[Funland] Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam

rotac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848282
Ngày cấp bằng
20/2/24
Số km
325
Động cơ
3,496 Mã lực
Tuổi
28
Chốt cụ chỗ Nhật tin là Hàn vẫn không học hết công nghệ. Dễ thấy là thép tấm của Hyundai cùng mác thép và giá rẻ hơn cả Nhật. Có một điều là nếu yêu cầu test thêm cơ tính và thực tế sử dụng mới biết chất lượng không bằng hàng Nhật.
Chính xác ạ
Cùng Phôi Thép gió sống của nhật, anh tàu tôi, chỉ đạt hiệu quả 80% so với nhật khi làm việc - em người thật việc thật đey ạ
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
528
Động cơ
16,156 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Xem ra lĩnh vực luyện thép này cũng không đơn giản các cụ nhỉ. Nhất là công nghệ luyện đất hiếm.

VN mình chắc loanh quanh luyện ra thép ở dạng thô nhất là thép xây dựng, và chắc 1 ít thép hợp kim thông thường các cụ nhỉ ...:)

Bọn Tư bổn phát triển nó nắm giữ hết các "know-how" của công nghệ luyện ra hợp kim (đen và màu) cao cấp, chúng nó chẳng chuyển giao (bán cho chúng ta) thì VN tự nghiên cứu lâu lắm...

Nói nôm na, như cái loại rượu Bourbon Mỹ đó.
Cũng là rượu nấu từ ngô thôi. Mà uống nó khác rượu ngô dân VN ta nấu lắm. Cái màu hổ phách của rượu Bourbon nó cũng khác. Em tự hỏi không biết nó nấu theo quy trình công nghệ như nào mà ngon thế ? Sao VN đếch nấu được rượu ngô ngon như Mỹ ? Nó có "know-how" gì đó mà ta không biết. :-?
Cái bí quyết kiểu như bí mật ấy. Dễ như luộc rau hay quả trứng: đều là đun chín trong nước sôi. Nhưng có người lại thả vào lúc nước nguôi, người thêm tí muối, người lại chờ sôi mới thả vào luộc. Sau rất nhiều lần thí nghiệm họ mới có cái công thức bí mật.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Lại phét lác thôi ! các cụ phét lác một, con cháu phét lác thành thần ! Tây nó đánh từ biển vào trăm trận trăm thắng ! KK ! ngáo hết cả !
Trận Đà Nẵng 1858-1859 liên quân Pháp TBN cũng đâu thắng hẳn? :) Trận cảng Eo 1643 ba pháo hạm Hà Lan cũng bị chúa Nguyễn úp sọt. Căn bản là về sau nhà Nguyễn không công nghiệp hoá được ko mở cửa nên mất nước. Thời nào cũng vậy bế quan toả cảng, không công nghiệp hoá, công nghiệp quốc phòng thì lấy gì bảo vệ tổ quốc?

Ko thể hít tình yêu và khí trời mà bảo vệ tổ quốc được
 
Chỉnh sửa cuối:

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
289
Động cơ
10,370 Mã lực
Lại phét lác thôi ! các cụ phét lác một, con cháu phét lác thành thần ! Tây nó đánh từ biển vào trăm trận trăm thắng ! KK ! ngáo hết cả !
Cụ tìm hiểu lại lịch sử. Cụ nghĩ là VN thời đó không thể có vậy nên khi sự thực lại ngược với cái cụ đã biết thì cụ cho là phét? Có thể nói công nghiệp đóng tàu thời Tây Sơn rất mạnh, đã đóng ra những con tàu tiên tiến (theo kiểu module), có các khẩu thần công khắp bốn phía tàu. Về hỏa lực mạnh tương đương thậm chí mạnh hơn tàu Pháp, Bồ Đào Nha. Tất cả những điều này đều có tư liệu lịch sử ghi chép lại. Ngoài ra nếu sắp xếp được thời gian cụ về Bảo tàng Tây Sơn ở Bình Định sẽ xem trực tiếp các mẫu tàu chiến thời Tây Sơn. Thêm nữa còn có các vũ khí thời đó thể hiện kỹ thuật thời Tây Sơn phát triển cao.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,301
Động cơ
482,837 Mã lực
Nơi ở
rừng
Cụ tìm hiểu lại lịch sử. Cụ nghĩ là VN thời đó không thể có vậy nên khi sự thực lại ngược với cái cụ đã biết thì cụ cho là phét? Có thể nói công nghiệp đóng tàu thời Tây Sơn rất mạnh, đã đóng ra những con tàu tiên tiến (theo kiểu module), có các khẩu thần công khắp bốn phía tàu. Về hỏa lực mạnh tương đương thậm chí mạnh hơn tàu Pháp, Bồ Đào Nha. Tất cả những điều này đều có tư liệu lịch sử ghi chép lại. Ngoài ra nếu sắp xếp được thời gian cụ về Bảo tàng Tây Sơn ở Bình Định sẽ xem trực tiếp các mẫu tàu chiến thời Tây Sơn. Thêm nữa còn có các vũ khí thời đó thể hiện kỹ thuật thời Tây Sơn phát triển cao.
Lại tự sướng nữa rồi, loại thần công đốt mít đạn có nổ được đâu mà đòi hỏa lực mạnh ! KK !
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
289
Động cơ
10,370 Mã lực

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,442
Động cơ
87,376 Mã lực

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
922
Động cơ
23,610 Mã lực
Nơi ở
1970
Ngoài việc cùng là đệ của Mỹ thì sao Nhật nó lại hào phóng vô hạn với Hàn vậy huynh nhỉ ? Mang cả nồi cơm của nhà cho Hàn. Ngày nay các sản phẩm công nghiệp nặng từ dân sự đến quân sự Hàn nó cạnh tranh sát ván luôn với Nhật.
Cháu đọc ở đâu đó là bồi thường chiến tranh ạ, Nhật phải trả một khoản bồi thường đâu đó cỡ 500 triệu dollars ngày ấy và Hàn không nhận tiền, nhận một cao tốc xuyên quốc gia và một nhà máy thép ở thành phố Pohang. Đó là cơ sở đầu tiên và then chốt nhất đối với ngành luyện kim Hàn Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,218
Động cơ
254,379 Mã lực
Với quy định nồng độ cồn = 0% thì cụ mong chờ gì vào sự phát triển của công nghiệp rượu bia.
À không....em nói ví dụ để liên tưởng đến cái "know-how" thôi. Ngay chuyện nấu rượu thôi mà VN chạy theo bọn nó cũng khướt, VN có DN nào nấu ra được thứ rượu thơm ngon như bọn Mỹ, Âu đâu. :))

Cái bí quyết công nghệ bọn Tư Bẩn nó giữ khư khư, chả thằng nào chịu chuyển giao công nghệ đâu, chúng nó chỉ chuyển giao trong "nội khối" Đồng Minh của bọn chúng thôi.
Trước đây HQ, Đài Loan là Đồng Minh của Nhật. Mỹ nên cũng được ưu ái nhận chuyển giao công nghệ nhiều....Giờ VN mình có phải vị thế như HQ, Đài Loan đâu. Không hy vọng chuyện nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ, Nhật, Hàn đâu....:D
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Xem ra lĩnh vực luyện thép này cũng không đơn giản các cụ nhỉ. Nhất là công nghệ luyện đất hiếm.

VN mình chắc loanh quanh luyện ra thép ở dạng thô nhất là thép xây dựng, và chắc 1 ít thép hợp kim thông thường các cụ nhỉ ...:)

Bọn Tư bổn phát triển nó nắm giữ hết các "know-how" của công nghệ luyện ra hợp kim (đen và màu) cao cấp, chúng nó chẳng chuyển giao (bán cho chúng ta) thì VN tự nghiên cứu lâu lắm...

Nói nôm na, như cái loại rượu Bourbon Mỹ đó.
Cũng là rượu nấu từ ngô thôi. Mà uống nó khác rượu ngô dân VN ta nấu lắm. Cái màu hổ phách của rượu Bourbon nó cũng khác. Em tự hỏi không biết nó nấu theo quy trình công nghệ như nào mà ngon thế ? Sao VN đếch nấu được rượu ngô ngon như Mỹ ? Nó có "know-how" gì đó mà ta không biết. :-?
Nguồn nguyên liệu ban đầu có thể không khác nhau, nhưng:
* Quy trình công nghệ biến tinh bột trong ngô/lúa mạch/lúa mì/gạo/sắn thành đường khác nhau (dùng các enzyme alpha-amylase, beta-amylase có sẵn trong hạt/mạch nha để thủy phân tinh bột ở các mức nhiệt độ 45-63-72 độ C thành đường maltose, maltotriose) so với dùng nấm như Aspergillus oryzae trong bánh men để đường hóa tinh bột thành maltose, maltotriose, dextrose;
* Công nghệ nuôi cấy và độ tinh khiết của chủng men (Saccharomyces cerevisiae) chính để lên men đường thành rượu là khác nhau. Việc lẫn nhiều men tạp, men dại và men giả như Hyphopichia, Pichia, Candida, Endomycopsis v.v. ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng rượu thu được;
* Nồi cất rượu/cột cất rượu bằng vật liệu khác nhau, với nồi cất bằng đồng khi cất rượu whisky/bourbon và nồi đồng/nhôm/gang + vật liệu khác khi cất rượu ta.
* Lọc bằng than củi từ gỗ phong đường và già hóa cho whisky/bourbon bằng cách ủ trong thùng gỗ sồi với bề mặt bên trong bị đốt cháy để than hóa/caramel hóa đường trong gỗ với thời gian ủ đủ dài để tạo màu và hương vị cho whisky/bourbon (nhờ các tannin + đường từ gỗ), không có công đoạn này ở rượu ngô của ta. Rượu whisky nguyên chất (straight whisky) phải được cất với độ rượu trong khoảng 65-80% ABV, pha loãng với nước tới độ rượu không quá 62,5% ABV và ủ không dưới 2 năm trong thùng gỗ sồi mới với mặt trong đốt thành than, sau đó có thể qua lọc lạnh (5-10 độ C, bộ lọc hấp phụ), pha loãng tới 40 % rồi đóng chai.
Tất cả những điều trên tạo ra sự khác biệt giữa whisky/bourbon với rượu ngô của ta.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Uống rượu bia đi taxi mà cụ, liên quan gì nồng độ cồn ...
Không phải ai cũng có điều kiện để uống xong rồi đi taxi về và ngày hôm sau vẫn phải đi làm, chẳng lẽ lại đi làm bằng taxi. Tiền tấn mới đủ để làm vậy. Do đó người ta sẽ ngại uống và buộc phải uống ít đi với quy định này vì mức phạt cao --> các nhà máy rượu bia sẽ bán được ít hơn --> có thể dẫn tới thua lỗ trong sản xuất-kinh doanh hoặc ít lợi nhuận hơn --> quy mô sản xuất có thể phải thu hẹp khi thua lỗ --> kinh phí cho hoạt động R&D vì thế cũng không thể dồi dào. Khi mà kinh phí cho R&D không có hoặc rất ít thì liệu công nghệ sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm liệu có nhiều cơ hội để cải thiện hay không? Lịch sử nước Mỹ giai đoạn 1920-1933 với lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng đồ uống có cồn đã tàn phá ngành công nghiệp rượu bia của họ và sau đó buộc phải bỏ lệnh cấm này.
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,442
Động cơ
87,376 Mã lực
Không phải ai cũng có điều kiện để uống xong rồi đi taxi về và ngày hôm sau vẫn phải đi làm, chẳng lẽ lại đi làm bằng taxi. Tiền tấn mới đủ để làm vậy. Do đó người ta sẽ ngại uống và buộc phải uống ít đi với quy định này vì mức phạt cao --> các nhà máy rượu bia sẽ bán được ít hơn --> có thể dẫn tới thua lỗ trong sản xuất-kinh doanh hoặc ít lợi nhuận hơn --> quy mô sản xuất có thể phải thu hẹp khi thua lỗ --> kinh phí cho hoạt động R&D vì thế cũng không thể dồi dào. Khi mà kinh phí cho R&D không có hoặc rất ít thì liệu công nghệ sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm liệu có nhiều cơ hội để cải thiện hay không? Lịch sử nước Mỹ giai đoạn 1920-1933 với lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng đồ uống có cồn đã tàn phá ngành công nghiệp rượu bia của họ và sau đó buộc phải bỏ lệnh cấm này.
Nếu không muốn đi taxi thì xe ôm, xe ôm công nghệ....

Ngành CN nấu rượu (SX rượu) của VN không phát triển không phải do cái nghị định gì gì (tôi không nhớ số hiệu) mà cấm tuyệt đối uống bia - rượu, nồng độ cồn phải = 0 khi lái xe.
Trước khi có luật này thì bao năm CN SX rượu của VN cũng đã có dấu ấn gì đâu.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,218
Động cơ
254,379 Mã lực
Nguồn nguyên liệu ban đầu có thể không khác nhau, nhưng:
* Quy trình công nghệ biến tinh bột trong ngô/lúa mạch/lúa mì/gạo/sắn thành đường khác nhau (dùng các enzyme alpha-amylase, beta-amylase có sẵn trong hạt/mạch nha để thủy phân tinh bột ở các mức nhiệt độ 45-63-72 độ C thành đường maltose, maltotriose) so với dùng nấm như Aspergillus oryzae trong bánh men để đường hóa tinh bột thành maltose, maltotriose, dextrose;
* Công nghệ nuôi cấy và độ tinh khiết của chủng men (Saccharomyces cerevisiae) chính để lên men đường thành rượu là khác nhau. Việc lẫn nhiều men tạp, men dại và men giả như Hyphopichia, Pichia, Candida, Endomycopsis v.v. ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng rượu thu được;
* Nồi cất rượu/cột cất rượu bằng vật liệu khác nhau, với nồi cất bằng đồng khi cất rượu whisky/bourbon và nồi đồng/nhôm/gang + vật liệu khác khi cất rượu ta.
* Lọc bằng than củi từ gỗ phong đường và già hóa cho whisky/bourbon bằng cách ủ trong thùng gỗ sồi với bề mặt bên trong bị đốt cháy để than hóa/caramel hóa đường trong gỗ với thời gian ủ đủ dài để tạo màu và hương vị cho whisky/bourbon (nhờ các tannin + đường từ gỗ), không có công đoạn này ở rượu ngô của ta. Rượu whisky nguyên chất (straight whisky) phải được cất với độ rượu trong khoảng 65-80% ABV, pha loãng với nước tới độ rượu không quá 62,5% ABV và ủ không dưới 2 năm trong thùng gỗ sồi mới với mặt trong đốt thành than, sau đó có thể qua lọc lạnh (5-10 độ C, bộ lọc hấp phụ), pha loãng tới 40 % rồi đóng chai.
Tất cả những điều trên tạo ra sự khác biệt giữa whisky/bourbon với rượu ngô của ta.
Thì đó....cụ thấy đó, chỉ cái việc (công nghệ) nấu rượu mà uống thôi, để thưởng thức.... mà chúng ta cũng đâu có chịu làm cẩn thận và chỉnh chu cho ra hồn cái đồ uống mà chúng ta hay gọi là "quốc tửu".

Cụ có công nhận với em là uống rượu Bourbon khác bọt hẳn uống bất cứ loại rượu ngô nào do VN nấu không ? =))
Mà chúng ta biết rõ quy trình nó như thế, như cụ viết (hoặc chép từ đâu đó về đây), nhưng giờ bảo Cty / Cá nhân nào đó của VN làm đúng như thế cũng chưa chắc ra được sản phẩm đúng chất lượng như Mỹ làm đâu nhé. :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Dây chuyền mà được có 7 khẩu 1 ngày thì hơi nhỏ.
Thì đã làm đến CKC phát một tức mục đích hướng đến là đào tạo các toán quân nhỏ lẻ, thành thạo cả về quân khí và đánh qui mô làng xã, kiểu của Mao thời ở Tỉnh Cương Sơn.
Quay lại chuyện đóng tàu, liệu việc cứ nhăm nhăm đóng tàu to vạn tấn cạnh tranh với các nước liệu có đúng, trong khi dân lại chỉ thích tàu gỗ và có thể dùng tàu gỗ đi đến tận Úc để... đánh cá lậu
" Vietnamese ‘blue boats’ – small wooden-hulled fishing boats – are now entering the territorial waters of Pacific Island countries and illegally catching high-value species found on remote coastal reefs. Crossing several international boundaries and traversing a distance of over 5000 km, these intrusions have alarmed Oceanic countries, including Australia. Lacking administrative capacity as well as jurisdictional authority to effectively control the vast stretches of island coastlines individually, governments and intergovernmental bodies in the region have called for strengthened coordination of surveillance efforts while also pressuring Vietnam diplomatically."
Xem ra phải có quân đội tham gia đóng tàu sắt quản mấy anh tàu gỗ chạy nhong nhong này. Nếu không lại có chuyện "trẻ con mất lòng người lớn", nhiều nhóm nhỏ lẻ làm sai dẫn đến vấn nạn quốc gia.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Thì đó....cụ thấy đó, chỉ cái việc (công nghệ) nấu rượu mà uống thôi, để thưởng thức.... mà chúng ta cũng đâu có chịu làm cẩn thận và chỉnh chu cho ra hồn cái đồ uống mà chúng ta hay gọi là "quốc tửu".

Cụ có công nhận với em là uống rượu Bourbon khác bọt hẳn uống bất cứ loại rượu ngô nào do VN nấu không ? =))
Mà chúng ta biết rõ quy trình nó như thế, như cụ viết (hoặc chép từ đâu đó về đây), nhưng giờ bảo Cty / Cá nhân nào đó của VN làm đúng như thế cũng chưa chắc ra được sản phẩm đúng chất lượng như Mỹ làm đâu nhé. :))
Bourbon là nhãn hiệu được bảo hộ của loại whisky ngô tại Mỹ nên không thể dán nhãn đó cho loại whisky ngô sản xuất ở nơi khác. Ngô là loài cây gốc Trung Mỹ, chỉ mới du nhập vào Việt Nam gần đây (từ điển Đại Nam quấc âm tự vị 1895-1896 không có từ bắp - tên gọi hiện nay dùng tại miền Nam, còn từ ngô thì không đề cập gì tới loại cây lương thực này, từ điển Việt Nam tự điển 1931 mới thấy đề cập tới ngô/bắp như một loại cây lương thực). Các loại cây sồi làm thùng ủ hay cây phong làm than củi là cây gỗ vùng ôn đới, không có ở Việt Nam trừ khi cụ nhập khẩu gỗ nên việc sản xuất rượu tương tự như Bourbon tại Việt Nam là không khả thi và không đem lại hiệu quả kinh tế, mà đã không hiệu quả về kinh tế thì ai sẽ làm. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất rượu từ trong quá khứ tới này của ta là lúa gạo, loại cây trồng có lịch sử lâu đời hơn rất nhiều, vì thế ngay khẩu vị của đa phần người tiêu dùng sẽ là chuộng rượu gạo hơn các loại rượu chưng cất khác. Từ gạo nói chung người ta chỉ sản xuất rượu trắng, do quá trình gelatin hoá tinh bột trong gạo (nhiều amylose) cần nhiệt độ cao hơn so với quá trình này trong lúa mạch, lúa mì, ngô.
 

Lumia1320

Xe đạp
Biển số
OF-350027
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
19
Động cơ
267,480 Mã lực
Ngược dòng lịch sử một chút về kỹ nghệ đóng tàu thời Tây Sơn nhé cccm. Theo đó tàu chiến thời Tây Sơn mạnh tương đương thậm chí mạnh hơn tàu của Pháp, Bồ Đào Nha. Kỹ thuật đóng tàu thời Tây Sơn đã đóng theo kiểu modul nên va phải đá ngầm tàu cũng không chìm.
Tư duy xây dựng thủy quân của vua Nguyễn Huệ

Nếu như các vị hoàng đế trước đây của Việt Nam chỉ chú trọng xây dựng lục quân thì Nguyễn Huệ lại lấy lực lượng hải quân làm xương sống.

Từ năm 1775, đại bộ phận Quân đội Tây Sơn đặt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, được xây dựng theo hướng thủy bộ hóa, có tổ chức chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu tác chiến tiến công, gồm quân thủy và quân bộ. Quân thủy là quân tác chiến thực sự và có sự phân chia theo chức năng, thành 4 loại lực lượng: tác chiến trên biển (gồm các thuyền đại hiệu mang nhiều đại bác, chở nhiều quân), tác chiến sông - biển (gồm các thuyền vừa, gắn đại bác), tuần tiễu (trang bị các du thuyền) chuyên tuần phòng, đánh cắt giao thông đường thủy, tiên phong (thuyên buồm nhẹ) chuyên đi đầu trong thủy chiến.

Tồn tại chưa đầy 3 thập kỷ nhưng triều đại Tây Sơn đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc là quân Xiêm La và quân nhà Thanh bằng những chiến dịch quân sự thần tốc.

Theo các tư liệu lịch sử, thủy quân Tây Sơn có hơn 600 thuyền chiến, hơn 5 vạn lính và có nhiều loại thuyền khác nhau. Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa. Thuyền còn được gắn pháo để đánh chìm thuyền địch.

Thời đó, thủy quân Tây Sơn do Đô đốc Võ Văn Dũng chỉ huy có ba loại tàu trang bị nhiều pháo, gồm: Loại lớn nhất có 9 tàu, mỗi tàu có 66 đại bác và 700 thủy binh; loại thứ hai có 5 tàu, mỗi tàu có 50 đại bác và 600 thủy binh; loại thứ ba có 40 tàu, mỗi tàu có 16 đại bác và 200 thủy binh. Và nhiều loại thuyền chiến cỡ nhỏ khác nhưng được đánh giá là rất lợi hại. Vì nhỏ dễ xoay xở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo; nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích địch từ xa.

Chaigneau và Barizy là các sĩ quan người Pháp trực tiếp hỗ trợ Nguyễn Ánh giáp mặt thủy quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài sức tưởng tượng khi chứng kiến các chiến hạm Tây Sơn. Chaigneau là người từng chỉ huy chiếc tàu kiểu châu Âu lớn nhất trong thủy quân Nguyễn Ánh khi đó, nhưng chỉ có 32 khẩu đại bác và rất bất ngờ khi tận mắt chứng kiến tàu chiến Tây Sơn trang bị tới 50 - 60 súng đại bác cỡ lớn.

"Số pháo, lính trên các chiến hạm Tây Sơn tương đương với các hạng chiến hạm lớn nhất ở châu Âu đương thời. Các tàu chiến này vượt xa loại tàu mà Pháp, Bồ Đào Nha cung cấp cho Nguyễn Vương (tức Nguyễn Ánh)", Barizy kể lại.


Kỹ thuật đóng tàu đỉnh cao va phải đá ngầm không chìm
Nhà Tây Sơn thừa hưởng công nghệ đóng tàu của Đàng Trong và đầu tư phát triển hạm đội của riêng mình khá dễ dàng. Lực lượng của họ quả thực rất đáng kể khi mà vừa thu dụng tàu thuyền của Hải tặc vừa nâng cấp và triển khai đóng mới. Việc này là một chiến lược khôn ngoan vì tàu hải tặc sẽ đủ để đáp ứng về số lượng, và việc đầu tư nâng cấp diễn ra sau khi hạm đội thành lập sẽ dễ dàng hơn là xây mới từ đầu.

Cuối thế kỷ XVIII, John Barrow là một người Anh, sang nước ta trong những ngày Tây Sơn đóng nhiều tàu nhất (1792-1793) đã nhận xét: "Có một nghề đặc biệt trong các nghề mà xứ Đàng Trong hiện nay có thể tự hào, đó là nghề đóng thuyền biển… Thuyền biển của họ đi không nhanh, nhưng rất an toàn, bên trong được chia thành nhiều khoang. Loại này rất chắc, có thể va vào đá ngầm mà không chìm, vì nước chỉ vào được một khoang mà thôi. Hiện ở Anh đã bắt chước cách đó để đóng tàu".

Và sau khi nghiên cứu địa hình, những đội tàu của nhà Tây Sơn được đóng với nhiều kích thước khác nhau như thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích. Khi tháo chạy có thể tỏa ra ngàn hướng rất khó bị tổn thất, khi tập trung đông lại thì lên đến hàng ngàn thuyền với sức xung kích khổng lồ. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn lại nổi tiếng đến như thế, phù hợp với phong cách dùng binh của Nguyễn Huệ thần tốc, bất ngờ, áp đảo, tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh.

Như trong Hoàng Lê nhất thống chí có nói đến việc Quang Trung "đóng tàu biển" thật lớn, có thể chở "voi" để dọa đánh nhà Thanh và thậm chí còn mô tả thuyền "Đại hiệu" như một pháo đài di động, trên "lập chòi gát, đặt súng lớn".

Có thể nói, việc triều đại Tây Sơn và Nguyễn về sau, có thể đóng nhiều loại thuyền, trong đó có chiến thuyền, đã cho thấy truyền thống, khả năng đi biển, chinh phục và làm chủ biển khơi của người Việt khiến các nước khâm phục.

Đoạn trích của John Barrow trong cuốn Voyage to Indochina cụ nên đọc bản sách gốc tiếng Anh, sẽ thấy nó khác kha khá những gì bài báo viết đấy ạ.
 

Lumia1320

Xe đạp
Biển số
OF-350027
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
19
Động cơ
267,480 Mã lực
Bể thử là thứ còn thiếu để ta hoàn thiện
Ngày rất xưa thôi cụ, cách đây hơn 10 năm bên tư bản đã thiết kế được tàu hoàn toàn không qua bể thử mô hình. Hiện tại thì em không rõ họ đã làm được thêm những gì nữa.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Ngày rất xưa thôi cụ, cách đây hơn 10 năm bên tư bản đã thiết kế được tàu hoàn toàn không qua bể thử mô hình. Hiện tại thì em không rõ họ đã làm được thêm những gì nữa.
Thử trên phần mềm mô phỏng rồi. Giống ô tô ngày xưa thử trong hầm gió ấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top