[Funland] Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,744
Động cơ
75,090 Mã lực
Ở Việt Nam, ông Trần Bá Dương sau rất nhiều năm lắp ráp ô tô, ông vẫn nói tôi nghĩ VN không sản xuất ô tô được, chỉ làm lắp ráp là phù hợp. Ông nghĩ vậy nên tập đoàn của ông vẫn mãi là công ty lắp ráp. Ông Phạm Nhật Vượng thì nói người Việt hoàn toàn có thể sản xuất ô tô, làm được. Sau đó những chiếc ô tô Made in Vietnam chạy trên đường.
Có câu nói "Where there is a will, there is a way" (Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường).
Ngược lại hẳn với cụ Huyên, cụ tự tin quá nên Vinaxuki mới thất bại. Dù một thời gian không ngắn đã phủ kín nông thôn, đánh bật xe Hoa Mai, Chiến Thắng,.....
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,159
Động cơ
514,113 Mã lực
Thông tin tích cực này có cụ thể hơn gì nữa ko cụ?
Tích cực gì :)
Đầu tư vài ngàn tỉ là có nm cán thép
Cán nóng, cán nguội dc đầy ra.
Phôi thép thid vẫn nhập thì phải
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,448
Động cơ
221,716 Mã lực
Hòa Phát đang luyện kim làm ray tàu cao tốc Bắc Nam rồi, bên tàu bè cần thì liên hệ nhé! :D
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,845
Động cơ
761,638 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Tích cực gì :)
Đầu tư vài ngàn tỉ là có nm cán thép
Cán nóng, cán nguội dc đầy ra.
Phôi thép thid vẫn nhập thì phải
Hoà Phát và Fomosa nhập quặng , than , đá vôi ... về luyện thép và cán ra HRC , giờ 2 công ty này đang đề nghị áp luật chống phá giá với HRC từ Trung Quốc , Ấn độ ...
Nhà máy cán thép " vài ngàn tỉ" của bác là cán ra thép xây dựng thôi chứ ra cái khác là đầu tư nhiều hơn nữa đấy
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Vì sao phương Tây "ngả mũ" thán phục chiến hạm thời Tây Sơn?
Chaigneau và Barizy – các sĩ quan người Pháp hỗ trợ Nguyễn Ánh từng trực tiếp giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng các chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng.
Chiến hạm là phương tiện cơ động và chiến đấu không thể thiếu ở các quốc gia có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ và vùng biển lớn như nước ta.

--
Suốt các triều đại lịch sử kể từ khi lập nước, thủy quân và chiến hạm luôn được các vị Vua Đinh, Lý, Trần, Lê… coi trọng phát triển. Mỗi triều đại, chiến hạm luôn có nét riêng phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ nước.

Vì sao phương Tây ngả mũ thán phục chiến hạm thời Tây Sơn?  - Ảnh 1.
Mô hình chiến hạm Định Quốc thời Tây Sơn trưng bày tại bảo tàng ở Bình Định.

Tuy vậy, chiến hạm triều Tây Sơn được giới sử học đánh giá là tạo bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật quân sự. Thậm chí, dành được vô số sự thừa nhận, khen ngợi từ giới quân sự phương Tây thời điểm đó.

Sửng sốt kinh ngạc chiến hạm “Đại hiệu”
Theo cuốn Lịch sử Kỹ thuật Quân sự (giản yếu) của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, ngay sau khi quét sạch quân Thanh khỏi bờ cõi, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ bắt tay ngay vào việc phát triển thủy quân với dự định không chỉ đối phó quân Thanh mà còn để “đập tan quân Nguyễn Ánh dễ như đập một cành củi khô, một thanh gỗ mục”.

Đặc biệt, khi tàn quân Nguyễn Ánh bắt đầu xin sự trợ giúp từ người Pháp, Bồ Đào Nha thì Nguyễn Huệ thúc đẩy nhanh xây dựng các chiến hạm đủ sức đối phó với công nghệ phương Tây.

Lúc bấy giờ, ở châu Âu, chiến hạm nhiều tầng pháo ra đời, trở thành vũ khí ghê gớm trên biển. Chẳng hạn một chiếc chiến hạm hạng nhất của Pháp có 120 khẩu pháo các loại, tương đương hỏa lực 1/3 tổng số thuyền chiến Đàng Trong ở Phú Xuân.

Lợi thể căn bản của loại tàu này so với tàu chiến phương Đông là nó như một dàn pháo di động trên biển, đảm bảo hỏa lực liên lục không đứt đoạn. Chính vì vậy, với các triều đại phong kiến phương Đông, loại tàu này như một “con ngáo ộp” rất đáng sợ.

Dẫu vậy, vua Quang Trung Nguyễn Huệ kịch liệt công kích thái độ run sợ trước “ngáo ộp” phương Tây. Ông tin rằng nó “không có gì đáng lạ” bởi lẽ quân Tây Sơn rồi sẽ có.

Vì trình độ thợ của nước ta không hề kém, trong xưởng thuyền của Nguyễn Ánh, chỉ sau một lần dỡ tàu Tây ra lắp lại là đã sản xuất hàng loạt chiến hạm tương tự, thậm chí đẹp hơn.

Mà những người thợ đó đều là người Đàng Trong và những xưởng thuyền đào tạo họ đều nằm trong vùng đất Tây Sơn quản lý.


Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không chủ trương rập khuôn máy móc, mà tạo ra những chiến hạm nét riêng. Sách “Hoàng Lê nhất thống chí” có đề cập tới việc vua Quang Trung muốn đóng tàu biển thật lớn, chở được “voi chiến” để dọa nhà Thanh.

Chaigneau và Barizy – các sĩ quan người Pháp hỗ trợ Nguyễn Ánh từng trực tiếp giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng các chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đóa là thuyền “Đại hiệu”.

Trong hồi ký, Chaigneau kể về những chiến hạm đó trong trận Thị Nại 1801 với vẻ kinh ngạc nhất, ông ta từng chỉ huy chiếc tàu kiểu châu Âu lớn nhất trong thủy quân Nguyễn Ánh khi đó nhưng chỉ có 32 khẩu pháo.

Còn Barizy kể lại rằng, thủy quân Tây Sơn khi đó do Nguyễn Quang Toản chỉ huy có ba loại tàu trang bị nhiều pháo: loại lớn nhất có 66 pháo bắn đạn cỡ 24 livres (tức loại đạn có trọng lượng khoảng 12kg) và 700 lính; loại thứ 2 có 50 pháo cỡ 24 livres và 200 lính.

Số pháo, lính trên các chiến hạm Tây Sơn tương đương với các hạng chiến hạm lớn nhất ở châu Âu đương thời. Các tàu chiến này vượt xa loại tàu mà Pháp, Bồ Đào Nha cung cấp cho Nguyễn Ánh (trang bị chỉ đến 42 khẩu pháo).

Ngoài các chiến thuyền “Đại hiệu”, trong thủy quân Tây Sơn còn có các loại thuyền chiến truyền thống với 1-3 khẩu đại bác hạng nặng ở đằng mũi.

Barizy kể lại, trong hạm đội Tây Sơn ở cảng Thị Nại năm 1801 có 93 đại chiến thuyền, mỗi chiếc trang bị một khẩu pháo hạng nặng bắn đạn cỡ 18kg và 150 lính thủy. Như vậy, với các chiến thuyền số lượng pháo ít sẽ bù đắp bằng pháo uy lực mạnh hơn chiến hạm nhiều pháo.

Bồ Đào Nha, nhà Thanh khiếp sợ, nhưng đáng tiếc…
Có thể nói những cố gắng liên tục của các lãnh tụ phong trào Tây Sơn đã đưa thủy quân Tây Sơn và kỹ thuật quân sự Việt Nam đạt bước nhảy vọt quan trọng cả về số lượng và chất lượng.

Chỉ tiếc rằng, sự ra đi quá sớm của Nguyễn Huệ, sự kế thừa không thành công của Nguyễn Quang Toản đã khiến đại nghiệp nhà Tây Sơn không thành dù sở hữu sức mạnh quân sự được thế giới thừa nhận.

Cuốn Quân thủy Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm có dẫn giải bức thư của sĩ quan người Pháp La Mothe đề ngày 28/5/1790 rằng: “Chúng tôi được tin chúa Nguyễn được người Bồ Đào Nha ở Áo Môn trợ giúp. Nhưng tôi không giấu rằng, nếu viện trợ đó ít quá, chắc là như vậy, thì rất có thể vua Nam Hà sẽ không chống nổi khí giới, kinh nghiệm và mưu lược cũng như lòng dũng cảm của Tiếm Vương (Nguyễn Huệ)”.

Nguyễn Ánh mà ko đốt tàu Tây Sơn trận Thị Nại 1801 thì lực lượng 2 bên gộp lại VN quá khủng làm vua biển cả nhỉ
 

laze_a1

Xe tăng
Biển số
OF-11893
Ngày cấp bằng
4/12/07
Số km
1,694
Động cơ
469,147 Mã lực
Hoà Phát và Fomosa nhập quặng , than , đá vôi ... về luyện thép và cán ra HRC , giờ 2 công ty này đang đề nghị áp luật chống phá giá với HRC từ Trung Quốc , Ấn độ ...
Nhà máy cán thép " vài ngàn tỉ" của bác là cán ra thép xây dựng thôi chứ ra cái khác là đầu tư nhiều hơn nữa đấy
DHCD HPG, bác Long đang nhấn mạnh luyện thép đặc chủng thời gian tới đó
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,193
Động cơ
341,425 Mã lực
Tuổi
44

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,218
Động cơ
254,379 Mã lực
Không biết trữ lượng quặng sắt trên TG còn bao nhiêu tấn nữa các cụ ?
Và theo em hiểu thì để luyện thép, cần phải dùng than cốc, vậy nếu hết than cốc và hết quặng sắt thì sao nhỉ ??? Khai thác mãi cũng phải đến lúc hết chứ nhỉ. :-?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Không biết trữ lượng quặng sắt trên TG còn bao nhiêu tấn nữa các cụ ?
Và theo em hiểu thì để luyện thép, cần phải dùng than cốc, vậy nếu hết than cốc và hết quặng sắt thì sao nhỉ ??? Khai thác mãi cũng phải đến lúc hết chứ nhỉ. :-?
Cái món này còn nhiều lắm. Em nhớ HP đã mua 1 mỏ quặng sắt bên Úc rồi. Giờ chỉ việc chở về luyện thôi.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,301
Động cơ
482,837 Mã lực
Nơi ở
rừng
Nguyễn Ánh mà ko đốt tàu Tây Sơn trận Thị Nại 1801 thì lực lượng 2 bên gộp lại VN quá khủng làm vua biển cả nhỉ
Lại phét lác thôi ! các cụ phét lác một, con cháu phét lác thành thần ! Tây nó đánh từ biển vào trăm trận trăm thắng ! KK ! ngáo hết cả !
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
528
Động cơ
16,156 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Không biết trữ lượng quặng sắt trên TG còn bao nhiêu tấn nữa các cụ ?
Và theo em hiểu thì để luyện thép, cần phải dùng than cốc, vậy nếu hết than cốc và hết quặng sắt thì sao nhỉ ??? Khai thác mãi cũng phải đến lúc hết chứ nhỉ. :-?
Mua phế liệu tái chế thôi, giờ công nghệ lò điện rồi, khử oxit thì nhiều cách để khử. Không nhất thiết phải than cốc.
Đất hiếm: các nguyên tố vi lượng nó là bí quyết đấy.
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
10,995
Động cơ
373,320 Mã lực
đề án tàu vỏ sắt cho ngư dân đến đâu rồi cc ?
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,218
Động cơ
254,379 Mã lực
Mua phế liệu tái chế thôi, giờ công nghệ lò điện rồi, khử oxit thì nhiều cách để khử. Không nhất thiết phải than cốc.
Đất hiếm: các nguyên tố vi lượng nó là bí quyết đấy.
Xem ra lĩnh vực luyện thép này cũng không đơn giản các cụ nhỉ. Nhất là công nghệ luyện đất hiếm.

VN mình chắc loanh quanh luyện ra thép ở dạng thô nhất là thép xây dựng, và chắc 1 ít thép hợp kim thông thường các cụ nhỉ ...:)

Bọn Tư bổn phát triển nó nắm giữ hết các "know-how" của công nghệ luyện ra hợp kim (đen và màu) cao cấp, chúng nó chẳng chuyển giao (bán cho chúng ta) thì VN tự nghiên cứu lâu lắm...

Nói nôm na, như cái loại rượu Bourbon Mỹ đó.
Cũng là rượu nấu từ ngô thôi. Mà uống nó khác rượu ngô dân VN ta nấu lắm. Cái màu hổ phách của rượu Bourbon nó cũng khác. Em tự hỏi không biết nó nấu theo quy trình công nghệ như nào mà ngon thế ? Sao VN đếch nấu được rượu ngô ngon như Mỹ ? Nó có "know-how" gì đó mà ta không biết. :-?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Đương nhiên họ không chuyển giao công nghệ rồi....Chuyển giao công nghệ SX vũ khí phải là những Đồng Minh với nhau, hoặc hợp đồng mua bán vũ khí cực lớn. Mà có chuyển giao thì bên bán chỉ chuyển giao những công nghệ cũ, và không phải công nghệ lõi SX vũ khí đó.

Xưa, bố em kể....VN và LX thân nhau thế, ấy thế mà VN 5 lần 7 lượt đề nghị LX chuyển giao công nghệ SX súng AK-47, LX lờ tịt đi và không chuyển giao....sau VN phải nhờ TQ, và TQ đã chuyển giao cho VN công nghệ SX súng AK-47 phiên bản TQ (vốn TQ cũng được LX chuyển giao từ trước đó và TQ đã phát triển riêng theo phiên bản TQ)....TQ viện trợ VN xd cả 1 nhà máy SX súng AK-47 phiên bản TQ (ở đâu thì em không rõ)....Cụ nào am hiểu CN Quốc phòng vào xác nhận chuyện này có đúng không ?

Em nhớ, hồi Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá trị HĐ mấy chục tỷ Euro, Ấn Độ cũng đàm phán phía Pháp chuyển giao công nghệ (tức là Ấn yc Pháp phải xd 1 nhà máy để lắp ráp những máy bay Rafale ở Ấn Độ, và những linh kiện phải tổ chức SX ở Ấn Độ càng nhiều càng tốt). Sau Pháp không chịu vì các linh kiện SX ở Ấn không được, do các cty Ấn không đủ năng lực SX....Sau đó Ấn chỉ mua của Pháp số lượng mấy chục máy bay Rafale thì phải (cắt giảm HĐ do không "ép" được Cty SX phía Pháp chuyển giao CN).
" Cùng với nghiên cứu cải biên súng tiểu liên K50 và chế tạo thành công súng cối 81mm, Nhà máy Z1 tiếp tục hoàn thành công tác chế thử súng trường CKC. Đây là loại súng có cỡ nòng 7,62mm, chiều dài toàn thể 1.022mm, trọng lượng 4kg, sơ tốc 715m/giây, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn xa nhất 2.500m, băng đạn có 10 viên và tự động nạp đạn. Để chế tạo thành công loại súng này, một dây chuyền sản xuất súng CKC có công suất 2 nghìn khẩu/năm được nước bạn viện trợ và lắp đặt tại Nhà máy Z1. Dây chuyền được trang bị rất nhiều máy móc, dụng cụ, đồ gá chuyên dùng, dưỡng kiểm… có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, nước bạn còn cung cấp cho Nhà máy một số tài liệu thiết kế, hướng dẫn quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật và cử chuyên gia hướng dẫn công tác nghiên cứu chế tạo hoàn chỉnh súng CKC.
...Cuối năm 1962, Nhà máy đã chế thử được 200 khẩu CKC"- http://tapchi.vdi.org.vn/article/2875/san-xuat-cai-bien-vu-khi-thoi-ky-chong-my
Hóa ra không chế AK mà là nhà máy làm CKC.
Nước bạn này là bạn nào không viết rõ. Liệu năm chục năm nữa mấy khẩu Galil có lại được trân trọng, rưng rưng viết vào quân sử là do "nước bạn" tài trợ.Một trăm năm sau hai "nước bạn" trùng làm một cũng nên.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,218
Động cơ
254,379 Mã lực

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,448
Động cơ
221,716 Mã lực
" Cùng với nghiên cứu cải biên súng tiểu liên K50 và chế tạo thành công súng cối 81mm, Nhà máy Z1 tiếp tục hoàn thành công tác chế thử súng trường CKC. Đây là loại súng có cỡ nòng 7,62mm, chiều dài toàn thể 1.022mm, trọng lượng 4kg, sơ tốc 715m/giây, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn xa nhất 2.500m, băng đạn có 10 viên và tự động nạp đạn. Để chế tạo thành công loại súng này, một dây chuyền sản xuất súng CKC có công suất 2 nghìn khẩu/năm được nước bạn viện trợ và lắp đặt tại Nhà máy Z1. Dây chuyền được trang bị rất nhiều máy móc, dụng cụ, đồ gá chuyên dùng, dưỡng kiểm… có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, nước bạn còn cung cấp cho Nhà máy một số tài liệu thiết kế, hướng dẫn quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật và cử chuyên gia hướng dẫn công tác nghiên cứu chế tạo hoàn chỉnh súng CKC.
...Cuối năm 1962, Nhà máy đã chế thử được 200 khẩu CKC"- http://tapchi.vdi.org.vn/article/2875/san-xuat-cai-bien-vu-khi-thoi-ky-chong-my
Hóa ra không chế AK mà là nhà máy làm CKC.
Nước bạn này là bạn nào không viết rõ. Liệu năm chục năm nữa mấy khẩu Galil có lại được trân trọng, rưng rưng viết vào quân sử là do "nước bạn" tài trợ.Một trăm năm sau hai "nước bạn" trùng làm một cũng nên.
Dây chuyền mà được có 7 khẩu 1 ngày thì hơi nhỏ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Không biết trữ lượng quặng sắt trên TG còn bao nhiêu tấn nữa các cụ ?
Và theo em hiểu thì để luyện thép, cần phải dùng than cốc, vậy nếu hết than cốc và hết quặng sắt thì sao nhỉ ??? Khai thác mãi cũng phải đến lúc hết chứ nhỉ. :-?
Luyện thép không nhất thiết phải dùng than cốc, do nó có thể luyện từ quặng sắt (thông qua sản xuất gang hay sắt xốp) hoặc từ sắt thép phế liệu thu hồi. Lò luyện thép có thể là lò điện hồ quang, lò điện cảm ứng, lò chuyển oxy kiềm. Chỉ trong công nghệ sản xuất gang từ quặng sắt bằng lò cao (Blast Furnace, BF) mới dùng than cốc. Nếu quặng sắt chuyển thành sắt xốp (sponge iron) nhờ công nghệ khử trực tiếp (direct reduction) thì nguồn chất khử có thể là hơi đốt, hydro, than cốc, khí than. Trữ lượng than cấp 1P (bao gồm than anthracite + bituminous/sub-bituminous coal + lignite) ước tính khoảng 1.050-1.200 tỷ tấn, với công suất khai thác hiện nay 8,8 tỷ tấn/năm thì sẽ hết sau 120-135 năm. Trữ lượng quặng sắt cấp 1P khoảng 180 tỷ tấn, với công suất khai thác hiện nay 2,6 tỷ tấn/năm thì sẽ hết sau 70 năm. Còn nếu cụ có khả năng khai thác tới tận tâm Trái Đất thì ở đó có rất nhiều sắt, thứ tạo ra từ trường của Trái Đất.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Xem ra lĩnh vực luyện thép này cũng không đơn giản các cụ nhỉ. Nhất là công nghệ luyện đất hiếm.

VN mình chắc loanh quanh luyện ra thép ở dạng thô nhất là thép xây dựng, và chắc 1 ít thép hợp kim thông thường các cụ nhỉ ...:)

Bọn Tư bổn phát triển nó nắm giữ hết các "know-how" của công nghệ luyện ra hợp kim (đen và màu) cao cấp, chúng nó chẳng chuyển giao (bán cho chúng ta) thì VN tự nghiên cứu lâu lắm...

Nói nôm na, như cái loại rượu Bourbon Mỹ đó.
Cũng là rượu nấu từ ngô thôi. Mà uống nó khác rượu ngô dân VN ta nấu lắm. Cái màu hổ phách của rượu Bourbon nó cũng khác. Em tự hỏi không biết nó nấu theo quy trình công nghệ như nào mà ngon thế ? Sao VN đếch nấu được rượu ngô ngon như Mỹ ? Nó có "know-how" gì đó mà ta không biết. :-?
Với quy định nồng độ cồn = 0% thì cụ mong chờ gì vào sự phát triển của công nghiệp rượu bia.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,394
Động cơ
316,554 Mã lực
Đáng thử cụ ạ.
Em mới đi Lý Sơn, tàu to hơn xíu đã khác biệt về độ đầm, đỡ lắc. Quả này nhìn chắc ngon
Tàu này bé tý, nằm 189 mãi gần mấy con cao tốc bên em em chả lạ gì. Ra biển vẫn như lá tre thôi cụ ơi😅
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top