là biết được sản xuất đại trà.
Đáng chú ý là bàn thờ bằng gỗ mới này chỉ sau khi cha C. đi, cha H. về vài tháng lại được thay thế bằng bàn thờ gỗ khác. Đây có lẽ chỉ vì ý riêng, vì muốn thể hiện “cái tôi”, chưa nói đến trình độ nhận thức về văn hóa, nhất là văn hóa nhà đạo... như nhận định của không ít giáo dân.
CẦN TRÁNH CHẠY THEO MỐT
KTS Ng. nói: “Không phải bên nước ngoài người ta không có tiền để phá, xây, xây rồi lại phá như ở nước ta mà người ta trân trọng, nâng niu từng di sản của cha ông. Ở nhiều nhà thờ mấy trăm năm tuổi đã đành, mà ngay ở các nhà thờ non trẻ khác cũng thế. Nhà Thờ Reims (phía Bắc nước Pháp) chẳng hạn, có đến hàng trăm bức tượng đá bên trong, bên ngoài trải qua bao đời giám mục, bao đời cha sở rồi nhưng không ai dám đụng đến. Người ta có thể bổ sung, như các chặng đường thánh giá bằng những bức tranh của các họa sĩ đương đại, thể hiện những cách suy niệm khác của con người trước thế giới hôm nay, chứ không đục bỏ, dỡ bỏ những bức tượng cũ…”.
Chuyện nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh, thuộc Giáo phận Hải Phòng) vừa mới bị đập bỏ lại đáng suy nghĩ. Nguyên nhân rõ ràng - đã được linh mục chánh xứ xác nhận là do giáo xứ phá đi để xây dựng nhà thờ mới. Biết bao nhiêu người trong đạo, ngoài đời đều tiếc nuối, cảm thấy mất mát nhiều. Đây không phải là trường hợp duy nhất, cá biệt ở một vùng địa đầu đất nước.
Có thể kể ra rất nhiều trường hợp giáo xứ, giáo họ miền Bắc. Sau những năm chiến tranh và khi đất nước mở cửa có những thông thoáng nhất định cho sinh hoạt tôn giáo, nhiều nơi đã nỗ lực tái thiết hay xây dựng nhà thờ mới. Có nơi đã đập bỏ không thương tiếc ngôi nhà thờ cũ, có tuổi đời hàng trăm năm với lý do nhỏ bé, lỗi thời. Thay vào đó là khung kho thép tiền chế, lợp tôn, chỉ có tường bao che xây gạch, có mặt tiền hay tháp chuông hoành tráng, lòe loẹt. Bên trong gian cung thánh với bức trướng gỗ sơn son thếp vàng, bàn thờ, nhà tạm, tượng các thánh quan thầy bao đời cha ông tác tạo sơn son thếp vàng đều bị tháo dỡ, bị thay thế. Thậm chí có nơi còn xây cung thánh mới bằng gạch men đủ màu nhìn thật rẻ tiền.
Ở miền Trung và miền Nam cũng không ngoại lệ. Đối với những nhà thờ được xây dựng nhanh sau năm 1954 để đáp ứng nhu cầu thờ phượng của giáo dân di cư, ít có dấu ấn xa xăm của tiền nhân và giá trị kiến trúc, nghệ thuật thì việc phá đi làm lại là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những nhà thờ cổ kính, tương đối còn vững chãi cũng bị phá đi, xây mới. Nó cho thấy, các linh mục khi về quản nhiệm chỉ vì chăm chăm nghĩ tới cái mới to đẹp hơn mà vô tình hay cố ý lãng quên giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất có thể coi là một trong chiếc nôi của Giáo hội Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí ĐỒNG HÀNH số 8)
Box:
CÙNG NHAU GIỮ MÃI BỀN LÂU
Cũng còn may mắn là nhiều nhà thờ, quần thể nhà thờ cổ, lâu năm của Giáo hội Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn, ít ra là về dáng dấp kiến trúc, như các Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ đá Phát Diệm, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế... Một số nhà thờ chính tòa các giáo phận Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên… Một số quần thể ở Làng Sông (Bình Định), Tu viện Saint Paul, các Tòa giám mục Hà Nội, Huế, TP.HCM...
Tổng Giáo phận Sài Gòn đang nỗ lực trong việc trùng tu, sửa chữa Nhà thờ Đức Bà. Đây không chỉ là Nhà thờ chính tòa của giáo phận mà còn là một trong bốn Vương cung Thánh đường của Giáo hội Việt Nam, là một dấu ấn của thành phố Sài Gòn. Nơi đây đang ấp ủ cả một phần, một chương lớn của lịch sử phát triển Giáo hội Việt Nam. Cần lắm những đóng góp vật chất, năng lực chuyên môn về kỹ thuật, biện pháp thi công của mọi thành phần Dân Chúa, mọi người, ở mọi giáo phận miền Nam, nếu không muốn nói là của Giáo hội Việt Nam.
BẢO TỒN VĂN HÓA VẬT THỂ CÔNG GIÁO - BÀI 2:
Cha sau “giải tỏa” công trình của cha trước
--------------
Các linh mục khi về nhận xứ chỉ chăm chăm nghĩ tới cái mới to hơn, hoành tráng hơn mà vô tình lãng quên những giá trị văn hóa lịch sử của tiền nhân.
---------------
PHẠM HÙNG NGHỊ
Có một ngôi nhà gỗ trong quần thể nhà thờ, nhà nguyện và nhà xứ của Giáo xứ A. ở Phan Rang, cách đây vài tháng đã được nhà văn ĐD mua và đưa về Sài Gòn. Anh rất vui, tự hào vì đã “lưu giữ” được một phần báu vật được chế tác hoàn toàn bằng gỗ quí, lại có tuổi đời trên 160 năm. Đẹp là vậy, cổ là vậy nhưng anh chỉ phải bỏ ra 45 triệu đồng và hơn 30 triệu đồng cho việc vận chuyển, tái dựng.
Anh ĐD là người ngoại đạo. Nên có thể ngôi nhà này sẽ trở thành gia cư hoặc được sử dụng vào mục đích khác phục vụ kinh doanh chẳng hạn. Đâu có ai có thể can thiệp, dù bây giờ lắm người tiếc ngẩn ngơ vì mất đi một công trình lưu niên của Giáo hội.
CHA ĐI, TƯỢNG... LƯU LẠC
Tuy không lâu đời bằng ngôi nhà vừa nói, chỉ có tuổi thọ hơn chục năm, nhưng chắc chắn là thánh thiêng, đó là chiếc bàn thờ đá của một giáo xứ ở quận 3, Sài Gòn. Bàn thờ được làm bằng đá xanh nguyên thủy, chân đế kết nối bởi 12 phiến tượng trưng cho 12 tông đồ, 12 chi tộc dân Israel. Mặt bàn thờ là nguyên phiến dầy gần 20 cm, chạm nổi khuôn mặt Đức Giê-su. Công trình điêu khắc chạm trổ được thực hiện bởi một nhà điêu khắc nổi tiếng với nhiều công trình đạo, đời khắp nơi. Đây cũng là một biểu tượng độc đáo, tự hào của giáo xứ. Cùng với bàn thờ đá là các tượng Chúa Phục sinh, thánh Giuse, Đức Mẹ kích thước như người thực, 14 chặng đường thánh giá mà mỗi chặng là duy nhất khuôn mặt Chúa Giê-su được làm bằng gỗ pơmu…
Ấy thế mà tất cả chỉ tồn tại dưới thời linh mục quản xứ lúc đó. Chỉ mấy tháng sau, khi ngài được sai đi nơi khác, tất cả đã bắt đầu hành trình lưu lạc. Thoạt đầu, bàn thờ được khiêng ra đặt ngoài trời, với việc dỡ bỏ một số phiến chân bệ. Sau đó nghe cha sở mới thông báo là đã mang cho một nhà nguyện hay một giáo xứ nào khác mà tới nay chẳng ai biết cụ thể. Nhưng mới đây nhất, có nguồn tin khẳng định chắc chắn là bàn thờ này đã được “phân sáp” mang từng phiến, từng phần và vất bỏ ngoài những cánh đồng, nghĩa trang đang giải tỏa. Riêng các tượng và chặng đàng thánh giá chất trong kho, thỉnh thoảng được dùng làm quà tặng cho ai đó, như một vị trong Hội đồng Mục vụ cho hay.
Kiến trúc sư Ng., một giáo hữu của xứ đạo này sau nhiều năm học ở nước ngoài về đã bức xúc trước sự mất mát những công trình thánh của giáo xứ. Theo anh, những công trình này vừa có ý nghĩa Kinh Thánh, thần học, vừa có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao, mang tầm thời đại. Ngôi nhà thờ mới xây dựng lại non chục năm lại đây tuy có vẻ bên ngoài sang trọng, đẹp đẽ, nhưng mất hết các bản sắc đặc trưng. Bàn thờ cũng chân gỗ, mặt bằng đá granit màu cưa xẻ nhẵn bóng, tượng thạch cao, đàng thánh giá tuy bằng gỗ nhưng nét điêu khắc chạm trổ nhìn qua là biết được sản xuất đại trà.
Đáng chú ý là bàn thờ bằng gỗ mới này chỉ sau khi cha C. đi, cha H. về vài tháng lại được thay thế bằng bàn thờ gỗ khác. Đây có lẽ chỉ vì ý riêng, vì muốn thể hiện “cái tôi”, chưa nói đến trình độ nhận thức về văn hóa, nhất là văn hóa nhà đạo... như nhận định của không ít giáo dân.
CẦN TRÁNH CHẠY THEO MỐT
KTS Ng. nói: “Không phải bên nước ngoài người ta không có tiền để phá, xây, xây rồi lại phá như ở nước ta mà người ta trân trọng, nâng niu từng di sản của cha ông. Ở nhiều nhà thờ mấy trăm năm tuổi đã đành, mà ngay ở các nhà thờ non trẻ khác cũng thế. Nhà Thờ Reims (phía Bắc nước Pháp) chẳng hạn, có đến hàng trăm bức tượng đá bên trong, bên ngoài trải qua bao đời giám mục, bao đời cha sở rồi nhưng không ai dám đụng đến. Người ta có thể bổ sung, như các chặng đường thánh giá bằng những bức tranh của các họa sĩ đương đại, thể hiện những cách suy niệm khác của con người trước thế giới hôm nay, chứ không đục bỏ, dỡ bỏ những bức tượng cũ…”.
Chuyện nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh, thuộc Giáo phận Hải Phòng) vừa mới bị đập bỏ lại đáng suy nghĩ. Nguyên nhân rõ ràng - đã được linh mục chánh xứ xác nhận là do giáo xứ phá đi để xây dựng nhà thờ mới. Biết bao nhiêu người trong đạo, ngoài đời đều tiếc nuối, cảm thấy mất mát nhiều. Đây không phải là trường hợp duy nhất, cá biệt ở một vùng địa đầu đất nước.
Có thể kể ra rất nhiều trường hợp giáo xứ, giáo họ miền Bắc. Sau những năm chiến tranh và khi đất nước mở cửa có những thông thoáng nhất định cho sinh hoạt tôn giáo, nhiều nơi đã nỗ lực tái thiết hay xây dựng nhà thờ mới. Có nơi đã đập bỏ không thương tiếc ngôi nhà thờ cũ, có tuổi đời hàng trăm năm với lý do nhỏ bé, lỗi thời. Thay vào đó là khung kho thép tiền chế, lợp tôn, chỉ có tường bao che xây gạch, có mặt tiền hay tháp chuông hoành tráng, lòe loẹt. Bên trong gian cung thánh với bức trướng gỗ sơn son thếp vàng, bàn thờ, nhà tạm, tượng các thánh quan thầy bao đời cha ông tác tạo sơn son thếp vàng đều bị tháo dỡ, bị thay thế. Thậm chí có nơi còn xây cung thánh mới bằng gạch men đủ màu nhìn thật rẻ tiền.
Ở miền Trung và miền Nam cũng không ngoại lệ. Đối với những nhà thờ được xây dựng nhanh sau năm 1954 để đáp ứng nhu cầu thờ phượng của giáo dân di cư, ít có dấu ấn xa xăm của tiền nhân và giá trị kiến trúc, nghệ thuật thì việc phá đi làm lại là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những nhà thờ cổ kính, tương đối còn vững chãi cũng bị phá đi, xây mới. Nó cho thấy, các linh mục khi về quản nhiệm chỉ vì chăm chăm nghĩ tới cái mới to đẹp hơn mà vô tình hay cố ý lãng quên giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất có thể coi là một trong chiếc nôi của Giáo hội Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí ĐỒNG HÀNH số 8)
Box:
CÙNG NHAU GIỮ MÃI BỀN LÂU
Cũng còn may mắn là nhiều nhà thờ, quần thể nhà thờ cổ, lâu năm của Giáo hội Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn, ít ra là về dáng dấp kiến trúc, như các Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ đá Phát Diệm, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế... Một số nhà thờ chính tòa các giáo phận Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên… Một số quần thể ở Làng Sông (Bình Định), Tu viện Saint Paul, các Tòa giám mục Hà Nội, Huế, TP.HCM...
Tổng Giáo phận Sài Gòn đang nỗ lực trong việc trùng tu, sửa chữa Nhà thờ Đức Bà. Đây không chỉ là Nhà thờ chính tòa của giáo phận mà còn là một trong bốn Vương cung Thánh đường của Giáo hội Việt Nam, là một dấu ấn của thành phố Sài Gòn. Nơi đây đang ấp ủ cả một phần, một chương lớn của lịch sử phát triển Giáo hội Việt Nam. Cần lắm những đóng góp vật chất, năng lực chuyên môn về kỹ thuật, biện pháp thi công của mọi thành phần Dân Chúa, mọi người, ở mọi giáo phận miền Nam, nếu không muốn nói là của Giáo hội Việt Nam.