[Funland] Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam

Lá me xanh

Xe tải
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
452
Động cơ
82,879 Mã lực
Tuổi
35
Ngoài việc cùng là đệ của Mỹ thì sao Nhật nó lại hào phóng vô hạn với Hàn vậy huynh nhỉ ? Mang cả nồi cơm của nhà cho Hàn. Ngày nay các sản phẩm công nghiệp nặng từ dân sự đến quân sự Hàn nó cạnh tranh sát ván luôn với Nhật.
Mỹ ép nhật chuyển giao cho Hàn để Hàn mạnh lên cạnh tranh với nhật, 2 thằng đàn em kiềm chế lẫn nhau ko thằng nào được phép quá mạnh đe dọa vị trí của Mỹ đó cụ.
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
513
Động cơ
15,761 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
chắc không?
Nội dung bài báo hơi khác nhóm vật liệu rồi. Thêm nữa là hãng xe cũng đồng tình mua vật liệu rẻ tiền.
Còn về ý em còm trước là y/c mác thép đầy đủ cơ tính thì ông Hàn không đáp ứng nổi. Trong khi hàng bên Nhật thì thừa khả năng đi kèm giá thành cao hơn.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,387 Mã lực
Cụ k nhìn thấy cảng, tầu, cả cái bãi container à?
View attachment 8459816
View attachment 8459818
Nếu cụ ấy không tin vào mắt mình, con mắt nhìn mọi việc sau giải phóng đều bị méo, thì cho cụ ấy hình chụp trước khi có Tân Cảng:
tan-cang2-boder of SG river-before TC port.jpg


Còn đây,cho cụ ấy nguyên cái không ảnh 1967 lúc vừa xây xong cầu cảng luôn đi cụ:
cau-saigon6.jpg


Và đây là mình phân tích ảnh:
cau-saigon6-2.jpg

Cây cầu cảng tồn tại từ đó.
Và đây là thứ Master plan Tân Cảng vẽ để mời nhà đầu tư làm:
TCSG-2.jpg

Và đây là thứ Vin làm:
vinhomes-central-park-.jpeg

Rõ ràng Vin không xây bất cứ cấu trúc nào thêm ngoài khu vực cầu cảng, lấn mặt sông cả nhé.
Dòng nước bên trong là không gian mặt nước họ tự làm ra để tạo cảnh quan, mà nhiều cụ tưởng nó vốn thuộc về lòng sông SG còn lại sau khi "lấp sông".
Tất nhiên, cách làm này vẫn hơi bá đạo.
Xịn mịn phải la đập bỏ cầu cảng, đưa hiện trạng về trước khi có Tân Cảng.
Ai thèm làm?
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Nghe giọng là biết tuyên truyền viên tàu khựa cài cắm rồi, cụ reply mất thời gian.
Cụ nói em là tuyên truyền viên tàu khựa, vậy em nói cụ là tuyên truyền viên cho mẽo nhé.

Em xem một số bài của cụ, lấc cấc và có xu hướng quy chụp. Cụ có vẻ cũng lớn tuổi rồi mà viết bài như trẻ trâu 20 nhỉ.
 

laze_a1

Xe tăng
Biển số
OF-11893
Ngày cấp bằng
4/12/07
Số km
1,620
Động cơ
469,113 Mã lực
Hôm qua em nói chuyện với một bác dân cán kéo thép . Nhắc đến đóng tầu nghe bác ấy phân tích cũng có lý
Luyện kim Việt nam về mác thép đóng vỏ tầu đã có thể tự chủ sản xuất số lượng lớn được nhưng vấn đề cốt lõi là khổ thép . Bình thường chỉ làm khổ ngang 1,5m nhưng đóng tầu cần những khổ thép hiểu nom na là càng rộng thì càng tốt , vỏ tầu mà hàn nhiều là không được
Những giá cán mà cán được khổ thép lớn như vậy , đầu tư lớn , cả một dây chuyền nhà xưởng ...

Vậy thôi ...chưa cần bàn sâu đến những chi tiết khác .
Thông tin tích cực này có cụ thể hơn gì nữa ko cụ?
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
Hôm qua em nói chuyện với một bác dân cán kéo thép . Nhắc đến đóng tầu nghe bác ấy phân tích cũng có lý
Luyện kim Việt nam về mác thép đóng vỏ tầu đã có thể tự chủ sản xuất số lượng lớn được nhưng vấn đề cốt lõi là khổ thép . Bình thường chỉ làm khổ ngang 1,5m nhưng đóng tầu cần những khổ thép hiểu nom na là càng rộng thì càng tốt , vỏ tầu mà hàn nhiều là không được
Những giá cán mà cán được khổ thép lớn như vậy , đầu tư lớn , cả một dây chuyền nhà xưởng ...

Vậy thôi ...chưa cần bàn sâu đến những chi tiết khác .
Sao em thấy mấy con tàu ngầm Kilo của VN mua từ Nga nhìn rõ những tấm thép nhỏ hàn lại với nhau như ô bàn cờ trên vỏ tàu.....nhìn mắt thường thấy rõ.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,815
Động cơ
252,357 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Sao em thấy mấy con tàu ngầm Kilo của VN mua từ Nga nhìn rõ những tấm thép nhỏ hàn lại với nhau như ô bàn cờ trên vỏ tàu.....nhìn mắt thường thấy rõ.
Vỏ tàu ngầm nó khác tàu mặt nước rất nhiều nó chịu áp lực rất lớn khi lặn. Nên khung xương rất dày. ( dày này là dày đặc và cũng dày mỏng luôn). Nên mối hàn cũng nhiều. Với lại bên ngoài còn phủ lớp chống ồn nữa.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,387 Mã lực
Vỏ tàu ngầm nó khác tàu mặt nước rất nhiều nó chịu áp lực rất lớn khi lặn. Nên khung xương rất dày. ( dày này là dày đặc và cũng dày mỏng luôn). Nên mối hàn cũng nhiều. Với lại bên ngoài còn phủ lớp chống ồn nữa.
Nó là lớp chống sonar. Như giáp xe tăng nhưng bằng vật liệu hấp thụ sonar.
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,815
Động cơ
252,357 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Nó là lóp chống sonar. Như giáp xe tăng nhưng bằng vật liệu hấp thụ sonar.
Những viên gạch ở xe tăng là giáp phản ứng nổ.
Lớp đen đen trên vỏ tàu ngầm là cao su chống ồn. Nó cũng hấp thụ sóng âm.
Cụ phải ví nó với lớp sơn hấp thụ sóng ra đa trên máy bay tàng hình mới đúng.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
Cháu hiện vẫn thỉnh thoảng làm với bên này, bên Yên Nghĩa. Cơ mà sp của họ làm giá cao hơn hàng tàu.
Ở Yên Nghĩa là nhà máy Dụng cụ cắt, trước gọi là dụng cụ Số 1, trước nữa là một phân xưởng của Nhà máy Công cụ số 1 (giờ là Cơ khí Hà Nội) ạ. Còn nhà máy cơ khí Hà Nội hình như về Bắc Ninh.
Cụ dùng dụng cụ phổ thông đơn giản thì nên mua hàng tàu, ngon thì mua hàng tư bản, chỉ khi nào động đến các loại khù khoằm không giống ai thì hãy đến Dụng cụ cắt, họ không làm được sẽ chỉ ra mấy ông bỏ nhà máy về lập xưởng làm cho cụ.
Hôm qua em nói chuyện với một bác dân cán kéo thép . Nhắc đến đóng tầu nghe bác ấy phân tích cũng có lý
Luyện kim Việt nam về mác thép đóng vỏ tầu đã có thể tự chủ sản xuất số lượng lớn được nhưng vấn đề cốt lõi là khổ thép . Bình thường chỉ làm khổ ngang 1,5m nhưng đóng tầu cần những khổ thép hiểu nom na là càng rộng thì càng tốt , vỏ tầu mà hàn nhiều là không được
Những giá cán mà cán được khổ thép lớn như vậy , đầu tư lớn , cả một dây chuyền nhà xưởng ...

Vậy thôi ...chưa cần bàn sâu đến những chi tiết khác .
Em nghĩ bác dân cán kéo thép này biết về cán thép mà không biết về đóng tàu, thép đóng tàu nó là loại thép khác, dù vẫn là thép Cacbon, thép đóng tàu thường là thép có phẩm cấp cao hơn, có thể có hợp kim và có thể được tôi ram. Nghe đơn giản như vậy nhưng có những cái tàu vỏ nó mấy chục năm trông vẫn ngon, chỉ mỏng đi thôi, có những tàu thì mấy chục năm là thủng lỗ chỗ, vá chằng vá đụp.
Để mà gọi là làm chủ thì cũng vẫn loanh quanh mấy ông đầu bảng về công nghệ thôi.
 

tdtd

Xe điện
Biển số
OF-159980
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
2,805
Động cơ
476,730 Mã lực
Nơi ở
HẢI PHÒNG - HÀ NỘI
Ở Yên Nghĩa là nhà máy Dụng cụ cắt, trước gọi là dụng cụ Số 1, trước nữa là một phân xưởng của Nhà máy Công cụ số 1 (giờ là Cơ khí Hà Nội) ạ. Còn nhà máy cơ khí Hà Nội hình như về Bắc Ninh.
Cụ dùng dụng cụ phổ thông đơn giản thì nên mua hàng tàu, ngon thì mua hàng tư bản, chỉ khi nào động đến các loại khù khoằm không giống ai thì hãy đến Dụng cụ cắt, họ không làm được sẽ chỉ ra mấy ông bỏ nhà máy về lập xưởng làm cho cụ.

Em nghĩ bác dân cán kéo thép này biết về cán thép mà không biết về đóng tàu, thép đóng tàu nó là loại thép khác, dù vẫn là thép Cacbon, thép đóng tàu thường là thép có phẩm cấp cao hơn, có thể có hợp kim và có thể được tôi ram. Nghe đơn giản như vậy nhưng có những cái tàu vỏ nó mấy chục năm trông vẫn ngon, chỉ mỏng đi thôi, có những tàu thì mấy chục năm là thủng lỗ chỗ, vá chằng vá đụp.
Để mà gọi là làm chủ thì cũng vẫn loanh quanh mấy ông đầu bảng về công nghệ thôi.
Cháu mua của họ mũi taro M24 và M27x3. Họ tự sx, nhưng giá cả và chất kg lại với hàng tàu xịn( loại nội địa của nó). Còn mua của Nhật thì giá gấp 4 lần luôn. Cháu dùng nhiều, 1 tháng độ 2 chục cây
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,387 Mã lực
Những viên gạch ở xe tăng là giáp phản ứng nổ.
Lớp đen đen trên vỏ tàu ngầm là cao su chống ồn. Nó cũng hấp thụ sóng âm.
Cụ phải ví nó với lớp sơn hấp thụ sóng ra đa trên máy bay tàng hình mới đúng.
Ừ nhỉ. Cao su hấp thụ sóng siêu âm.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,252 Mã lực
Tuổi
124
Thép cuộn cán nóng HRC là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành sản xuất công nghệ cao khác như sản xuất ô tô, đóng tàu, tôn mạ, ống thép... Hiện nay ngoài Formosa, Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được loại thép này với sản lượng đạt 9 triệu tấn.

Thấy chém thế này mà cụ
Thép dùng trong công nghiệp đóng tàu có thể là thép cacbon thường (như AH/DH/EH 32-47), thép hợp kim (như AISI/SAE 4140) hay thép không gỉ ( như 316, Nitronic). Các mác AH/DH/EH xx khi cùng giá trị cho ký hiệu xx không khác nhau về thành phần hóa hay thông số cơ lý (độ bền chảy, độ bền kéo, độ giãn dài v.v) nhưng khác nhau về việc kiểm soát chế độ cán (AH), chế độ cán + chế độ thường hóa (DH) hay chế độ thường hóa (EH). Ngoài các tính chất cơ lý thì điều quan trọng là phải có chế độ bảo vệ phù hợp (sơn, mạ, tráng kẽm v.v) để giúp bảo vệ chúng chịu được tác động khắc nghiệt của môi trường biển (các ion Cl hay SO4, các loại sinh vật bám và phá hoại thân tàu, sự thay đổi nhiệt độ, tác động của sóng, gió)
Ví dụ về thông số của một số mác thép sử dụng trong đóng tàu biển:
+ Thép cacbon thường DH36: C: <= 0,18%, Si: 0,1-0,5%, Mn: 0,9-1,6%, Cr: 0,25% max, Cu: 0,35% max, Mo: 0,08% max, Ni: 0,4% max, Nb: 0,05% max, V: 0,1% max, P <= 0,04%, S: <= 0,04%, độ bền chảy: >= 350 MPa, độ bền kéo: 490-620 MPa, độ giãn dài: 22% (50 mm) và 19% (200 mm).
+ Thép hợp kim 4140 (ủ 815 độ C, làm nguội trong lò với tốc độ 11 độ/giờ tới 665 độ C, sau đó làm nguội trong không khí, thanh tròn phi 25 mm): C: 0,38-0,43%, Si: 0,15-0,30%, Mn: 0,75-1,0%, Cr: 0,8-1,1%, Mo: 0,15-0,25%, P: <= 0,035%, S: <= 0,04%, độ bền chảy: >= 415 MPa, độ bền kéo: >=655 MPa, độ giãn dài: 25,7% (50 mm), độ cứng HRC: 13.
+ Thép hợp kim 4140 (tôi dầu từ nhiệt độ 845 độ C, ram ở 540 độ C, thanh tròn phi 100 mm): HRC 28, độ bền kéo: 883 MPa, độ bền chảy: 685 MPa, độ giãn dài: 19,2% (50 mm).
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Cụ nên tìm hiểu thêm, cháu làm thiết kế tàu từ khi ra trường 2005 ( vài năm cháu bỏ nghề sang buôn thiết bị thuỷ) hiện ở HN cũng khối đơn vị thiết kế tàu cụ ạh
Cụ làm ở đâu ạ công ty nào cụ thiết kế dc con tàu nào ạ. Mấy con tàu 5vạn 3 vs 4900 oto cụ có thiết kế dc ko ạ .
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
Thép dùng trong công nghiệp đóng tàu có thể là thép cacbon thường (như AH/DH/EH 32-47), thép hợp kim (như AISI/SAE 4140) hay thép không gỉ ( như 316, Nitronic). Các mác AH/DH/EH xx khi cùng giá trị cho ký hiệu xx không khác nhau về thành phần hóa hay thông số cơ lý (độ bền chảy, độ bền kéo, độ giãn dài v.v) nhưng khác nhau về việc kiểm soát chế độ cán (AH), chế độ cán + chế độ thường hóa (DH) hay chế độ thường hóa (EH). Ngoài các tính chất cơ lý thì điều quan trọng là phải có chế độ bảo vệ phù hợp (sơn, mạ, tráng kẽm v.v) để giúp bảo vệ chúng chịu được tác động khắc nghiệt của môi trường biển (các ion Cl hay SO4, các loại sinh vật bám và phá hoại thân tàu, sự thay đổi nhiệt độ, tác động của sóng, gió)
Ví dụ về thông số của một số mác thép sử dụng trong đóng tàu biển:
+ Thép cacbon thường DH36: C: <= 0,18%, Si: 0,1-0,5%, Mn: 0,9-1,6%, Cr: 0,25% max, Cu: 0,35% max, Mo: 0,08% max, Ni: 0,4% max, Nb: 0,05% max, V: 0,1% max, P <= 0,04%, S: <= 0,04%, độ bền chảy: >= 350 MPa, độ bền kéo: 490-620 MPa, độ giãn dài: 22% (50 mm) và 19% (200 mm).
+ Thép hợp kim 4140 (ủ 815 độ C, làm nguội trong lò với tốc độ 11 độ/giờ tới 665 độ C, sau đó làm nguội trong không khí, thanh tròn phi 25 mm): C: 0,38-0,43%, Si: 0,15-0,30%, Mn: 0,75-1,0%, Cr: 0,8-1,1%, Mo: 0,15-0,25%, P: <= 0,035%, S: <= 0,04%, độ bền chảy: >= 415 MPa, độ bền kéo: >=655 MPa, độ giãn dài: 25,7% (50 mm), độ cứng HRC: 13.
+ Thép hợp kim 4140 (tôi dầu từ nhiệt độ 845 độ C, ram ở 540 độ C, thanh tròn phi 100 mm): HRC 28, độ bền kéo: 883 MPa, độ bền chảy: 685 MPa, độ giãn dài: 19,2% (50 mm).
Cụ nói chuẩn rồi ạ, em xin bổ sung thêm tý nữa là cái chất lượng thép nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cái tổ chức kim loại sinh ra trong quá trình luyện và khử tạp chất cũng như chế độ rót, cán. Thường thì bọn "làm chủ công nghệ" nó mới làm tốt cái đoạn này, còn không thì chất lượng cũng thường thôi ạ.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
276
Động cơ
10,162 Mã lực
Ngược dòng lịch sử một chút về kỹ nghệ đóng tàu thời Tây Sơn nhé cccm. Theo đó tàu chiến thời Tây Sơn mạnh tương đương thậm chí mạnh hơn tàu của Pháp, Bồ Đào Nha. Kỹ thuật đóng tàu thời Tây Sơn đã đóng theo kiểu modul nên va phải đá ngầm tàu cũng không chìm.
Tư duy xây dựng thủy quân của vua Nguyễn Huệ

Nếu như các vị hoàng đế trước đây của Việt Nam chỉ chú trọng xây dựng lục quân thì Nguyễn Huệ lại lấy lực lượng hải quân làm xương sống.

Từ năm 1775, đại bộ phận Quân đội Tây Sơn đặt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, được xây dựng theo hướng thủy bộ hóa, có tổ chức chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu tác chiến tiến công, gồm quân thủy và quân bộ. Quân thủy là quân tác chiến thực sự và có sự phân chia theo chức năng, thành 4 loại lực lượng: tác chiến trên biển (gồm các thuyền đại hiệu mang nhiều đại bác, chở nhiều quân), tác chiến sông - biển (gồm các thuyền vừa, gắn đại bác), tuần tiễu (trang bị các du thuyền) chuyên tuần phòng, đánh cắt giao thông đường thủy, tiên phong (thuyên buồm nhẹ) chuyên đi đầu trong thủy chiến.

Tồn tại chưa đầy 3 thập kỷ nhưng triều đại Tây Sơn đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc là quân Xiêm La và quân nhà Thanh bằng những chiến dịch quân sự thần tốc.

Theo các tư liệu lịch sử, thủy quân Tây Sơn có hơn 600 thuyền chiến, hơn 5 vạn lính và có nhiều loại thuyền khác nhau. Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa. Thuyền còn được gắn pháo để đánh chìm thuyền địch.

Thời đó, thủy quân Tây Sơn do Đô đốc Võ Văn Dũng chỉ huy có ba loại tàu trang bị nhiều pháo, gồm: Loại lớn nhất có 9 tàu, mỗi tàu có 66 đại bác và 700 thủy binh; loại thứ hai có 5 tàu, mỗi tàu có 50 đại bác và 600 thủy binh; loại thứ ba có 40 tàu, mỗi tàu có 16 đại bác và 200 thủy binh. Và nhiều loại thuyền chiến cỡ nhỏ khác nhưng được đánh giá là rất lợi hại. Vì nhỏ dễ xoay xở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo; nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích địch từ xa.

Chaigneau và Barizy là các sĩ quan người Pháp trực tiếp hỗ trợ Nguyễn Ánh giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng khi chứng kiến các chiến hạm Tây Sơn. Chaigneau là người từng chỉ huy chiếc tàu kiểu châu Âu lớn nhất trong thủy quân Nguyễn Ánh khi đó, nhưng chỉ có 32 khẩu đại bác và rất bất ngờ khi tận mắt chứng kiến tàu chiến Tây Sơn trang bị tới 50 - 60 súng đại bác cỡ lớn.

"Số pháo, lính trên các chiến hạm Tây Sơn tương đương với các hạng chiến hạm lớn nhất ở châu Âu đương thời. Các tàu chiến này vượt xa loại tàu mà Pháp, Bồ Đào Nha cung cấp cho Nguyễn Vương (tức Nguyễn Ánh)", Barizy kể lại.


Kỹ thuật đóng tàu đỉnh cao va phải đá ngầm không chìm
Nhà Tây Sơn thừa hưởng công nghệ đóng tàu của Đàng Trong và đầu tư phát triển hạm đội của riêng mình khá dễ dàng. Lực lượng của họ quả thực rất đáng kể khi mà vừa thu dụng tàu thuyền của Hải tặc vừa nâng cấp và triển khai đóng mới. Việc này là một chiến lược khôn ngoan vì tàu hải tặc sẽ đủ để đáp ứng về số lượng, và việc đầu tư nâng cấp diễn ra sau khi hạm đội thành lập sẽ dễ dàng hơn là xây mới từ đầu.

Cuối thế kỷ XVIII, John Barrow là một người Anh, sang nước ta trong những ngày Tây Sơn đóng nhiều tàu nhất (1792-1793) đã nhận xét: "Có một nghề đặc biệt trong các nghề mà xứ Đàng Trong hiện nay có thể tự hào, đó là nghề đóng thuyền biển… Thuyền biển của họ đi không nhanh, nhưng rất an toàn, bên trong được chia thành nhiều khoang. Loại này rất chắc, có thể va vào đá ngầm mà không chìm, vì nước chỉ vào được một khoang mà thôi. Hiện ở Anh đã bắt chước cách đó để đóng tàu".

Và sau khi nghiên cứu địa hình, những đội tàu của nhà Tây Sơn được đóng với nhiều kích thước khác nhau như thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích. Khi tháo chạy có thể tỏa ra ngàn hướng rất khó bị tổn thất, khi tập trung đông lại thì lên đến hàng ngàn thuyền với sức xung kích khổng lồ. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn lại nổi tiếng đến như thế, phù hợp với phong cách dùng binh của Nguyễn Huệ thần tốc, bất ngờ, áp đảo, tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh.

Như trong Hoàng Lê nhất thống chí có nói đến việc Quang Trung "đóng tàu biển" thật lớn, có thể chở "voi" để dọa đánh nhà Thanh và thậm chí còn mô tả thuyền "Đại hiệu" như một pháo đài di động, trên "lập chòi gát, đặt súng lớn".

Có thể nói, việc triều đại Tây Sơn và Nguyễn về sau, có thể đóng nhiều loại thuyền, trong đó có chiến thuyền, đã cho thấy truyền thống, khả năng đi biển, chinh phục và làm chủ biển khơi của người Việt khiến các nước khâm phục.

 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,635
Động cơ
75,713 Mã lực
Em thắc mắc cái dòng bôi đậm có phải thật ông BT Giang nói không đấy ? Sao tầm ông ý lại nói ngẫn thế á ? :-?

Đặt giả thiết các Cty Z nhà ta nghiên cứu và SX ra 1 loại vũ khí, và bán sang cho các nước Châu Phi, và các nước đó yêu cầu các Nhà máy Z của Bộ QP VN chuyển giao công nghệ lõi để họ SX loại vũ khí VN vừa bán cho họ....Vậy BT Giang nói gì ? =))
À, trừ phi nước bạn cực thân thiết như Lào, thì có khi VN chuyển giao miễn phí. :))
Dạ, đoạn bôi đậm có thể em nghe nhầm, hoặc hiểu nhầm ý BT. Đại ý của BT là họ chỉ bán chứ không chỉ, chuyển giao công nghệ cho ta cách chế tạo, nên ta phải tự lực, tự cường
 
Chỉnh sửa cuối:

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
276
Động cơ
10,162 Mã lực
Vì sao phương Tây "ngả mũ" thán phục chiến hạm thời Tây Sơn?
Chaigneau và Barizy – các sĩ quan người Pháp hỗ trợ Nguyễn Ánh từng trực tiếp giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng các chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng.
Chiến hạm là phương tiện cơ động và chiến đấu không thể thiếu ở các quốc gia có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ và vùng biển lớn như nước ta.

--
Suốt các triều đại lịch sử kể từ khi lập nước, thủy quân và chiến hạm luôn được các vị Vua Đinh, Lý, Trần, Lê… coi trọng phát triển. Mỗi triều đại, chiến hạm luôn có nét riêng phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ nước.

Vì sao phương Tây "ngả mũ" thán phục chiến hạm thời Tây Sơn?  - Ảnh 1.
Mô hình chiến hạm Định Quốc thời Tây Sơn trưng bày tại bảo tàng ở Bình Định.

Tuy vậy, chiến hạm triều Tây Sơn được giới sử học đánh giá là tạo bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật quân sự. Thậm chí, dành được vô số sự thừa nhận, khen ngợi từ giới quân sự phương Tây thời điểm đó.

Sửng sốt kinh ngạc chiến hạm “Đại hiệu”
Theo cuốn Lịch sử Kỹ thuật Quân sự (giản yếu) của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, ngay sau khi quét sạch quân Thanh khỏi bờ cõi, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ bắt tay ngay vào việc phát triển thủy quân với dự định không chỉ đối phó quân Thanh mà còn để “đập tan quân Nguyễn Ánh dễ như đập một cành củi khô, một thanh gỗ mục”.

Đặc biệt, khi tàn quân Nguyễn Ánh bắt đầu xin sự trợ giúp từ người Pháp, Bồ Đào Nha thì Nguyễn Huệ thúc đẩy nhanh xây dựng các chiến hạm đủ sức đối phó với công nghệ phương Tây.

Lúc bấy giờ, ở châu Âu, chiến hạm nhiều tầng pháo ra đời, trở thành vũ khí ghê gớm trên biển. Chẳng hạn một chiếc chiến hạm hạng nhất của Pháp có 120 khẩu pháo các loại, tương đương hỏa lực 1/3 tổng số thuyền chiến Đàng Trong ở Phú Xuân.

Lợi thể căn bản của loại tàu này so với tàu chiến phương Đông là nó như một dàn pháo di động trên biển, đảm bảo hỏa lực liên lục không đứt đoạn. Chính vì vậy, với các triều đại phong kiến phương Đông, loại tàu này như một “con ngáo ộp” rất đáng sợ.

Dẫu vậy, vua Quang Trung Nguyễn Huệ kịch liệt công kích thái độ run sợ trước “ngáo ộp” phương Tây. Ông tin rằng nó “không có gì đáng lạ” bởi lẽ quân Tây Sơn rồi sẽ có.

Vì trình độ thợ của nước ta không hề kém, trong xưởng thuyền của Nguyễn Ánh, chỉ sau một lần dỡ tàu Tây ra lắp lại là đã sản xuất hàng loạt chiến hạm tương tự, thậm chí đẹp hơn.

Mà những người thợ đó đều là người Đàng Trong và những xưởng thuyền đào tạo họ đều nằm trong vùng đất Tây Sơn quản lý.

Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không chủ trương rập khuôn máy móc, mà tạo ra những chiến hạm nét riêng. Sách “Hoàng Lê nhất thống chí” có đề cập tới việc vua Quang Trung muốn đóng tàu biển thật lớn, chở được “voi chiến” để dọa nhà Thanh.

Chaigneau và Barizy – các sĩ quan người Pháp hỗ trợ Nguyễn Ánh từng trực tiếp giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng các chiến hạm Tây Sơn trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đóa là thuyền “Đại hiệu”.

Trong hồi ký, Chaigneau kể về những chiến hạm đó trong trận Thị Nại 1801 với vẻ kinh ngạc nhất, ông ta từng chỉ huy chiếc tàu kiểu châu Âu lớn nhất trong thủy quân Nguyễn Ánh khi đó nhưng chỉ có 32 khẩu pháo.

Còn Barizy kể lại rằng, thủy quân Tây Sơn khi đó do Nguyễn Quang Toản chỉ huy có ba loại tàu trang bị nhiều pháo: loại lớn nhất có 66 pháo bắn đạn cỡ 24 livres (tức loại đạn có trọng lượng khoảng 12kg) và 700 lính; loại thứ 2 có 50 pháo cỡ 24 livres và 200 lính.

Số pháo, lính trên các chiến hạm Tây Sơn tương đương với các hạng chiến hạm lớn nhất ở châu Âu đương thời. Các tàu chiến này vượt xa loại tàu mà Pháp, Bồ Đào Nha cung cấp cho Nguyễn Ánh (trang bị chỉ đến 42 khẩu pháo).

Ngoài các chiến thuyền “Đại hiệu”, trong thủy quân Tây Sơn còn có các loại thuyền chiến truyền thống với 1-3 khẩu đại bác hạng nặng ở đằng mũi.

Barizy kể lại, trong hạm đội Tây Sơn ở cảng Thị Nại năm 1801 có 93 đại chiến thuyền, mỗi chiếc trang bị một khẩu pháo hạng nặng bắn đạn cỡ 18kg và 150 lính thủy. Như vậy, với các chiến thuyền số lượng pháo ít sẽ bù đắp bằng pháo uy lực mạnh hơn chiến hạm nhiều pháo.

Bồ Đào Nha, nhà Thanh khiếp sợ, nhưng đáng tiếc…
Có thể nói những cố gắng liên tục của các lãnh tụ phong trào Tây Sơn đã đưa thủy quân Tây Sơn và kỹ thuật quân sự Việt Nam đạt bước nhảy vọt quan trọng cả về số lượng và chất lượng.

Chỉ tiếc rằng, sự ra đi quá sớm của Nguyễn Huệ, sự kế thừa không thành công của Nguyễn Quang Toản đã khiến đại nghiệp nhà Tây Sơn không thành dù sở hữu sức mạnh quân sự được thế giới thừa nhận.

Cuốn Quân thủy Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm có dẫn giải bức thư của sĩ quan người Pháp La Mothe đề ngày 28/5/1790 rằng: “Chúng tôi được tin chúa Nguyễn được người Bồ Đào Nha ở Áo Môn trợ giúp. Nhưng tôi không giấu rằng, nếu viện trợ đó ít quá, chắc là như vậy, thì rất có thể vua Nam Hà sẽ không chống nổi khí giới, kinh nghiệm và mưu lược cũng như lòng dũng cảm của Tiếm Vương (Nguyễn Huệ)”.

 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
Dạ, đoạn bôi đậm có thể em nghe nhầm, hoặc hiểu nhầm ý BT. Đại ý của BT là họ chỉ bán chứ không chỉ, chuyển giao công nghệ cho ta cách chế tạo, nên ta phải tự lực, tự cường
Đương nhiên họ không chuyển giao công nghệ rồi....Chuyển giao công nghệ SX vũ khí phải là những Đồng Minh với nhau, hoặc hợp đồng mua bán vũ khí cực lớn. Mà có chuyển giao thì bên bán chỉ chuyển giao những công nghệ cũ, và không phải công nghệ lõi SX vũ khí đó.

Xưa, bố em kể....VN và LX thân nhau thế, ấy thế mà VN 5 lần 7 lượt đề nghị LX chuyển giao công nghệ SX súng AK-47, LX lờ tịt đi và không chuyển giao....sau VN phải nhờ TQ, và TQ đã chuyển giao cho VN công nghệ SX súng AK-47 phiên bản TQ (vốn TQ cũng được LX chuyển giao từ trước đó và TQ đã phát triển riêng theo phiên bản TQ)....TQ viện trợ VN xd cả 1 nhà máy SX súng AK-47 phiên bản TQ (ở đâu thì em không rõ)....Cụ nào am hiểu CN Quốc phòng vào xác nhận chuyện này có đúng không ?

Em nhớ, hồi Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá trị HĐ mấy chục tỷ Euro, Ấn Độ cũng đàm phán phía Pháp chuyển giao công nghệ (tức là Ấn yc Pháp phải xd 1 nhà máy để lắp ráp những máy bay Rafale ở Ấn Độ, và những linh kiện phải tổ chức SX ở Ấn Độ càng nhiều càng tốt). Sau Pháp không chịu vì các linh kiện SX ở Ấn không được, do các cty Ấn không đủ năng lực SX....Sau đó Ấn chỉ mua của Pháp số lượng mấy chục máy bay Rafale thì phải (cắt giảm HĐ do không "ép" được Cty SX phía Pháp chuyển giao CN).
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,146
Động cơ
220,381 Mã lực
...TQ viện trợ VN xd cả 1 nhà máy SX súng AK-47 phiên bản TQ (ở đâu thì em không rõ)....Cụ nào am hiểu CN Quốc phòng vào xác nhận chuyện này có đúng không ?
Hình như là không đúng, súng thì mãi sau này VN mới mua dây chuyền súng của Israel, làm khẩu STV. Còn mẫu súng Gali của Israel thì dùng cho lính đặc biệt. Nhà máy AK có thể là sửa chữa, lắp ráp thôi.


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top